Nâng chất hợp tác xã “kiểu mới”

google+

linkedin

Nâng chất hợp tác xã “kiểu mới”
Đông đảo người dân đến tham quan mô hình nuôi tôm công nghiệp tại HTX nuôi thuỷ sản ấp Rạch Cui.

Qua hơn 4 năm hoạt động theo Luật Hợp tác xã (HTX), số lượng và chất lượng của các HTX trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có nhiều thay đổi. Những HTX trước đây hoạt động không hiệu quả bị giải thể hoặc sáp nhập với các HTX khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, từ đó, góp phần nâng chất các HTX lên vị thế mới. Đâu có thể gọi là những HTX “kiểu mới”.

Hiện nay, toàn huyện Trần Văn Thời có 21 HTX, với 433 xã viên, tổng vốn điều lệ khoảng 32 tỷ đồng, đa số những HTX này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi thuỷ sản. Ông Sử Văn Minh, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Thời gian qua, sự liên kết giữa xã viên khá chặt chẽ trong các khâu sản xuất. Từ đó, chi phí sản xuất giảm đáng kể; dễ dàng áp dụng khoa học – kỹ thuật rộng rãi vào đồng ruộng. Liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả, giúp nông dân ổn định đầu ra cho sản phẩm”.

Hình thành nhiều HTX mới

Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Khánh Bình Tây Bắc, hiện có 3 HTX gồm: Kinh Dớn, Đồng Thuận và HTX 19/8. Trong đó, HTX Kinh Dớn và Đồng Thuận được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả.

HTX Đồng Thuận được thành lập vào giữa năm 2014, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trồng trọt trên diện tích 278 ha, có 73 xã viên. Qua hơn 2 năm hoạt động theo hình thức HTX, hiệu quả của HTX được minh chứng cụ thể qua việc mang lại những lợi ích thiết thực, nâng cao thu nhập cho xã viên.

Ông Lê Hoài Vũ, Giám đốc HTX Đồng Thuận (Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Bà con xã viên thường xuyên được tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa, với giống lúa ST 20 và RVT, so với các giống lúa khác, giá lúa thương phẩm của 2 loại giống này cao hơn từ 1.000-1.500 đồng/kg; do sản xuất đồng loạt và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau nên chất lượng lúa đồng đều và đạt cao. Trước mỗi vụ thu hoạch, chúng tôi đều có ký kết với các vựa thu mua lúa, tạo đầu ra ổn định cho bà con, không còn lo cảnh bị ép giá như trước”.

Thấy được hiệu quả mang lại, nhiều bà con nông dân ngoài HTX chủ động liên kết với HTX để được cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào với giá ưu đãi hơn là mua lẻ bên ngoài và được bao tiêu sản phẩm đầu ra bằng cách cam kết sản xuất đồng loạt, thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật gieo trồng như bà con xã viên.

Ông Lê Hoàng Khải, Ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, cho biết: “Đất nhà tôi ở ngang sông với đất trong HTX, dù chưa vào HTX nhưng tôi liên kết với HTX Đồng Thuận từ khi mới thành lập HTX đến nay. Tôi thấy mình được lợi rất nhiều trong việc liên kết này. Đơn cử như: tôi được mua lúa giống chất lượng, phân, thuốc tốt với giá rẻ hơn trên thị trường vài ngàn đồng. Để đảm bảo liên kết lâu dài, tôi cam kết và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa theo HTX, có như vậy mới tạo ra lúa đạt chất lượng cao, công ty thu mua lúa của mình bằng giá với bà con xã viên. Trước khi liên kết, mỗi vụ tôi được khoảng 3 triệu đồng/công, bây giờ tăng lên khoảng 3,5 triệu đồng/công”.

Không riêng lĩnh vực trồng lúa, nhiều bà con nuôi tôm công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến trong HTX nuôi thuỷ sản ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, khấm khá lên từ khi vào HTX.

HTX nuôi thuỷ sản ấp Rạch Cui thành lập vào giữa năm 2016, có 13 thành viên, thực hiện trên 60 ao nuôi với diện tích 15 ha. Hoạt động của HTX tập trung vào việc: các xã viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm, tuân thủ đúng theo cách nuôi đã được tập huấn, sử dụng con giống chất lượng, thuốc đúng hướng dẫn, cùng nhau theo dõi, báo cáo về ngành chức năng khi có dịch bệnh trên tôm để có biện pháp phòng trị kịp thời; cam kết không làm ảnh hưởng đến môi trường nước.

Ông Trịnh Thanh Hoài, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX nuôi trồng thuỷ sản ấp Rạch Cui, cho biết: “Trước đây, khi chưa vào HTX, bà con nuôi tôm công nghiệp (thẻ chân trắng) chỉ đạt năng suất từ 3-4 tấn/ha/vụ. Từ khi nuôi theo kỹ thuật được tập huấn trong HTX năng suất tăng lên khoảng 6-8 tấn/ha/vụ; năng suất tôm nuôi theo kiểu quảng canh cải tiến (tôm sú) từ 500 kg/ha/vụ tăng lên 1-2 tấn/ha/vụ. Yếu tố quan trọng nhất là sự đoàn kết của các xã viên, vì không như trồng lúa, trong nuôi tôm, yếu tố rủi ro rất cao, nếu các xã viên không đoàn kết, mạnh ai nấy làm theo kiểu manh mún thì chắc chắn sẽ không đạt được kết quả như mong muốn”.

Vẫn còn nhiều khó khăn

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM