Kết quả sản xuất Sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới tại Krongpa – Gia Lai, Phù Cát – Bình Định và Tư Nghĩa – Quảng Ngãi.

google+

linkedin

Kết quả sản xuất Sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới tại Krongpa – Gia Lai, Phù Cát – Bình Định và Tư Nghĩa – Quảng Ngãi.

TS. Nguyễn Thanh Phương (Nguyên PVT – Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB);
ThS. Phạm Phú Hưng (Tổng Giám đốc – Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định)
KS. Lưu Hữu Phước, KS. Nguyễn Phúc (Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định)
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Cục Trồng trọt năm 2019, diện tích sắn vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) và Tây Nguyên là 264.400 ha, tăng hơn năm 2018 là 17.363 ha. Năng suất bình quân năm 2018 đạt 18,29 tấn/ha, so với năm 2015 năng suất tăng không đáng kể (+0,14 tấn/ha). Những nguyên nhân làm hạn chế năng suất, chất lượng sắn ở vùng là dogiống sắn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất,sâu bệnh hại sắn ngày càng gia tăng và phần lớn người sản xuất chưa chú trọng nhiều đến kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất, hàm lượng tinh bột như bón phân, loại phân, hàm lượng và lượng phân bón hợp lý cho từng vùng sinh thái và trên từng chân đất,…. Đặc biệt, lâu nay người dân không hoặc ít bón phân cho cây sắn vì cho rằng sắn là cây trồng dễ tính và đa phần người trồng sắn là hộ nghèo, người đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa,… Thời gian gần đây, đã có nhiều đơn vị đã nghiên cứu về giống (Viện KH Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM,…), về phòng trừ sâu bệnh hại sắn (Viện Bảo vệ Thực vật – Phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng trên cây sắn vùng DHNTB & Tây Nguyên, 2020), bón phân cho cây sắn (Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB – Kỹ thuật thâm canh sắn KM7 tại vùng DHNTB & Tây Nguyên, 2019 và một số nghiên cứu khác về cây sắn từ 2006 – 2020) và một số kỹ thuật canh tác khác nhằm tăng năng suất, chất lượng sắn. Riêng về kỹ thuật bón phân cho sắn với các loại phân đơn nên khi đưa vào sản xuất người dân khó áp dụng trong việc phối trộn hoặc phân NPK không chuyên dùng cho cây sắn nên năng suất và hàm lượng tinh bột không cao, chưa phát huy hết tiềm năng, năng suất. Chính vì thế, Phân bón Mặt Trời Mới (MTM) đã nghiên cứu, sản xuất dòng sản phẩm phân chuyên dùng NPK bón cho cây sắn, cây đậu đỗ và đã được khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình tại vùng DHNTB và Tây Nguyên cho kết quả tốt, được người dân đón nhận, sản phẩm đã có mặt trên thị trường.
2. Địa điểm khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, loại phân bón và phương pháp thực hiện
2.1. Địa điểm
– Vùng Tây Nguyên: Tại huyện Krông Pa – Gia Lai năm 2017 và 2018, trên vùng đất xám, đồi dốc; thành phần cơ giới là thịt nhẹ đến thịt trung bình.
– Vùng DHNTB: Tại Phù Cát – Bình Định năm 2019 và 2020, trên vùng đất xám bạc màu, đất tương đối bằng; thành phần cơ giới là cát pha.
2.2. Phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới
2.2.1. Phân bón chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15+TE
– Thành phần:
+ Đa lượng: Đạm (N): 15%, Lân (P2O5): 5%, Kali (K2O): 15%
+ Trung vi lượng (TE): Lưu huỳnh: 1,5%, Magiê (MgO): 1,5%, Kẽm (Zn): 300ppm, Bo (B): 300ppm, Mangan (Mn): 100ppm, Đồng (Cu): 50ppm
– Công dụng:
+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây sắn.
+ Tạo cây khỏe, tăng sức chống chịu khi thời tiết bất lợi.
+ Tăng năng suất và chất lượng tinh bột sắn.
– Cách dùng:
So sánh với yêu cầu dinh dưỡng cho cây sắn thì Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE do Nhà máy Phân bón Long Mỹ (thuộc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định) ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K còn có vi lượng (TE). Sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn có đầy đủ các loại vi lượng (như magiê, bo, kẽm, mangan, đồng,…) nên năng suất và hàm lượng tinh bột sắn được nâng cao.
Để khai thác được tiềm năng năng suất của cây sắn thì liều lượng và kỹ thuật bón phân Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE như sau:
Bảng 1. Thời kỳ bón và liều lượng bón cho cây sắn

Cây trồng Thời kỳ bón Liều lượng bón (kg/ha)* Liều lượng bón
cho mô hình (kg/ha)
Cây sắn Bón lót 200 – 300 250
Bón thúc 300 – 400 350
Tổng Bón lót + Bón thúc 500 – 700 600

Ghi chú: * Tùy từng loại đất từ xấu đến tốt.
2.2.2. Phân bón chuyên dùng cho cây Lạc NPK 9-20-18 + 4MgO + TE
– Thành phần:
+ Đa lượng: Đạm (N): 9%, Lân (P2O5): 20%, Kali (K2O): 18%, Magie Oxit (MgO): 4%, Lưu huỳnh (S): 5%, Độ ẩm: < 5% + Vi lượng (TE): Bo (B) 300ppm, Kẽm (Zn): 200ppm, Sắt (Fe): 80ppm, Đồng (Cu): 50 ppm, Mangan (Mn): 50ppm. – Công dụng: + Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng phù hợp cho cây lạc sinh trưởng, phát triển. + Tăng khả năng cố định đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. + Hạt chắc, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. + Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng. – Cách dùng: + Bón lót: 200 – 250 kg/ha. + Bón thúc: 150 – 200 kg/ha.
2.3. Phương pháp thực hiện Phương pháp theo dõi:
Chọn đại diện ruộng sắn ở 3 mức (Xấu, Trung bình, Tốt) lấy số liệu về năng suất và hàm lượng tinh bột rồi tính trung bình. Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình thông qua các tiêu chí sau: + Tổng giá trị thu nhập (GR – Gross Return) = Năng suất x Giá bán trung bình; + Tổng chi phí lưu động (TVC – Total Variable Cost) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + …… + Lợi nhuận (NB – Net Benifit) = GR – TVC + Tỷ suất lợi nhuận (VCR – Variable Cost Return) = GR/TVC 3. Kết quả xây dựng mô hình bón phân chuyên dùng cho cây sắn 3.1. Tại vùng Tây Nguyên Trong 2 năm (2017 và 2018), Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE đã triển khai mô hình trên đất chuyên trồng sắn tại huyện Krông Pa – Gia Lai và đã cho năng suất bình quân 30 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt khoảng 28%, so với ruộng trồng sắn bón phân NPK16-16-8 +13S cho năng suất 27 tấn/ha, hàm lượng tinh bột khoảng 26% và ở ruộng sắn không bón phân thì năng suất chỉ đạt 21,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 25%. Như vậy, mô hình trồng sắn được bón phân chuyên dùng NPK 15-5-15 + TE thì năng suất tăng thêm so với ruộng sắn bón phân NPK 16-16-8 + 13S là 11,1% và so với ruộng không bón phân (trồng quảng canh) thì tăng thêm 39,5%.

Bảng 2. Năng suất và hiệu quả kinh tế trồng sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng Mặt Trời Mới trên đất chuyên sắn tại Krông Pa – Gia Lai năm 2017 và 2018:

TT Nội dung Sắn trồng thuần
(NPK 15-5-15 + TE)
Sắn trồng thuần (NPK 16-16-8 + 13S) Sắn trồng thuần Đ/c (không bón)
I Tổng chi phí (1.000 đ) 30,820 29,900 23,800
1 Giống 1,200 1,200 1,200
2 Phân bón 5,520 4,600
3 Chi phí làm đất (cày, phay, bừa, rạch hàng) 1,600 1,600 1,600
4 Công lao động (trồng, chăm sóc) 21,000 21,000 19,500
5 Chi phí thu hoạch bằng máy 1,500 1,500 1,500
II Tổng thu 60,000 54,000 43,000
1 Năng suất (tấn/ha) 30.0 27.0 21.5
2 Giá bán (1.000 đ/tấn) 2,000 2,000 2,000
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (1.000 đ) 50,180 45,100 38,700
2 Lãi ròng (1.000 đ) 29,180 24,100 19,200
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0.95 0.81 0.81
4 Lãi ròng tăng/ giảm (+/-) so với mô hình -5,080 -9,980
5 Tỷ lệ lãi ròng so với mô hình (%) 100.0 82.6 65.8
6 Giá trị ngày công (1.000 đ/công) 358 322 298

Về hiệu quả kinh tế: Mặc dù chi phí phân bón chuyên dùng NPK 15-5-15 + TE cho cây sắn cao hơn bón phân NPK 16-16-8 + 13S là 920.000 đ/ha nhưng cho năng suất cao hơn 3 tấn/ha, đặc biệt trong những năm 2017 và 2018 giá sắn cao nên bình quân là 2.000 đ/kg (hàm lượng tinh bột khoảng 26-28%) vì thế lãi ròng ở mô hình phân bón chuyên dùng cho sắn là 29.180.000 đ/ha, cao hơn so với bón NPK 16-16-8 + 13S là 5.080.000 đ/ha (tương ứng tăng 17,4%). Trong khi đó, ruộng sắn không bón phân (trồng quảng canh) thì lãi ròng chỉ có là 19.200.000 đ/ha. Tỷ suất lợi nhuận của phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn là 0,95 lần, phân bón NPK 16-16-8 + 13S là 0,81 lần và không bón là 0,81 lần. Tương tự thu nhập ngày công lần lượt là 358.000 đ/công; 322.000 đ/công; 298.000 đ/công. (Bảng 2)

Qua đây cho thấy trồng sắn nên bón phân (trừ trường hợp đất quá tốt, đất mới khai hoang, đất sau khi trồng dưa, đất sau khi khai thác keo,… còn nhiều dinh dưỡng trong đất) và bón phân nhãn hiệu Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE thì cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao, hạn chế được đất bị nghèo kiệt nếu trồng sắn quảng canh.
3.2. Tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ
3.2.1. Mô hình Lạc xen sắn
Bảng 3. Năng suất và hiệu quả kinh tế trong mô hình Lạc xen sắn với phân bón chuyên dùng MTM trên đất cát tại huyện Phù Cát – Bình Định năm 2019 và 2020.

TT Nội dung Lạc xen sắn
(NPK 9-20-18+4 MgO +TE CD Lạc và NPK15-5-15+TE CD Sắn)
Lạc xen sắn ngoài MH
(Bón phân đơn và NPK không chuyên dùng)
Đ/c 1
Luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè
(Bón phân đơn và NPK
không CD)

Đ/c 2
I Tổng chi phí (đ) 60,305 59,139 66,583
1 Cây lạc 42,845 42,695 42,695
a Giống 6,400 6,400 6,400
b Vật tư 7,320 7,170 7,170
c Thuốc BVTV, thuốc cỏ, KTST 3,500 3,500 3,500
d  Tưới nước (điện tưới nước) 245 245 245
e Chi phí làm đất (cày, phay, bừa) 1,600 1,600 1,600
f Công lao động 23,780 23,780 23,780
2 Cây sắn 17,460 16,444 23,888
a Giống 1,200 1,200 2,400
b Phân bón 1,380 872 1,744
c Chi phí làm đất (cày, phay, bừa,…)
d Công lao động (trồng, chăm sóc, thu hoạch) 13,500 13,500 18,000
II Tổng thu 167,700 142,500 138,000
1 Cây lạc 115,000 96,600 103,500
– Năng suất (kg/ha) 5,000 4,200 4,500
– Giá bán (1.000 đ/kg) 23 23 23
2 Cây sắn 52,700 45,900 34,500
– Năng suất (tấn/ha) 31.0 27.0 23.0
– Giá bán (1.000 đ/tấn) 1,700 1,700 1,500
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (1.000 đ) 144,675 120,641 113,197
2 Lãi ròng (1.000 đ) 107,395 83,361 71,417
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1.78 1.41 1.07
4 Lãi ròng tăng/ giảm (+/-) so với MH -24,034 -35,978
5 Tỷ lệ lãi ròng so với mô hình (%) 100.0 77.6 66.5
6 Giá trị ngày công (1.000 đ/công) 489 408 353

Tại huyện Phù Cát – Bình Định, người dân đã áp dụng mô hình trồng Lạc xen Sắn từ những năm 2008 (Dự án của Quỹ Môi trường toàn cầu GEF SGP) đã sử dụng phân vô cơ là phân đơn hoặc phân NPK không chuyên dùng cho sắn và lạc. Từ năm 2018 – 2020, Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lạc NPK 9-20-18 + 4 MgO + TE và chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 +TE đã triển khai khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình trên vùng đất cát chuyên trồng sắn và lạc tại huyện Phù Cát – Bình Định.

Số liệu bình quân tại bảng 3 cho thấy:

Mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc đã cho năng suất bình quân của lạc là 50 tạ/ha và sắn là 31 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt khoảng 26 – 27%, so với ruộng bón phân đơn và NPK không chuyên dùng (Đ/c 1) thì năng suất lạc là 42 tạ/ha, năng suất sắn là 27 tấn/ha. Như vậy, mô hình sử dụng Phân bón MTM chuyên dùng thì năng suất tăng so với ruộng Đ/c 1 của cây sắn là 14,8%, cây lạc là 19,1%. Ngoài ra, nếu trồng luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Phân bón không chuyên dùng – Đ/c 2) thì năng suất lạc là 45 tạ/ha và năng suất sắn là 22 tấn/ha (thời gian từ trồng đến thu hoạch chỉ 6-7 tháng nên năng suất thấp và đặc biệt hàm lượng tinh bột chỉ đạt khoảng 20%). Diện tích trồng sắn luân canh dần chuyển sang xen canh Lạc xen Sắn.

Về hiệu quả kinh tế: Mặc dù chi phí cho mô hình bón phân chuyên dùng cho cây sắn, lạc và ruộng Đ/c 1 tương đương nhau nhưng năng suất cây lạc tăng 8 tạ/ha, cây sắn tăng 4 tấn/ha và giá sắn bình quân 1.700 đ/kg, giá lạc ổn định 23.000 đ/kg nên lãi ròng của mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng 107,395 tr.đ/ha, cao hơn so với bón ruộng Đ/c 1 là 24,034 tr.đ/ha (tương ứng tăng 22,4%). Trong khi đó, trồng luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Đ/c 2) thì lãi ròng chỉ có là 71,417 tr.đ/ha (tương ứng mô hình tăng hơn Đ/c 2 là 33,5%). Tỷ suất lợi nhuận của mô hình Phân bón MTM chuyên dùng là 1,78 lần, ruộng Đ/c 1 là 1,41 lần và ruộng Đ/c 2 là 1,07 lần. Tương tự thu nhập ngày công lần lượt là 489.000 đ/công; 408.000 đ/công; 353.000 đ/công.

Qua đây cho thấy tại những vùng đất cát pha đến đất thịt nhẹ, có nước tưới thì nên ứng dụng mô hình trồng Lạc xen sắn bón phân chuyên dùng nhãn hiệu Phân bón Mặt Trời Mới cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE và cho cây lạc là NPK 9-20-18 + 4MgO + TE sẽ tăng năng suất (sắn, lạc) và hàm lượng tinh bột cao, đất ngày càng được cải thiện.

Ngoài ra, tại vùng này bình quân mỗi hộ canh tác khoảng 01 ha lạc (đất cát pha) và 0,4 – 0,5 ha ruộng lúa nước, với phụ phẩm từ thân lá, rễ cây lạc thu được 5 – 7 tấn/ha cùng với rơm rạ từ ruộng lúa thì đủ thức ăn để chăn nuôi 5 con bò (thu nhập từ 5 – 7 triệu/con bò/năm) và điều quan trọng là tận thu được 5-6 tấn phân chuồng để bón cho cây lạc trong mùa tiếp theo. Từ đó cho thấy, mô hình Lạc xen sắn với phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng thì không những cho thu nhập cao và đất cát ngày càng được cải thiện tốt hơn. Đây là phương pháp canh tác sắn bền vững trên vùng đất cát có điều kiện tưới nước và đang được áp dụng nhiều địa phương trong vùng có điều kiện tương tự.
3.2.2. Mô hình trồng sắn thâm canh với phân chuyên dùng cho mô hình trồng thuần sắn
* Tại Phù Cát – Bình Định
Kết quả Bảng 4 cho thấy:Cũng từ năm 2018-2020, Phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE đã triển khai mô hình trên đất chuyên trồng sắn (vùng không có điều kiện tưới nước) tại huyện Phù Cát – Bình Định và đã cho năng suất bình quân 35 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt khoảng 28%, so với ruộng sắn Đ/c 1 (bón phân đơn và phân chuồng) thì năng suất 31 tấn/ha, hàm lượng tinh bột khoảng 27% và so với bón NPK không chuyên dùng (Đ/c 2) cho sắn thì năng suất đạt 30 tấn/ha, hàm lượng tinh bột khoảng 25%.  Như vậy, năng suất sắn từ mô hình bón phân chuyên dùng NPK 15-5-15 + TE tăng so với ruộng sắn Đ/c 1 là 12,9% và Đ/c 2 là 16,7%.

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng Mặt Trời Mới trên đất cát tại huyện Phù Cát – Bình Định năm 2019 và 2020

TT Nội dung Sắn trồng thuần
(NPK 15-5-15+TE CD sắn)
Sắn trồng thuần (Phân đơn + Phân chuồng)
Đ/c 1
Sắn trồng thuần (NPK 16-16-8 + 13S)
Đ/c 2
I Tổng chi phí (đ) 29,920 31,540 29,000
a Giống 1,200 1,200 1200
b Phân bón 5,520 6,240 4600
c Chi phí làm đất (cày, phay, bừa) 1,600 1,600 1600
d Công lao động (trồng, chăm sóc, thu hoạch) 21,600 22,500 21600
II Tổng thu 59,500 52,700 48,000
– Năng suất (tấn/ha) 35.0 31.0 30.0
– Giá bán (1.000 đ/tấn) 1,700 1,700 1,600
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (1.000 đ) 51,180 43,660 40,600
2 Lãi ròng (1.000 đ) 29,580 21,160 19,000
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0.99 0.67 0.66
4 Lãi ròng tăng/ giảm (+/-) so với mô hình  (1.000 đ) -8,420 -10,580
5 Tỷ lệ lãi ròng so với mô hình (%) 100.0 71.5 64.2
6 Giá trị ngày công (1.000 đ/công) 427 349 338

Chi phí sản xuất cho mô hình bón phân NPK chuyên dùng và ruộng đối chứng là tương đương nhau nhưng cho năng suất cao hơn 4 tấn/ha, do trong những năm 2018 – 2020 giá sắn bình quân là 1.700 đ/kg (hàm lượng tinh bột khoảng 26-28%) nên lãi ròng ở mô hình phân bón chuyên dùng cho sắn là 29,580 tr.đ/ha, cao hơn Đ/c 1 là 8,420 tr.đ/ha (tương ứng tăng 28,5%) và Đ/c 2 là 10,580 tr.đ/ha (tương ứng tăng 35,8%). Tỷ suất lợi nhuận của phân bón MTM chuyên dùng cho cây sắn là 0,99 lần, Đ/c 1 là 0,67 lần và Đ/c 2 là 0,66 lần. Tương tự thu nhập ngày công lần lượt là 427.000 đ/công; 349.000 đ/công; 338.000 đ/công. (Bảng 4)
Như vậy, nếu ở những vùng trồng thuần sắn và khó khăn về phân chuồng thì nên sử dụng phân NPK 15-5-15 + TE chuyên dùng cho cây sắn thì cho năng suất, hàm lượng tinh bột cao, đảm bảo được thu nhập trên một đơn vị diện tích tại những vùng khó khăn.
* Tại huyện Tư Nghĩa – Quảng Ngãi

3.2.3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế thâm canh sắn tại Bình Định
Căn cứ kết quả số liệu ở Bảng 5, chúng tôi có nhận xét như sau:
– Đất trồng sắn có điều kiện tưới nước thì nên thâm canh sắn với mô hình Lạc xen sắn và Bón phân nhãn hiệu MTM chuyên dùng cho cây sắn NPK15-5-15 + TE và cho cây lạc NPK 9-20-18 + 4MgO + TE.

– Trên đất không có điều kiện tưới nước thì nên trồng thuần sắn thâm canh với phân bón nhãn hiệu MTM chuyên dùng cho cây sắn NPK15-5-15 + TE.

Bảng 5. Tổng hợp hiệu quả kinh tế thâm canh sắn tại Bình Định

TT Nội dung Sắn xen / luân canh với Lạc
(có điều kiện tưới nước)
Sắn trồng thuần
(không có điều kiện tưới nước)
Lạc xen sắn (NPK 9-20-18 + 4 MgO + TE CD Lạc và NPK15-5-15+TE
CD Sắn)
Lạc xen sắn (Phân đơn và NPK không CD)

 

Luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè (Phân đơn và NPK không CD) Sắn trồng thuần (NPK 15-5-15 + TE CD cho sắn) Sắn trồng thuần (Phân đơn + Phân chuồng) Sắn trồng thuần (NPK 16-16-8 + 13S)
I Tổng chi phí (1.000 đ) 60,305 59,139 66,583 29,920 31,540 29,000
II Tổng thu  (1.000 đ) 167,700 142,500 138,000 59,500 52,700 48,000
III Hiệu quả kinh tế
1 Thu nhập thuần (1.000 đ) 144,675 120,641 113,197 51,180 43,660 40,600
2 Lãi ròng (1.000 đ) 107,395 83,361 71,417 29,580 21,160 19,000
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1.78 1.41 1.07 0.99 0.67 0.66
4 Lãi ròng tăng/ giảm (+/-) so với mô hình (1.000 đ) -24,034 -35,978 -8,420 -10,580
5 Tỷ lệ lãi ròng so với mô hình (%) 100.0 77.6 66.5 100.0 71.5 64.2
6 Giá trị ngày công (1.000 đ/công) 489 408 353 427 349 338

3.3. Kết quả sản xuất sắn đã sử dụng phân bón NPK 15-5-15 + TE chuyên dùng
Bảng 6. Số lượng phân bón và diện tích Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho sắn và lạc từ năm 2016 đến 2020

TT Loại Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng Lượng phân bón/ ha (kg/ha) Lượng phân bón đã tiêu thụ (tấn) Diện tích đã sử dụng (ha) Địa phương sử dụng
1 NPK15-5-15+TE

chuyên dùng cho cây sắn

500 – 700 5.200 7.400 – 10.400 DHNTB, Tây Nguyên và một số vùng trồng sắn ở phía Nam
2 NPK9-20-18+ 4 MgO + TE chuyên dùng cho cây lạc 350 -450 1.200 2.700 – 3.500 DHNTB (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi,…), Tây Nguyên (Gia Lai)

Từ khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, hội thảo đầu bờ của các mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc đã cho kết quả tốt, được người dân, chính quyền, nhà chuyên môn đánh giá cao nên đã đưa vào sản xuất được từ 10.100 – 13.900 ha, trong đó riêng cho cây sắn là 7.400 – 10.400 ha. Qua đây cho thấy phân bón NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc được nông dân chấp nhận, đã từng bước có mặt trên thị trường vùng DHNTB, Tây Nguyên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. (Bảng 6).

Tóm lại, từ kết quả khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình thâm canh với Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15 + TE và cho cây lạc  NPK 9-20-18 + 4 MgO + TE trên vùng đất đồi núi, đất cát pha tại Krông Pa – Gia Lai và Phù Cát – Bình Định đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên mở ra triển vọng cho việc phát triển thâm canh cây sắn, cây lạc tại những nơi có điều kiện tương tự ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong thời gian tới.
3.4. Đề xuất một số vấn đề để phát triển bền vững cây sắn tại vùng DHNTB và Tây Nguyên
(1) Chọn tạo, tuyển chọn bộ giống sắn thích nghi với từng vùng sinh thái (đất cát, đất đồi, chịu hạn), giống năng suất cao, ổn định (35-50 tấn/ha), tỷ lệ tinh bột > 26%, giống trung và ngắn ngày (< 10 tháng, khoảng 8-9 tháng), giống chống chịu với sâu bệnh hại nhất là bệnh khảm lá sắn, bệnh chổi rồng (Phytho plasma), rệp sáp bột hồng,…
(2) Biện pháp kỹ thuật canh tác:
– Kỹ thuật rải vụ sắn: Giống (ngắn, trung và dài ngày), thời vụ, bón phân, vùng sinh thái,… để tránh việc gây áp lực cho nhà máy, cho nông dân và tăng thời gian hoạt động để sử dụng tối đa công suất của nhà máy chế biến tinh bột sắn;
– Bón phân (bồi dưỡng, bổ sung, trả lại dinh dưỡng) bằng những loại phân NPK chuyên dùng cho cây sắn, phân chuồng (nếu có) hoặc phân hữu cơ vi sinh;
– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn (từ chọn giống, xử lý hom, xử lý đất, theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời), nhất là phải áp dụng các Quy trình kỹ thuật phòng trừ Bệnh khảm lá sắn (Cassava Mosaic Virus – CMV) và Rệp sáp bột hồng (Phenacoccus Manihoti matile) như sau:

+ Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh  khảm  lá  sắn, theo Quyết định 1605/BVTV-TV  ngày 21/7/2018 của Cục  Bảo  vệ  Thực  vật);

+ Quy trình canh tác sắn, Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và Quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá, theo Công văn 622/TT – CLT ngày 29/5/2019 của Cục Trồng trọt;

+ Quy trình phòng trừ tổng hợp Rệp sáp bột hồng hại sắn, theo Quyết định  1075/QĐ-BVTV-KH ngày 28/8/2020 của Cục Bảo vệ Thực vật.
– Luân canh: Sắn – Cây họ đậu (lạc, đậu xanh, đậu đen,…), Sắn – Keo.
– Xen canh: Lạc xen sắn (vùng đất cát/ thịt nhẹ có nước trồng vụ ĐX), Đậu xanh/ Đậu đen xen sắn (đất đồi, vụ Xuân, Hè sau mưa giông, mưa tiểu mãn).
– Che phủ bằng thân xác thực vật, trồng băng cây xanh, trồng theo đường đồng mức, làm đất tối thiểu ở vùng đất dốc… nhằm hạn chế xói mòn rửa trôi.
– Nếu dùng thuốc trừ cỏ thì chỉ nên dùng thuốc trừ cỏ sinh học để phun khi chăm sóc sắn (như DC Organic, DC Organic CT15,…), tuyết đối không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học.
– Trồng sắn hom đôi (2 hom sắn/ hốc): Năng suất tăng thêm 20-40% (đã có kết quả sản xuất, khảo nghiệm tại Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Ngãi).
– Đối với canh tác sắn trên đất dốc cần chú ý áp dụng qui trình canh tác trên đất dốc để bảo vệ đất, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, làm đất tối thiểu, quan tâm đến bồi dưỡng đất. Trồng sắn luân canh, xen canh với cây họ đậu là biện pháp hữu hiệu trong canh tác sắn bền vững.

(3) Cơ giới hóa trong canh tác sắn từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch sắn. (Một số địa phương trong vùng đã áp dụng nhiều như huyện Krông Pa – Gia Lai ngoài khâu làm đất đã sử dụng máy thu hoạch sắn rất có hiệu quả)

(4) Chính sách phát triển cây sắn và nghiên cứu chuỗi giá trị cây sắn:

– Xây dựng, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách phát triển bền vững cây sắn (UBND tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách): Bao gồm kỹ thuật, khuyến nông, bao tiêu sản phẩm, tài chính,…

– Nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị cây sắn để tăng thu nhập cho người trồng sắn (nhất là từ khâu trồng trọt à thu mua sản phẩm cho nông dân).
4. Kết luận và khuyến nghị
4.1. Kết luận
– Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK15-5-15 + TE ở vùng đất chuyên canh sắn tại Tây Nguyên đã cho năng suất 30 tấn/ha, lãi ròng 29,18 triệu đồng/ha,  tăng so với trồng sắn bón phân NPK không chuyên dùng về năng suất là 11,1% và về lãi ròng là 17,4%. Tương ứng tại Bình Định thì năng suất là 35 tấn/ha, lãi ròng 29,58 tr.đ/ha, tăng so với trồng sắn bón phân đơn và phân chuồng về năng suất là 12,9%, về lãi ròng là 28,5% và so với bón NPK không chuyên dùng thì năng suất tăng 16,7%, về lãi ròng là 35,8%.
– Mô hình trồng Lạc xen sắn đã sử dụng phân chuyên dùng MTM cho sắn là NPK15-5-15 + TE và cho lạc là NPK 9-20-18 + 4 MgO + TE thì năng suất sắn đạt 31 tấn/ha, năng suất lạc 50 tạ/ha, tăng so với ruộng bón phân đơn và phân NPK không chuyên dùng về năng suất sắn là 14,8%, cây lạc là 19,1% và lãi ròng của mô hình đạt 107,395 tr.đ/ha tăng hơn đối chứng là 22,4%. Luân canh Lạc ĐX – Sắn vụ Hè cho năng suất, hàm lượng tinh bột rất thấp. Mô hình Lạc xen sắn bón phân chuyên dùng MTM có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường nên được duy trì, mở rộng.
– Phân bón MTM NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc được nông dân chấp nhận, từng bước có mặt trên thị trường vùng DHNTB, Tây Nguyên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam.
4.2. Khuyến nghị
– Đề nghị sử dụng Phân bón Mặt trời Mới NPK chuyên dùng cho cây sắn và cây lạc trong mô hình xen canh Lạc xen Sắn và trồng thuần tại các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên ở nơi có điều kiện tương tự.
– Xem xét ứng dụng một số giải pháp (vấn đề) đã đề xuất nhằm phát triển bền vững cây sắn tại vùng DHNTB và Tây Nguyên./
Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-61:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn.
  2. Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, 2018. Phân bón Mặt Trời Mới khơi dậy năng suất và chất lượng cây trồng. http://phanbonmattroimoi.com/video/phan-bon-mat-troi-moi-khoi-day-nang-suat-va-chat-luong-cay-trong/
  3. Cục Bảo vệ Thực vật, 2018. Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh  khảm  lá  sắn, theo Quyết định 1605/BVTV-TV  ngày 21/7/2018 của Cục  Bảo  vệ  Thực  vật
  4. Cục Bảo vệ Thực vật, 2020. Quyết định công nhận Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn, số 1075/QĐ-BVTV-KH ngày 28/8/2020 của Cục Bảo vệ Thực vật.
  5. Cục Trồng trọt, 2019. Quy trình canh tác sắn, Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và Quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá, theo Công văn 622/TT – CLT ngày 29/5/2019 của Cục Trồng trọt.
  6. Cục Trồng trọt, 2019. Báo cáo sơ kết sản xuất trồng trọt vụ HT, vụ Mùa năm 2019 và triển khai sản xuất ĐX 2019-2020 vùng DHNTB và Tây Nguyên. Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ HT, vụ Mùa năm 2019 và triển khai sản xuất ĐX 2019-2020 vùng DHNTB và Tây Nguyên, 11/2019.
  7. Cục Trồng trọt, 2020. Thông báo : 172/TB-TT-CLT, ngày 25/02/2020 về việc tiếp nhận hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng: Giống sắn KM7 tại vùng DHNTB& Tây Nguyên. Website của Cục Trồng trọt http://www.cuctrongtrot.gov.vn/TinTuc/Index/4463
  8. Hiệp hội Sắn Việt Nam, 2016. Kỷ yếu Hội thảo phát triển sắn bền vững tỉnh Kon Tum 2016. Tháng 4/2016, TP. Kon Tum – Kon Tum.
  9. Nguyễn Thanh Phương, 2012. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Báo cáo Khoa học Tổng kết đề tài, 130 trang.
  10. Nguyễn Thanh Phương, 2017. Hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển cây sắn bền vững thông qua các mô hình thâm canh sắn dựa vào cộng đồng, trên diện tích đất có nguy cơ thoái hóa, bạc màu do điều kiện canh tác và các tác động biến đổi khí hậu (hạn hán, thoái hóa đất) tại tỉnh Bình Định. Báo cáo tổng kết Dự án VNM/SGP/OP5/Y4/STAR/2014/05 của Quỹ Môi trường toàn cầu, 80 trang.
  11. Nguyễn Thanh Phương, 2020. Kết quả sản xuât thử nghiệm giống sắn KM7 tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học Tổng kết dự án, 88 trang.
  12. Nguyễn Thanh Phương, Lưu Hữu Phước, 2020. Kết quả sản xuất lạc thâm canh với phân bón chuyên dùng Mặt trời mới trong vụ Đông xuân 2019-2020 tại Phù Cát, Bình Định. http://phanbonmattroimoi.com/ket-qua-san-xuat-lac-tham-canh-voi-phan-bon-chuyen-dung-mat-troi-moi-trong-vu-dong-xuan-2019-2020-tai-xa-cat-hanh-phu-cat-binh-dinh/
  13. Nguyễn Thị Thủy, 2020. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng (Phenacoccus Manihoti matile – Ferrero) hại sắn tại Phú Yên và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Báo cáo Tổng kết đề tài cấp Nhà nước, 124 trang.
  14. Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2016. Một số kết quả nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT về cây Sắn ở vùng DHNTB & Tây Nguyên và đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cây sắn trong thời gian tới. Báo cáo tham luận về Phát triển bền vững cây sắn cho vùng tại TP. Kon Tum ngày 22/4/2016.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM