nayphimsex

💥 KẾT QUẢ TRỒNG SẮN THÂM CANH VỚI PHÂN BÓN CHUYÊN DÙNG NPK MẶT TRỜI MỚI TẠI KRÔNG PA – GIA LAI, PHÙ CÁT – BÌNH ĐỊNH VÀ SƠN TỊNH – QUẢNG NGÃI

google+

linkedin

💥 KẾT QUẢ TRỒNG SẮN THÂM CANH VỚI PHÂN BÓN CHUYÊN DÙNG NPK MẶT TRỜI MỚI TẠI KRÔNG PA – GIA LAI, PHÙ CÁT – BÌNH ĐỊNH VÀ SƠN TỊNH – QUẢNG NGÃI

Kết quả trồng sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới tại Krông Pa – Gia Lai, Phù Cát – Bình Định và Sơn Tịnh – Quảng Ngãi

ThS. Phạm Phú Hưng – Giám đốc, CN. Lưu Hữu Phước, CN. Nguyễn Ngọc Thạch, KS. Nguyễn Phúc, CN. Nguyễn Thiện Chiến (Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định); TS. Nguyễn Thanh Phương (Nguyên PVT – Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB & Trường Đại học);

1. Đặt vấn đề

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2022), diện tích sắn năm 2021 của vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) là 102.000 ha (chiếm 19,3% diện tích sắn cả nước) và Tây Nguyên là 172.500 ha (chiếm 32,7%). Năng suất bình quân cả nước năm 2021 đạt 20,3 tấn/ha, so với năm 2015 năng suất tăng 1,4 tấn/ha. Năng suất sắn cao nhất là vùng Đông Nam bộ (29,9 tấn/ha), kế đến là vùng DHNTB (20,4 tấn/ha) và vùng Tây Nguyên (20,1 tấn/ha), thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía Bắc (12,8 tấn/ha). Những nguyên nhân làm hạn chế năng suất, chất lượng sắn ở vùng là do giống sắn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, sâu bệnh hại sắn ngày càng gia tăng và phần lớn người sản xuất chưa chú trọng nhiều đến kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất, hàm lượng tinh bột như bón phân, loại phân, hàm lượng và lượng phân bón hợp lý cho từng vùng sinh thái và trên từng chân đất,…. Đặc biệt, lâu nay người dân không hoặc ít bón phân cho cây sắn vì cho rằng sắn là cây trồng dễ tính và đa phần người trồng sắn là hộ nghèo, người đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa,… Các loại phân đơn nên khi đưa vào sản xuất người dân khó áp dụng trong việc phối trộn hoặc phân NPK không chuyên dùng cho cây sắn nên năng suất và hàm lượng tinh bột không cao, chưa phát huy hết tiềm năng, năng suất. Chính vì thế, Phân bón Mặt Trời Mới (MTM) đã nghiên cứu, sản xuất dòng sản phẩm phân chuyên dùng NPK bón cho cây sắn, cây đậu đỗ và đã được khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình (XDMH) tại vùng DHNTB và Tây Nguyên cho kết quả tốt, được người dân đón nhận, sản phẩm đã có mặt trên thị trường.

2. Địa điểm khảo nghiệm sản xuất, XDMH, loại phân bón và phương pháp thực hiện

2.1. Địa điểm

            – Vùng Tây Nguyên: Tại huyện Krông Pa – Gia Lai năm 2017 và 2018, trên vùng đất xám, đồi dốc; thành phần cơ giới là thịt nhẹ đến thịt trung bình.

            – Vùng DHNTB: (i) Tại Phù Cát – Bình Định năm 2019 và 2020, trên vùng đất xám bạc màu, đất tương đối bằng; thành phần cơ giới là cát pha; (ii) Tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi năm 2021, trên vùng đất xám bạc màu, đất tương đối bằng; thành phần cơ giới thịt nhẹ.

2.2. Phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới

2.2.1. Phân bón chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15+TE

– Thành phần: (i) Đa lượng: Đạm (N): 15%, Lân (P2O5): 5%, Kali (K2O): 15%; (ii) Trung vi lượng (TE): Lưu huỳnh: 1,5%, Magiê (MgO): 1,5%, Kẽm (Zn): 300ppm, Bo (B): 300 ppm, Mangan (Mn): 100 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm

– Công dụng: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sắn; tạo cây khỏe, tăng sức chống chịu khi thời tiết bất lợi; tăng năng suất và chất lượng tinh bột sắn.

– Cách dùng: (i) Bón lót: 200 – 300 kg/ha; (ii) Bón thúc: 300 – 400 kg/ha.

2.2.2. Phân bón chuyên dùng cho cây Lạc NPK 9-20-18 + 4MgO + TE

– Thành phần: (i) Đa lượng: Đạm (N): 9%, Lân (P2O5): 20%, Kali (K2O): 18%, Magie Oxit (MgO): 4%, Lưu huỳnh (S): 5%, Độ ẩm: < 5%; (ii) Vi lượng (TE): Bo (B) 300 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Sắt (Fe): 80 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm.

– Công dụng: (i) Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp cho cây lạc sinh trưởng, phát triển; (ii) Tăng khả năng cố định đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt; (iii) Hạt chắc, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế; (iv) Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng.

– Cách dùng: (i) Bón lót: 200 – 250 kg/ha; (ii) Bón thúc: 150 – 200 kg/ha.

2.3. Phương pháp thực hiện

– Phương pháp theo dõi: Chọn đại diện ruộng sắn ở 3 mức (Xấu, Trung bình, Tốt) lấy số liệu về năng suất và hàm lượng tinh bột rồi tính trung bình.

– Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng.

3. Kết quả XDMH bón phân chuyên dùng cho cây sắn

3.1. Tại vùng Tây Nguyên

            Trong 2 năm (2017 và 2018), Phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE đã triển khai mô hình trên đất chuyên trồng sắn tại huyện Krông Pa – Gia Lai và đã cho năng suất bình quân 30 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 28%, so với ruộng trồng sắn bón phân NPK16-16-8 +13S cho năng suất 27 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26% và ở ruộng sắn không bón phân thì năng suất chỉ đạt 21,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25%. Như vậy, mô hình trồng sắn được bón phân chuyên dùng thì năng suất tăng thêm so với ruộng sắn bón phân NPK 16-16-8 + 13S là 11,1% và so với ruộng không bón phân (trồng quảng canh) thì là 39,5%.

Mặc dù chi phí phân bón chuyên dùng cho cây sắn cao hơn bón phân NPK 16-16-8 + 13S là 0,92 tr.đ/ha nhưng cho năng suất cao hơn 3 tấn/ha, vì thế lãi ròng ở mô hình phân bón chuyên dùng cho sắn là 29,180 tr.đ/ha, cao hơn so với bón NPK 16-16-8 + 13S là 5,080 tr.đ/ha (tương ứng tăng 17,4%). Trong khi đó, ruộng sắn không bón phân thì lãi ròng chỉ có là 19,200 tr.đ/ha. Tỷ suất lợi nhuận của phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn là 0,95 lần, với phân bón NPK 16-16-8 + 13S là 0,81 lần và không bón là 0,81 lần.

Bảng 1. Năng suất và hiệu quả kinh tế trồng sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng Mặt Trời Mới trên đất chuyên sắn tại Krông Pa – Gia Lai năm 2017 và 2018

TT Nội dung Sắn trồng thuần (NPK 15-5-15 + TE) Sắn trồng thuần (NPK 16-16-8 + 13S) Sắn trồng thuần Đ/c (không bón)
I Tổng chi phí (tr.đ) 30,820 29,900 23,800
II Tổng thu 60,000 54,000 43,000
1 Năng suất (tấn/ha) 30,0 27,0 21,5
2 Giá bán (1.000 đ/tấn) 2,000 2,000 2,000
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (tr.đ) 50,180 45,100 38,700
2 Lãi ròng (tr.đ) 29,180 24,100 19,200
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,95 0,81 0,81
4 Lãi ròng tăng/ giảm (+/-) so với MH (tr.đ) -5,080 -9,980
5 Tỷ lệ lãi ròng so với mô hình (%) 100.0 82.6 65.8

3.2. Tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ

3.2.1. Hiệu quả kinh tế thâm canh sắn tại Bình Định

Bảng 2. Tổng hợp hiệu quả kinh tế thâm canh sắn tại Bình Định

TT Nội dung Sắn xen / luân canh với Lạc (có điều kiện tưới nước) Sắn trồng thuần (không có điều kiện tưới nước)
Lạc xen sắn (Phân chuyên dùng cho Sắn và lạc) Lạc xen sắn (Phân đơn và NPK khác) Đ/c1

 

Luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Phân đơn và NPK khác) Đ/c2 Sắn trồng thuần (Phân CD sắn) Sắn trồng thuần (Phân đơn + Phân chuồng) Đ/c3 Sắn trồng thuần (NPK 16-16-8 + 13S) Đ/c4
I Tổng chi phí (tr.đ) 60,305 59,139 66,583 29,920 31,540 29,000
II Tổng thu  (tr.đ) 167,700 142,500 138,000 59,500 52,700 48,000
1 Cây lạc 115,000 96,600 103,500      
– Năng suất (kg/ha) 5.000 4.200 4.500      
– Giá bán (1.000 đ/kg) 23 23 23      
2 Cây sắn 52,700 45,900 34,500 59,500 52,700 48,000
– Năng suất (tấn/ha) 31,0 27,0 23,0 1,700 1,700 1,600
– Giá bán (1.000 đ/tấn) 1,700 1,700 1,500 35,0 31,0 30,0
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (tr.đ) 144,675 120,641 113,197 51,180 43,660 40,600
2 Lãi ròng (tr.đ) 107,395 83,361 71,417 29,580 21,160 19,000
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1,78 1,41 1,07 0,99 0,67 0,66
4 Lãi ròng tăng/giảm (+/-) so MH (tr.đ) -24,034 -35,978 -8,420 -10,580
5 Tỷ lệ lãi ròng so với MH (%) 100,0 77,6 66,5 100,0 71,5 64,2

(1) Mô hình sắn xen/ luân canh

Năng suất bình quân của lạc là 50 tạ/ha và sắn là 31 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 26 – 27%, so với ruộng bón phân đơn và NPK không chuyên dùng (Đ/c 1) thì năng suất lạc là 42 tạ/ha, năng suất sắn là 27 tấn/ha. Như vậy, MH sử dụng Phân bón MTM chuyên dùng thì năng suất tăng so với Đ/c 1 của cây sắn là 14,8%, cây lạc là 19,1%. Ngoài ra, nếu trồng luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Đ/c 2) thì năng suất lạc là 45 tạ/ha và sắn là 22 tấn/ha (thời gian từ trồng đến thu hoạch chỉ 6-7 tháng nên năng suất thấp và hàm lượng tinh bột chỉ đạt khoảng 20%).

Chi phí cho MH bón phân chuyên dùng cho sắn, lạc và Đ/c 1 tương đương nhau nhưng năng suất lạc tăng 8 tạ/ha, sắn tăng 4 tấn/ha nên lãi ròng của MH bón phân chuyên dùng 107,395 tr.đ/ha, cao hơn so Đ/c 1 là 24,034 tr.đ/ha (tương ứng tăng 22,4%). Trong khi đó, trồng luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Đ/c 2) thì lãi ròng chỉ có là 71,417 tr.đ/ha (tương ứng MH tăng hơn Đ/c 2 là 33,5%). Tỷ suất lợi nhuận của MH là 1,78 lần, Đ/c 1 là 1,41 lần và Đ/c 2 là 1,07 lần.

Ngoài ra, tại vùng này bình quân mỗi hộ canh tác khoảng 01 ha lạc (đất cát pha) và 0,4 – 0,5 ha ruộng lúa nước, với phụ phẩm từ thân lá, rễ cây lạc thu được 5-7 tấn/ha cùng với rơm rạ từ ruộng lúa thì đủ thức ăn để chăn nuôi 5 con bò (thu nhập từ 5-7 tr.đ/con bò/năm) và còn tận thu được 5-6 tấn phân chuồng để bón cho cây lạc trong mùa tiếp theo.

(2) Mô hình trồng sắn thâm canh với phân chuyên dùng

Cũng từ năm 2018-2020, Phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn đã triển khai MH trên đất chuyên trồng sắn (không có điều kiện tưới nước) tại huyện Phù Cát – Bình Định và đã cho năng suất bình quân 35 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 28%, so với Đ/c 3 (bón phân đơn và phân chuồng) thì năng suất 31 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27% và so với bón NPK không chuyên dùng (Đ/c 4) cho sắn thì năng suất đạt 30 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25%. Như vậy, năng suất sắn từ MH bón phân chuyên dùng đã tăng so với Đ/c 1 là 12,9% và Đ/c 2 là 16,7%.

Chi phí sản xuất là tương đương nhau nhưng cho năng suất cao hơn 4 tấn/ha nên lãi ròng ở MH phân bón chuyên dùng cho sắn là 29,580 tr.đ/ha, cao hơn Đ/c 3 là 8,420 tr.đ/ha (tương ứng tăng 28,5%) và Đ/c 4 là 10,580 tr.đ/ha (tương ứng tăng 35,8%). Tỷ suất lợi nhuận của phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn là 0,99 lần, Đ/c 3 là 0,67 lần và Đ/c 4 là 0,66 lần.

3.2.2. Mô hình trồng sắn thâm canh với phân chuyên dùng tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi năm 2021

Thời tiết có mưa đầu vụ kéo dài nên trồng muộn và ảnh hưởng của mưa bão cuối vụ nên đã thu hoạch sắn mới 8 tháng. Tuy vậy, năng suất đạt 37,4 tấn/ha, cao hơn Đ/c là 5,1 tấn/ha (tương ứng tăng 15,8%), hàm lượng tinh bột đạt 24,3% cao hơn Đ/c 0,3% (nếu thu hoạch đúng TGST của giống thì hàm lượng tinh bột sẽ đạt 27-29%).

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn năm 2021 tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi (Tính cho 1 ha) – ĐVT: tr.đ

TT Hạng mục đầu tư ĐVT Phân chuyên dùng

NPK15-5-15+TE

Phân đơn (đối chứng) So với

Đ/C (+,-; tr.đ)

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số lượng Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       45,000     43,290 +1,710
II Tổng thu   37,400 2.420 90,08 32,300 2.420 78,166 +12,342
III Hiệu quả kinh tế        
1 Lãi ròng (II-I)     45,508     34,876 +10,632
2 Tỷ lệ lãi ròng so Đ/c % 130,5 100,0
3 Tỷ suất lợi nhuận Lần     1,01     0,81  

Chi phí đầu tư cho 1 ha canh tác sắn của ruộng mô hình là 45,000 tr.đ; trong đó, nguyên vật liệu là 12,000 tr.đ/ha và công lao động là 33,000 tr.đ/ha. Với năng suất thực thu đạt được là 37,4 tấn/ha và giá bán là 2,420 tr.đ/tấn thì doanh thu đạt 90,508 tr.đ/ha. Lãi ròng cho 1 ha sản xuất sắn ruộng mô hình đạt 45,508 tr.đ/ha và tỷ suất lợi nhuận là 1,01 lần.

Trong khi đó, chi phí sản xuất 1 ha sắn ruộng Đ/c là 43,290 tr.đ/ha; trong đó, nguyên vật liệu là 10,290 tr.đ/ha, công lao động là 33,000 tr.đ/ha. Tuy nhiên, với năng suất sắn ở ruộng Đ/c chỉ đạt 32,3 tấn/ha và giá bán là 2,420 tr.đ/tấn thì doanh thu đạt 78,166 tr.đ/ha. Lãi ròng của 1 ha sản xuất sắn Đ/c đạt 34,876 tr.đ/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 0,81 lần. Như vậy, lãi ròng tăng thêm của mô hình là 10,632 tr.đ/ha, tương ứng tỷ lệ tăng 30,5%.

* Từ khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, hội thảo đầu bờ của các mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc đã cho kết quả tốt, được người dân, chính quyền, nhà chuyên môn đánh giá cao nên đã đưa vào sản xuất được từ 20.360 – 28.5000 ha, trong đó riêng cho cây sắn là 5.510 – 7.090 ha. Qua đây cho thấy phân bón NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc được nông dân chấp nhận, đã từng bước có mặt trên thị trường vùng DHNTB, Tây Nguyên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam.

  1. Kết luận và khuyến nghị

4.1. Kết luận

– Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK15-5-15 + TE ở vùng đất chuyên canh sắn tại Tây Nguyên đã cho năng suất 30 tấn/ha, lãi ròng 29,18 tr.đ/ha, tăng so với trồng sắn bón phân NPK không chuyên dùng về năng suất là 11,1% và về lãi ròng là 17,4%. Tương tự tại Bình Định thì năng suất là 35 tấn/ha, lãi ròng 29,58 tr.đ/ha, tăng so với trồng sắn bón phân đơn và phân chuồng về năng suất là 12,9%, về lãi ròng là 28,5% và so với bón NPK không chuyên dùng thì năng suất tăng 16,7%, về lãi ròng là 35,8%. Tại Quảng Ngãi, năng suất sắn đạt 37,4 tấn/ha (tăng so Đ/c 15,8%), lãi ròng là 45,508 tr.đ/ha (tăng so Đ/c 30,5%).

– Mô hình trồng Lạc xen sắn đã sử dụng phân chuyên dùng MTM cho sắn là NPK15-5-15 + TE và cho lạc là NPK 9-20-18 + 4MgO + TE thì năng suất sắn đạt 31 tấn/ha, năng suất lạc 50 tạ/ha, tăng so với bón phân đơn và phân NPK không chuyên dùng về năng suất sắn là 14,8%, năng suất lạc là 19,1% và lãi ròng của MH đạt 107,395 tr.đ/ha tăng hơn Đ/c là 22,4%. Luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè cho năng suất, hàm lượng tinh bột rất thấp. Mô hình Lạc xen sắn bón phân chuyên dùng MTM có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường nên được duy trì, mở rộng.

– Phân bón MTM NPK chuyên dùng cho cây sắn, cây lạc được nông dân chấp nhận, từng bước có mặt trên thị trường vùng DHNTB, Tây Nguyên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam.

4.2. Khuyến nghị

Đề nghị sử dụng Phân bón Mặt trời Mới NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc trong mô hình xen canh Lạc xen Sắn và trồng thuần tại các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên ở nơi có điều kiện tương tự ./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM