nayphimsex

💢💢💢 Trung Quốc lai tạo thành công giống lúa tre sinh trưởng vượt trội

google+

linkedin

💢💢💢 Trung Quốc lai tạo thành công giống lúa tre sinh trưởng vượt trội

Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Cây lúa tre trưởng thành cao 2m, năng suất đạt hơn 9 tấn/ha, giá bán khoảng 109.000 đồng/kg.

“Cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình (Yuan Longping).

Trong một bài phỏng vấn, “cha đẻ lúa lai” Viên Long Bình (Yuan Longping) đã nói: “Nếu cây lúa có thể phát triển cao hơn cây cao lương và tạo ra những bông lớn hơn cây chổi, điều đó thật tuyệt vời, khủng hoảng lương thực sẽ biến mất”.

Dù ông chỉ nhắc đến câu chuyện như một giấc mơ, sau 30 năm không ngừng nỗ lực nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một loại lúa lai giữa lúa và tre, và kết quả là một giống lúa mới đã ra đời – lúa tre.

Một trong những đặc điểm của giống lúa này là cây mọc cao, bông lớn. Giống lai gốc có thể cao tới hơn 2m, được đánh giá là “nổi bật trong các loại lúa”.

Hai loài cây tưởng chừng khác biệt nhưng có mối tương quan

Người tiêu dùng trên toàn thế giới đã quen thuộc với khái niệm lúa lai. Nói một cách đơn giản, đó là sự kết hợp của hai loại lúa tập hợp những tính trạng lợi thế của nhau, được gọi là ưu thế lai. Trong cùng điều kiện sinh trưởng, năng suất lúa lai chất lượng sẽ cao hơn 30% so với lúa thường. Đây có thể coi là một giải pháp quan trọng để giải quyết khủng hoảng lương thực.

Ưu thế lai thường được biểu hiện rõ nét trên cây trồng, ngoại trừ lúa vì đây là loài cây tự thụ phấn, rất khó lai tạo.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công phát triển và phổ biến lúa lai. Cần lưu ý rằng các giống lúa lai mới chỉ dừng ở sự lai tạo giữa hai loại lúa khác nhau, vì các tế bào mầm chỉ có thể hoàn thành quá trình ghép đôi khi chúng giống nhau về mặt di truyền. Nếu quan hệ di truyền quá xa thì sẽ có sự cách li sinh sản rõ rệt, khiến cho việc giao phối khó thực hiện thành công.

Về mặt di truyền, tre và lúa tưởng chừng có nhiều phần khác biệt, nhưng phát hiện của các nhà khoa học đến từ đất nước tỉ dân cho thấy sự khác biệt này cũng không xa cách như tưởng tượng. Theo thường thức, tre là một loại cây và lúa là một loại cỏ, nhưng thực tế chỉ ra tre là một loài “cỏ cao”.

Tre thuộc họ Hòa thảo (Gramineae), nhóm thực vật đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nhân loại bước vào thời đại nông nghiệp. Hầu hết các cây lương thực đều đến từ hệ thực vật này, tất nhiên bao gồm cả gạo.

Theo thường thức, tre là một loại cây và lúa là một loại cỏ, nhưng thực tế chỉ ra tre là một loài “cỏ cao”.

Việc lai tạo thường xảy ra giữa các giống lúa cùng một chi, trong khi lai giữa lúa và tre xảy ra giữa các chi khác nhau trong cùng một họ. Phép lai của hai loài xa nhau về mặt di truyền như thế này được gọi là phép lai xa. Thành phẩm có thể đạt được những đặc điểm tuyệt vời bên ngoài cùng một chi, nhưng việc lai tạo cũng sẽ khó khăn hơn. Cặp tre bố mẹ được sử dụng cho phép lai tre – lúa là giống tre có 12 cặp nhiễm sắc thể giống như lúa. Điều này gia tăng khả năng hoàn thiện lai tạo giữa tre và lúa trong điều kiện kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Ông Zhong Zhangmei và ruộng lúa tre của mình.

Lúa tre xuất hiện từ bao giờ

Năm 1971, ngay sau khi nhóm của ông Viên Long Bình phát hiện ra cây lúa bất thụ đực (1970), ông Zhong Zhangmei, “cha đẻ của lúa tre”, được truyền cảm hứng và bắt đầu tự trồng và nghiên cứu về ý tưởng lai táo bạo này.

Tre vốn không dễ ra hoa, thường phải mất hàng chục năm. Nhưng vào năm 1971, khi Trung Quốc mới bắt đầu có những cây lúa đực bất thụ, ông Zhong Zhangmei, lúc đó đang làm việc tại Viện Khoa học Nông nghiệp của huyện Hải Phong, đã phát hiện ra rằng những cây tre xung quanh đã nở hoa. Từ đó, ý tưởng lai giữa tre và lúa ra đời. Ông trồng lúa cạnh những cây tre đang trổ hoa để cây thụ phấn tự nhiên.

Ông đã lấy được ba hạt giống lúa tre thông qua bài kiểm tra đơn giản này, và chứng minh cách thức thô sơ này có thể sản sinh hạt giống. Thực tế cũng cho thấy tre và lúa tương đối dễ kết đôi. Ông Zhong Zhangmei đã gieo ba hạt giống mà mình thu được, nhưng hai hạt đã chết ở giai đoạn cây con, chỉ một hạt trong số đó tiếp tục phát triển hơn hai năm, đạt chiều cao 2,5m, mang 14 bông kê, và cuối cùng ông thu được 136 hạt.

Năm 2007, các bài báo về lúa tre của ông đã được Cục Khoa học và Công nghệ Mai Châu phê duyệt, lúa tre chính thức ra đời.

Lúa tre biểu hiện nhiều tính trạng vượt trội so với các giống lúa lai thông thường

Lúa lai thông thường có một khuyết điểm “chí mạng”. Để đảm bảo đặc tính di truyền ưu việt, lúa lai thông thường thực chất tương đối mỏng manh, khả năng kháng bệnh, kháng sâu, kháng gió và hạn hán yếu.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của lúa tre là được thừa hưởng nhiều đặc tính siêu việt của tre. Ví dụ, thân, lá và hạt của nó có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn. Trồng lúa tre không cần nhiều phân bón, hạt gạo tương đối kháng mốc. Trong môi trường 25°C, hạt gạo thường sẽ bị mốc trong 4 ngày, trong khi gạo từ lúa tre vẫn tươi ngon. Không chỉ có khả năng kháng bệnh mạnh mẽ, lúa tre còn thừa hưởng khả năng chịu hạn và chống đổ của tre.

Theo tờ báo Nanfang Daily vào tháng 7/2022, nhiều vụ thu hoạch lúa ở làng Xiaoying, thị trấn Shigu, tỉnh Quảng Đông không được tốt do chịu ảnh hưởng của cơn bão “Siamba”, nhưng lúa tre vẫn có thể đạt năng suất hơn 9 tấn/ha.

Thực tế cho thấy năng suất cao cũng là một đặc điểm nổi bật của lúa tre. Các giống lúa tre đa phôi song sinh (tương tự lòng đỏ trứng kép, một hạt có thể sinh nhiều chồi) hiện đang giữ kỷ lục về năng suất trên 1 mu (đơn vị đo lường của Trung Quốc, 1 mu bằng 1/15ha) của tất cả các giống lúa lai đơn vụ, khoảng 1113,9kg.

Một đặc điểm khác của lúa tre chính là các hạt gạo giàu chất dinh dưỡng. Các flavonoid tre đã đề cập trước đó thực sự rất có lợi cho cơ thể con người. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng quan trọng như selen, canxi, magie, kali, kẽm, đồng, sắt… trong lúa tre cao hơn hẳn các giống lúa khác.

Đồng thời, hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng có hại cho cơ thể con người thậm chí còn ít hơn. Ví dụ như chì ở lúa tre là 0,062 mg/kg, thấp hơn nhiều so với ngưỡng tiêu chuẩn tại Trung Quốc (0,2 mg/kg).

Lúa tre năng suất cao, nhiều ưu thế, nhưng chưa phổ biến trên thị trường

Lúa tre có một số ưu điểm mà lúa lai thông thường khó có được, được ghi nhận là một bước tiến khả quan trong quá trình cải thiện giống lúa lai.

Khi gạo tre lần đầu tiên được tung ra thị trường, giá bán lẻ của nó là từ 10 – 20 nhân dân tệ một catty (đơn vị đo lường Trung Quốc, 1 catty bằng 0,6kg), tính ra tiền Việt khoảng 109.000 đồng/kg, có thể nói là khá đắt, và đến bây giờ thì gạo tre hiếm khi xuất hiện trong siêu thị. Nó chủ yếu xuất hiện ở các danh lam thắng cảnh và chợ quà tặng – vì bổ dưỡng hơn nên thường được quảng cáo là “loại gạo tốt cho sức khỏe”.

Khách tiêu thụ nói rằng gạo tre có mùi thơm thoang thoảng của tre và hương vị khá ngon, nhưng có lẽ những ưu điểm đó là không đủ để gạo tre phổ biến trong thị trường. Cũng chính vì lý do khó bán nhưng năng suất cao, gạo tre chủ yếu được sử dụng để nấu rượu.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM