nayphimsex

💥 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN GEN NÔNG NGHIỆP ĐẶC HỮU, CÓ GIÁ TRỊ TẠI TỈNH PHÚ YÊN

google+

linkedin

💥 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN GEN NÔNG NGHIỆP ĐẶC HỮU, CÓ GIÁ TRỊ TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen nông nghiệp đặc hữu, có giá trị tại tỉnh Phú Yên

Nguyễn Thanh Phương1, ThS. Phạm Phú Hưng2

1Trường ĐH Quang Trung; Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB

2GĐ Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định

Đặt vấn đề

Tài nguyên di truyền là tài sản riêng của mỗi quốc gia đồng thời cũng là tài sản chung của thế giới. Tài nguyên di truyền sinh vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban đầu để lai tạo giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Các nguồn gen đang bị thử thách, đe dọa bởi nhiều nguy cơ khác nhau, mà chủ yếu là do con người và biến đổi khí hậu. Khi phát triển kinh tế con người thường chú trọng đến lợi nhuận, năng suất cao ít quan tâm đến các đặc tính tốt của nguồn gen bản địa. Những nguồn gen trong tự nhiên có giá trị cao bị khai thác quá mức dẫn đến đe dọa hoặc bị tuyệt chủng. Đây là những vật liệu phục vụ việc chọn tạo và cải tiến giống. Các nguồn gen quý, đặc hữu là một nguồn vật liệu cung cấp cho công tác nghiên cứu khoa học, khai thác và phát triển phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ sức khỏe của địa phương theo hướng bền vững. Công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc hữu, quý của địa phương sẽ góp phần phục hồi một số nguồn gen bản địa thoát khỏi tình trạng suy thoái, tuyệt chủng, hướng đến khai thác các nguồn gen đặc hữu ở địa phương nhằm tạo ra sản phẩm gắn liền thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen tại địa phương được các cấp, các ngành quan tâm và đã khôi phục được Cam thảo Đá bia (Jasminanthes tuyetanhiae T.B.Tran & Rodda), là loài đặc hữu Phú Yên, đang ở mức đe dọa tuyệt chủng (EN) và được công nhận là loài mới trên thế giới (Năm 2018, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Dược liệu Miền Trung đón nhận thông tin từ Tạp chí Ann.Bot.Fennici uy tín của Phần Lan, chuyên về dược liệu đã đưa tên của Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm gắn cho loại cây cam thảo Đá Bia, một loại cây dây leo có vị ngọt, được dùng thay thế Cam thảo bắc). Một số nguồn gen đã được bảo tồn và phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Phú Yên như nhân sâm Phú Yên (Abelmoschus sagittifolius Kurz),… Gần đây, cây Chè Mã dọ đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển (Năm 2020, tỉnh Phú Yên đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển cây chè Mã Dọ tại TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” và giao cho Trung tâm Khoa học Nông nghiệp, Sinh học La Hiêng phối hợp với Trường Đại học Phú Yên thực hiện) đến nay đã cho kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen chỉ tập trung thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ dưới dạng đề tài, dự án thực hiện 2-3 năm hoặc nhiệm vụ lưu trữ, bảo tồn thường xuyên hàng năm mà chưa đưa xây dựng kế hoạch lưu giữ an toàn nguồn gen vào kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm, phát triển được thành chương trình, dự án cấp nhà nước để đánh giá, khai thác, sử dụng và phát triển thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh Phú Yên. Do một số nguyên nhân khách quan nên một số nội dung của Đề án đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện, đặc biệt công tác điều tra, khảo sát, thu thập bổ sung thông tin, đánh giá hiện trạng các nguồn gen, tư liệu hóa cơ sở dữ liệu các nguồn gen và xác minh thông tin nguồn gen. Hiện nay các cấp, các ngành và địa phương rất có nhu cầu bảo tồn và phát triển các nguồn gen đặc hữu của địa phương. Để thực hiện các vấn đề trên cần sự phối hợp, hỗ trợ, tư vấn của các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học chuyên ngành. Đây là cơ sở khoa học thực thi để bảo tồn và phát triển nguồn gen của địa phương.

Chính vì vậy, việc đề xuất một số giải pháp để xây dựng và thực hiện Đề án khung nhiệm vụ KH và CN về quỹ gen cấp Bộ, cấp tỉnh giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp là hết sức cần thiết nhằm tiếp tục giải quyết các vấn đề trên và phát triển các nguồn gen bản địa thành sản phẩm hàng hóa.

Để đề xuất giải pháp và Đề án khung hợp lý và khả thi thì cần hiểu thêm thuật ngữ gen đặc hữu và gen bản địa cây trồng nông nghiệp:

– Đặc hữu là một tình trạng trong sinh thái học khi một sinh vật chỉ sinh sống tự nhiên ở một vị trí địa lý nhất định, ví dụ như một hòn đảo, quốc gia hoặc một khu vực nhất định khác, hoặc một dạng sinh cảnh nào đó; sinh vật là loài bản địa của một nơi nào đó thì không phải loài đặc hữu nếu như nó cũng xuất hiện ở nơi nào đó khác.

– Cây bản địa là là những loài cây có phân bố tự nhiên tại địa phương, nó còn là những loài cây được quy hóa trong nội bộ một quốc gia. Thậm chí có lúc còn được hiểu bao gồm cả những loài cây nhập nội nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và hòa nhập vào các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn tại chỗ. Một loài cây bản địa không nhất thiết phải là loài đặc hữu.

Vì thế, trong phạm vi giới hạn của chuyên đề “Một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn gen nông nghiệp đặc hữu, có giá trị tại tỉnh Phú Yên”, tôi xin chia sẻ, trao đổi và đề xuất một số nội dung như sau:

  1. Kết quả điều tra, lưu trử và bảo tồn nguồn gen cây trồng nông nghiệp địa phương, có giá trị kinh tế tại Phú Yên từ năm 2011

Tại bảng 1, có 13 nguồn gen nông nghiệp bản địa trong tổng số 93 nguồn gen cây trồng nông nghiệp đã được điều tra, thu thập, mô tả, tư liệu hóa, lưu trữ, bảo tồn và phát triển, thì trong đó có: 21 nguồn gen lúa (có 1 nguồn gen địa phương); 14 nguồn gen cây đậu đỗ (3 nguồn gen địa phương); 5 nguồn gen cây mè (có 2 nguồn gen địa phương); 42 nguồn gen cây rau và cây gia vị (có 3 nguồn gen rau ăn quả địa phương); 13 nguồn gen cây ăn quả (có 3 nguồn gen địa phương). Trong số những gen này đã được khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn gen Gạo đỏ Tuy An đã phát triển thành dự án và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; Xoài Đá trắng được công nhận là Cây di sản Quốc gia (2013),…

Bảng 1. Danh mục các nguồn gen nông nghiệp địa phương có giá trị tại tỉnh Phú Yên do Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) và Trung tâm Tài nguyên Thực vật điều tra, lưu trử, bảo tồn từ năm 2011- nay (2022)

 

TT Số thu thập Nghĩa tiếng Việt Thôn Huyện/ TX Tên người cấp giống Dân tộc TG gieo trồng TG thu hoạch Phương thức canh tác Khối lượng/ hạt/củ /cây/ hom Chất lượng
I Lúa (1/21)                      
1 Lúa gạo đỏ Tuy An Tuy An Điều tra 60 hộ trồng lúa gạo đỏ Kinh T7;8 T12 Ruông cao không nước tưới
II Đậu đỗ (3/14)                      
2 12-01- 186 Đậu đen địa phương Lộc Mỹ Hòa Phú Tây Hòa Trần thị Diệp kinh T6 T11 Ruông cao không nước tưới 100
3 12-01- 198 Đậu đen dân tộc Buôn Nhum EaRieng Sông Hinh Mây Biêng Raglag T9;10 T2;3 Nương rẫy 74
4 12-01- 113 Đậu ván địa phương Chánh Lộc Xuân Lộc Sông Cầu Lê Thanh Vân Kinh T3;4 T9;10 Vườn 95
III Mè (2/5)                      
5 12-01- 131 Mè trắng địa phương Tân Phú Xuân Sơn Nam Sông Cầu Đỗ Thị Nga Kinh T5;6 T9;10 Vườn 50 Đạt
6 12-01- 193 Mè trắng dân tộc Buôn Nhum EaRieng Sông Hinh Mây Biêng Raglag T2;3 T7;8 Ruông cao không nước tưới 50 96
IV Rau và cây gia vị (3/42)                      
7 12-01- 152 Dưa địa phương Hòa Đa An Mỹ Tuy An Đào Thị lụa Kinh T5 T7 Có tưới tiêu 40
8 12-01- 153 Bí đỏ địa phương Hòa Đa An Mỹ Tuy An Hà Minh Quang Kinh T9;10 T12;1 Nương rẫy 98
9 12-01- 164 Đậu bắp địa phương Hòa Đa An Mỹ Tuy An Lê Văn Nguyên Kinh T11;12 T1;2 Có tưới tiêu 100
V Cây ăn quả (4/13)                      
10 12-01- 141 Xoài Đá Trắng Tân Phú Xuân Sơn Nam Sông Cầu Lê Đình Lý Kinh T9;10 T4;5 Vườn 5 chồi 80
11 12-01- 110 Dừa Xiêm Sông Cầu Chánh Lộc Xuân Lộc Sông Cầu Lê Thanh Vân Kinh T4;5 T9;10 Vườn 5 cây 70
12 12-01- 114 Dừa Ta Sông Cầu Chánh Lộc Xuân Lộc Sông Cầu Lê Thanh Vân Kinh T2;3 T10;11 Có tưới tiêu 5 cây 85
13 Dâu da đỏ Sơn Long Sơn Hòa

2. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện giai đoạn 2021-2025 và đề xuất bổ sung

Bảng 2. Nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện giai đoạn 2021-2025 và đề xuất bổ sung giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo

TT Tên nhiệm vụ (nêu tên nhiệm vụ theo nhóm đối tượng bảo tồn) Tên tổ chức dự kiến chủ trì (đủ điều kiện và năng lực dự kiến giao chủ trì nhiệm vụ) Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn (tên nguồn gen và số lượng đối tượng sẽ bảo tồn) Đề xuất bổ sung*
I Nhiệm vụ thường xuyên      
1 Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các nguồn gen cây trồng Trung tâm KH&CN Phú Yên Cây nông nghiệp (06 nguồn gen): Mít mật, Nếp than, Lúa Nhất đỏ, Lúa Nhất trắng, Dương đào, Kiwi rừng (Actinidia latifolia), Chè Mã dọ. – Bổ sung nguồn gen VSV nông nghiệp (VSV đất, đồng ruộng, nấm,..);

– Nguồn gen cây sen, cây sắn ngọt bở địa phương

2 Lưu giữ, bảo quản nguồn gen đặc hữu địa phương Trung tâm KH&CN Phú Yên và một số đơn vị khác phối hợp thực hiện Lưu giữ các nguồn gen giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm KH&CN Phú Yên: 23 nguồn gen (07 nguồn lâm nghiệp, 14 nguồn gen dược liệu và 02 nguồn gen invitro).
Lưu giữ các nguồn gen giai đoạn 2021-2025 : 47 nguồn gen, gồm: – Rà soát kiểm tra và bổ sung nguồn gen cây trồng địa phương tại Bảng 1

– Lưu giữ nguồn gen VSV Nông nghiệp, cây sen, cây sắn ngọt bở địa phương

Cây nông nghiệp (03 nguồn gen): Lúa Nhất đỏ, Nhất trắng, Chè Mã dọ
3 Xây dựng lý lịch cho các đối tượng cần phải bảo tồn Trung tâm KH&CN Phú Yên Nguồn gen giai đoạn 2015-2020 tại Trung tâm KH&CN, gồm 23 nguồn gen
Nguồn gen giai đoạn 2021-2025, 47 nguồn gen, gồm: – Rà soát kiểm tra và bổ sung nguồn gen cây trồng địa phương tại Bảng 1

– Lưu giữ nguồn gen VSV Nông nghiệp, cây sen, cây sắn ngọt bở địa phương

Cây nông nghiệp (03 nguồn gen): Lúa Nhất đỏ, Nhất trắng, Chè Mã dọ.
II Nhiệm vụ cấp tỉnh      
1 Khai thác và phát triển các nguồn gen Trung tâm Khoa học Nông nghiệp, Sinh học La Hiêng phối hợp với Trường Đại học Phú Yên Cây nông nghiệp (01 nguồn gen): Chè Mã dọ. – Phục tráng giống Lúa gạo đỏ;

– Chuyển thành Dự án SX Chè Mã dọ (sau khi nghiệm thu)

 

Bảng 2 được trích từ Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 1689/QÐ-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh Phú Yên) và có đề xuất bổ sung*.

3. Một số trao đổi, đề xuất về việc bảo tồn và phát triển nguồn gen nông nghiệp đặc hữu, có giá trị trong thời gian tới tại tỉnh Phú Yên

3.1. Tiếp tục điều tra, thu thập nguồn gen nông nghiệp (cây trồng) đặc hữu tại địa phương:

            – Tổ chức các đợt điều tra.

            – Liên hệ với Trung tâm Tài nguyên Thực vật (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) để tìm kiếm những nguồn gen đặc hữu tại Phú Yên mà tỉnh chưa phát hiện hoặc đã mất.

            – Bổ sung điều tra thêm nguồn gen cây sen, cây sắn ngọt bở địa phương, nguồn gen VSV (nấm, VSV trong đất, VSV đồng ruộng,…)

3.2. Tư liệu hóa nguồn gen đã được thu thập cần bảo tồn:

            – Rà soát lại và bổ sung đầy đủ thông tin của nội dung “Xây dựng lý lịch cho các đối tượng cần phải bảo tồn” và một số nguồn gen thu thập bổ sung.

– Tư liệu hóa phải thực hiện theo quy định của Luật, Nghị định, Thông tư về Bảo tồn và khai thác nguồn gen.

– Số hóa hồ sơ bảo tồn nguồn gen cần bảo tồn.

3.3. Kết nối với mạng lưới nguồn gen quốc gia nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu nguồn gen tại địa phương và quốc gia phục vụ công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn gen.

3.4. Bảo tồn nguồn gen đặc hữu với các hình thức:

            – Bảo tồn tại chỗ (In-stu) tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng, tại các vườn, nương rẫy của nông dân,… mà nguồn gen phân bố. Như cây Chè Mã dọ cần được bảo tồn tại nơi phân bố Đèo Cù Mông – TX Sông Cầu.

            – Bảo tồn ngoài phạm vi phân bố (Ex-stu): Tại các ngân hàng gen đồng ruộng (Vườn lưu giữ nguồn gen, vườn sưu tập, vườn thực vật,…), ngân hàng gen hạt (các kho lạnh ngắn hạn và dài hạn) và ngân hàng gen invitro (Một số nguồn gen đặc biệt quý, khó có khả năng tái sinh tự nhiên đã được nghiên cứu bảo tồn invitro trong phòng thí nghiệm) của Trung tâm KH&CN Phú Yên (chăm sóc, theo dõi, thu thập, đánh giá, thu hoạch hạt, hom,…) kể cả những nguồn gen đã được phê duyệt và nguồn gen thu thập bổ sung.

3.5. Khai thác, sử dụng nguồn gen nông nghiệp đặc hữu:

            – Đánh giá lại các nguồn gen nông nghiệp đặc hữu, bản địa để phục vụ cho việc lai tạo các giống cây trồng phục vụ cho phát triển sản xuất tại địa phương (các nguồn gen nông nghiệp địa phương tại Bảng 1) như nguồn gen đậu đen, đậu ván, đậu đỏ, mè trắng địa phương (cây đậu đỗ); dưa, bí đỏ, đậu bắp địa phương (cây rau); nguồn gen thu thập bổ sung.

            – Phục tráng nguồn gen nông nghiệp đặc hữu: Gạo lúa đỏ.

            – Phát triển thành dự án SX cây Chè Mã dọ thành sản phẩm hàng hóa (xây dựng vùng nguyên liệu, phân tích dinh dưỡng, sản xuất các sản phẩm) theo chuỗi giá trị ./.

Tài liệu tham khảo

  1. Thái Hà, 2020. Nỗ lực bảo tồn, phát triển nguồn gen dược liệu quý. http://lienhiephoiphuyen.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/khoa-hoc-doi-song/2189-No-luc-bao-ton,-phat-trien-nguon-gen-duoc-lieu-quy.html
  2. Trần Thanh Hưng, 2022. Về Phú Yên thưởng chè Mã dọ. https://www.sgtiepthi.vn/ve-phu-yen-thuong-che-ma-do/
  3. Nguyễn Thanh Phương, 2012. Kết quả điều tra nguồn gen nông nghiệp địa phương có giá trị tại các tỉnh vùng DHNTB.
  4. Vũ Đình Thung, 2022. Ban hành chính sách bảo tồn cây trồng bản địa. Báo Nông nghiệp. https://nongnghiep.vn/ban-hanh-chinh-sach-bao-ton-cay-trong-ban-dia-d315686.html
  5. Trung tâm Tài nguyên Thực vật, 2020. Phát triển Ngân hàng gen cây trồng quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, Báo cáo Tổng kết Dự án.
  6. Trung tâm Tài nguyên Thực vật, 2015. Khai thác và phát triển các nguồn gen lúa đặc sản Tan nương, Khẩu mang, Khẩu ký, Khẩu nẩm pua phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Báo cáo Tổng kết đề tài.
  7. UBND tỉnh Phú Yên, 2020. Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-1689-QD-UBND-2020-De-an-khung-nhiem-vu-khoa-hoc-ve-quy-gen-cap-tinh-Phu-Yen-457635.aspx

Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2021. Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm. http://www.asisov.org.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ung-dung-cong-nghe-sinh-hoc-bao-ton-nguon-gen-dong-lan-quy-hiem-983.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM