Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lạc vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại xã Bình Thuận, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định

google+

linkedin

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lạc vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại xã Bình Thuận, Huyện Tây Sơn, Tỉnh Bình Định

TS. Nguyễn Thanh Phương1, ThS. Phạm Phú Hưng2,

CN. Nguyễn Ngọc Thạch2, CN. Lưu Hữu Phước2, Nguyễn Ngọc Hưng3

1Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2GĐ Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định, 3GĐ HTX NN – Dịch vụ Bình Thuận

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Bình Thuận nằm ở phía Đông Bắc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có diện tích tự nhiên 4.084 ha trong đó với trên 2.000 ha đất nông nghiệp, trong cơ cấu phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và quyết định mức thu nhập của người dân. Khi có chủ trương của Tỉnh về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì đến nay diện tích trồng lạc trên đất trồng lúa tại xã Bình Thuận ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy, việc chuyển giao các tiến bộ KHKT, chuyển đổi phương thức sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp và người sản xuất.

Từ những vấn đề trên, vụ Đông Xuân năm 2020-2021, HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Bình Thuận phối hợp với Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định triển khai mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc nhãn hiệu Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE trên địa bàn xã Bình Thuận.

2. MỤC ĐÍCH
– Kiểm chứng hiệu lực Phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE chuyên dùng cho cây lạc tại xã Bình Thuận.

– Bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE chuyên dùng cho cây lạc.

3. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện

TT Địa điểm Diện tích (m2) Giống Ngày gieo trồng (ngày) Số hộ* (hộ) Chân đất
1 Thôn Thuận Nhứt, xã Bình Thuận 3.000 Lạc Lỳ 15/01/2021 02 Đất cát pha
2 Thôn Thuận Hiệp, xã Bình Thuận 1.500 Lạc Lỳ 15/01/2021 01 Đất cát pha
  Tổng Cộng 4.500     03  

* Nguyễn Văn Thọ; Nguyễn Thị Lan; Tạ Văn Tấn

4. NỘI DUNG, KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Nội dung

(1) Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lạc vụ Đông Xuân 2020 – 2021, gồm các nội dung sau:

– Ruộng mô hình: Sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE chuyên dùng cho cây lạc

– Ruộng đối chứng: Sử dụng phân bón NPK 20-20-15; DAP; KCl

(2) Tổ chức Hội nghị đầu bờ: Ngày 20/4/2021; Số lượng 100 đại biểu; Thành phần: nông dân, chính quyền địa phương các cấp và HTX Nông nghiệp – DV Bình Thuận.

4.2. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng

– Sử dụng giống Lạc Lỳ.

– Lượng giống gieo: 200 kg/ha.

– Mật độ trồng: 18 cm x 20cm x 1 hạt/hốc

– Phương thức gieo trồng: Làm đất, dùng máy gieo hạt điều chỉnh khoảng cách rồi tiến hành gieo theo hàng.

– Trồng dặm: Sau gieo 7 ngày (1-2 lá) tiến hành trồng dặm.

– Bón phân:

+ Bón lót:

Trước gieo 05- 10 ngày: Bón toàn bộ phân chuồng và 75% lượng vôi

Trước gieo 1-2 ngày: Bón 75% phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE.

+ Bón thúc: Khi lạc ra hoa rải rác bón toàn bộ vôi còn lại và 25% phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE còn lại.

* Bón lót và bón thúc trên ruộng đối chứng như Bảng 1.

Bảng 2. Loại phân, lượng phân và cách bón cho cây lạc trong mô hình vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại xã Bình Thuận – Tây Sơn – Bình Định

Thời gian bón Lượng phân bón cho 1ha
Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cây Lạc (Mô hình) Phân NPK và phân đơn khác

(Đối chứng)

Tổng lượng

phân bón

– Phân chuồng: 6 tấn

– Phân NPK MTM 9-20-18+ 4MgO +TE: 400 kg

(Tương đương: 36 kg N + 80 kg P2O5 + 72 kg K2O)

– Phân chuồng: 6 tấn

– Phân NPK 20-20-15: 160 kg + DAP: 50 kg + KCl: 120 kg

(Tương đương: 41 kg N + 55 kg P2O5 + 84 kg K2O)

Bón lót:

Khi làm đất

–          Phân chuồng: 6 tấn

– Vôi: 400 kg

– 300 kg NPK MTM chuyên dùng

– Phân chuồng: 6 tấn

– Vôi: 400 kg; – 80 kg KCl

– 160 kg phân NPK 20-20-15

Bón thúc:

Sau gieo 35  ngày

– 100 kg NPK MTM chuyên dùng; – 100 kg vôi – 50 kg DAP

– 40 kg KCl và 100 kg vôi

Lạc là cây trồng có nhu cầu cao về phân đạm song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lượng đạm đáng kể nên việc bón nhiều phân đạm sẽ làm giảm năng suất củ do sinh khối cây phát triển mạnh. Chính vì vậy, khi bón phân Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE là cung cấp vừa đủ lượng đạm cần thiết cho cây lạc sinh trưởng, phát triển; ở ruộng đối chứng việc phân NPK 20-20-15, DAP, KCl đã làm thừa lượng đạm làm cây phát triển thân lá mà ít chú trọng vào củ.

Phân Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả (củ) làm tăng số nhân, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất và hàm lượng dầu trong hạt. Việc bón thiếu kali ở ruộng đối chứng sẽ làm cho lạc có tỷ lệ củ một nhân nhiều và tỷ lệ dầu thấp.
Ngoài ra, trong phân Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE còn có chứa các thành phần trung, vi lượng (MgO, TE) đáp ứng tốt cho cây lạc sinh trưởng, phát triển mà trong phân NPK 20-20-15, DAP và KCl không có được.

* Một số vai trò và tác dụng chính của MgO trong Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng (NPK 9-20-18 + 4MgO + TE) cho cây trồng nói chung và cây Lạc nói riêng:

– Là thành phần cấu tạo của clorofin, và của các xantofin, caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tính chống chịu và chất lượng sản phẩm;

– Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, lipit, protit,…;

– Magiê làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn, giữ được pH thích hợp trong cây giúp cây chịu được chua, …

à MgO làm tăng hoạt động quang hợp, tăng năng suất, tính tính chống chịu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Magiê giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ Magiê là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magiê làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein trong hạt các cây họ đậu, Magiê cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa,…). Magiê cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, cà phê, chè, ca cao). Magiê cần cho sự hình thành nhựa mủ (cao su, thông nhựa, sơn). Tỷ lệ Magiê cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.

5. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

5.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình

– Đầu tháng 01/2021: Nhiệt độ dao động từ 20-280C, tương đối thích hợp cho cây lạc đang ở giai đoạn cây con. Có mưa trong thời gian này nên ảnh hưởng đến quá trình mọc mầm của lạc và làm cỏ lần 1 của nông dân.

– Cuối tháng 01/2021 đến cuối tháng 02/2021: Cây lạc ở giai đoạn ra hoa và đâm tia tạo củ. Đây là thời kì cây lạc mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh. Ẩm độ trung bình khoảng 80% thích hợp cho lạc ra hoa và đâm tia tạo củ; với nhiệt độ dao động từ 22 – 280C thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc ở giai đoạn này. Mặt khác, lượng mưa thấp do đó nông dân phải tốn chi phí bơm tưới nước cho lạc trong giai đoạn này.

– Tháng 03, tháng 04/2021: Cây lạc ở giai đoạn kết trái và chín. Trong tháng 3, ẩm độ trung bình khoảng 70%, nhiệt độ dao động từ 23 – 300C, cũng tương đối thích hợp cho cây lạc ở giai đoạn kết trái và chín.

5.2. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học

Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc

TT Chỉ tiêu

 

Nghiệm thức

Số cây thực thu/ m2

(cây)

Số quả chắc/ cây (quả) Khối lượng 100 quả (g) Tỷ lệ hạt/ quả

(%)

Năng suất khô thực thu (tạ/ha) Tăng/ giảm so với Đ/c (+/-) %
1 Ruộng mô hình 26 22 117 72 56,00 + 12,0
2 Ruộng đối chứng 24 18 117 72 50,00
So sánh tăng/ giảm (+/-) +2 +4 + 6,00

Từ bảng 3 cho thấy: Tỷ lệ NPK trong phân bón đã ảnh hưởng lớn đến số lượng quả chắc. Ở ruộng mô hình sử dụng phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE với liều lượng NPK cân đối, hợp lý nên đáp ứng được các giai đoạn sinh trưởng phát triển của nên lạc cho năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng khi bón phân NPK 20-20-15, DAP và KCl mất cân đối (bón thừa đạm, thiếu lân).

Số cây thực thu cao hơn đối chứng 2 cây/m2, số quả chắc tăng 4 quả/cây, tỷ lệ hạt/quả đạt 72%. Từ đó năng suất khô trong mô hình đạt 56,0 tạ/ha (280 kg/sào), vượt hơn đối chứng 6,0 tạ/ha, tương ứng tăng 12%.

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến việc xuất hiện một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu

TT             Chỉ tiêu

 

Nghiệm thức

Sâu khoang (con/ m2) Sâu xám (con/ m2) Sâu xanh (con/ m2) Bệnh héo xanh

(đ1-3)

Bệnh đốm lá

(đ1-9 )

Bệnh gỉ sắt

( đ1-9)

Bệnh thối đen cổ rễ (đ1-3)
1 Ruộng mô hình 7 6 8 1 3 1 1
2 Ruộng đối chứng 10 10 12 1 5 3 1

(*Ghi chú: điểm1: nhiễm nhẹ ;…….. điểm 9: nhiễm nặng)

Qua theo dõi cho thấy các đối tượng gây hại chủ yếu vào hai giai đoạn chính là khi cây con và thời kỳ cây ra hoa đến lúc quả chắc. Thời kỳ cây mọc mầm đến cây con thường có các đối tượng như sâu khoang, sâu xám, sâu xanh gây hại ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lạc sau này.

Bệnh thối đen cổ rễ gây ra bởi nấm Rhizotonia solani, gây hại ở thời kỳ cây con do mưa nhiều, độ ẩm cao. Bệnh gây hại với tỷ lệ từ 18-22 % và đã được bà con phun thuốc xử lý kịp thời. Bệnh gỉ sắt và đốm lá gây hại từ lúc lạc ra hoa đến khi thu hoạch dao động từ cấp 1 đến cấp 5. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstoria solanacearum xuất hiện từ giai đoạn hình thành quả đến quả chắc, mức độ nhiễm nhẹ.

Qua các kết quả thu được cho thấy diễn biến bệnh hại có xu hướng phát triển khi gieo trồng với mật độ trồng dày và bón phân không cân đối, hợp lý. Khi bón phân Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE, hàm lượng vi lượng trong phân cũng giúp cho cây lạc ruộng mô hình ít bị nhiễm sâu bệnh hại hơn so với ruộng đối chứng.

6. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lạc trong vụ Đông xuân 2020-2021 tại xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn (Tính cho 1 ha)

TT Hạng mục đầu tư ĐVT Phân NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng Phân NPK 20-20-15 và phân đơn khác (Đ/c) So với Đ/c (+,- đ)
Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       71.900     72.330 -430
1 Giống kg 200 35 7.000 200 35 7.000 0
2 Vật tư       21.400     21.830 -430
Phân chuồng tấn 6 1.000 6.000 6 1.000 6.000
NPK (20-20-15) kg 0 160 13 2.080
DAP kg 0 50 17 850
KCl kg 120 8 900
Phân NPK chuyên dùng cho lạc kg 400 11 4.400 0
Vôi kg 500 2 1.000 500 2 1.000
Thuốc cỏ ha 1 1.000 1.000 1 1.000 1.000
Thuốc sâu bệnh + KTST ha 1 9.000 9.000 1 10.000 10.000
3 Chi phí lao động       43.500     43.500 0
Làm đất ha 1 4.000 4.000 1 4.000 4.000
Công gieo trồng, chăm sóc công 100 200 20.000 100 200 20.000
Thu hoạch, sơ chế (thuê máy + 65 công) ha 1 17.500 17.500 1 17.500 17.500
Chi phí khác (tưới nước,) ha 1 2.000 2.000 1 2.000 2.000
II Tổng thu kg 5.600 25 140.000 5.000 25 125.000 15.000
III Lãi ròng (II-I)       68.100     52.670 15.430
Tỷ suất lợi nhuận lần 0,95 0,73 0
Tỷ lệ lãi ròng so Đ/c % 129,3 100,0 29,3
Thu nhập thuần 81.100 65.670 15.430
Giá trị ngày công 492 398 94

– Tổng chi phí:

+ Đối với ruộng sử dụng phân bón MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE: 71.900.000 đ/ha.

+ Đối với ruộng Đ/c sử dụng phân NPK 20-20-15, DAP và KCl: 72.330.000 đ/ha.

– Tổng thu:

+ Đối với ruộng sử dụng phân bón MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE: 140.000.000 đ/ha.

+ Đối với ruộng đối chứng sử dụng NPK 20-20-15, DAP, KCl: 125.000.000 đ/ha.

– Lãi:

+ Đối với ruộng sử dụng phân bón MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE: 68.100.000 đ/ha.

+ Đối với ruộng đối chứng sử dụng phân NPK 20-20-15, DAP, KCl: 52.670.000 đ/ha.

+ Lãi chênh lệch so với ruộng đối chứng: 15.430.000 đ/ha, tương ứng tăng 29,3%.

Ngoài ra, giá trị ngày công lao động trong mô hình sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới cho cây Lạc là 492.000 đồng/công, vượt hơn so đối chứng 94.000 đ/công.

* Nhìn chung khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE chi phí mô hình lạc có giảm hơn ruộng đối chứng đồng thời năng suất mô hình cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

7.1. Kết luận

Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lạc vụ Đông Xuân 2020-2021 tại xã Bình Thuận – Tây Sơn, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

– Về tình hình sinh trưởng: Lạc là loại cây trồng có khả năng cố định đạm, chính vì vậy hàm lượng N, P, K trong phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE cân đối, hợp lý thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc qua các giai đoạn; số lượng quả chắc cao, vỏ quả sáng; hạt to, mẩy, đều.

– Về sâu bệnh hại và tính chống chịu: Phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE có chứa hàm lượng các chất trung, vi lượng giúp tăng cường khả năng chống chịu của lạc với sâu bệnh hại.

– Về năng suất: Ruộng mô hình sử dụng phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE cho năng suất khô đạt 56,0 tạ/ha (280 kg/sào) cao hơn so với đối chứng 6,0 tạ/ha (Ruộng đối chứng đạt 50,0 tạ/ha), tương ứng tăng 12%.

– Về hiệu quả kinh tế: Ruộng mô hình sử dụng Phân bón NPK MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE chi phí sản xuất thấp hơn ruộng đối chứng đồng thời năng suất cao hơn nên hiệu quả kinh tế của ruộng mô hình cũng cao hơn. Ruộng mô hình lãi 68.100.000 đồng/ha cao hơn ruộng đối chứng 15.430.000 đồng/ha, tương ứng tăng 29,3%.

– Về lợi ích khác: Kỹ thuật bón đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương.

7.2. Kiến nghị:

– Nhân rộng mô hình sử dụng phân bón MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE chuyên dùng cây lạc tại những vùng có điều kiện tương tự.

– Đề nghị Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định phối hợp với HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Bình Thuận trong thời gian tới tiếp tục trình diễn phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE trên địa bàn xã để có kết luận toàn diện hơn.

– Đề nghị Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định phối hợp với HTX Nông nghiệp – Dịch vụ Bình Thuận trong thời gian tới mở Đại lý bán phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE tại HTX./.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM