Kết quả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất của Nhà máy phân bón Long Mỹ

google+

linkedin

Kết quả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật phục vụ sản xuất của Nhà máy phân bón Long Mỹ

ThS. Phạm Phú Hưng; CN. Nguyễn Anh Nam; KS thực hành Huỳnh Ngọc Hoài và cs

(Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định)

 Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy Phân bón Long Mỹ (Nhà máy) trực thuộc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (Công ty) là việc làm thường xuyên của toàn thể cán bộ công nhân Công ty.

Trước năm 2019, Công ty nhập phân bón (dạng hàng rời) bằng container hoặc tàu xá đều phải thuê dịch vụ đóng gói tại Cảng và xảy ra một số bất thuận như: Áp lực thời gian giải phóng hàng khi tàu cập cảng; thường sai sót trong quá trình đóng gói (không đúng trọng lượng tịnh, đường may bao bì không đạt nên mất thẩm mỹ); hư hỏng, hao hụt nếu mưa bão;…. đặc biệt chi phí tăng, giá thành sản phẩm tăng nên ảnh hưởng đến chi phí sản xuất tăng nên đời sống của nông dân gặp khó khăn. Vì thế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để giải quyết những bất cập trên là hết sức cần thiết.

Với tình hình này, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc Công ty, Nhà máy có chủ trương cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ để khác phục những vấn đề trên. Tuy nhiên, ở thời điểm bấy giờ chưa có thiết bị, công nghệ tương tự đã được lắp đặt, vận hành tại bất cứ Nhà máy hoặc Cơ sở sản xuất phân bón ở Việt Nam. Cho nên, lãnh đạo Công ty, Nhà máy và đặc biệt là cán bộ công nhân Tổ Kỹ thuật của Nhà máy đã tự thiết kế, chế tạo, thi công Máy đóng gói hàng rời.

Bắt đầu từ đầu tháng 10/2019, lãnh đạo và nhóm tác giả đã tự nghiên cứu, vẽ bản thiết kế chi tiết, tự mua sắm vật liệu, tự thi công và chỉ có đặt mua bên ngoài thiết bị cân, đóng gói. Với tính sáng tạo, quyết tâm, cần cù, say sưa lao động của các thành viên Tổ Kỹ thuật và được chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Giám đốc Công ty, Nhà máy nên chỉ sau 15 ngày thi công là đã hoàn thành toàn bộ hệ thống Máy đóng gói và đạt được công suất, đạt yêu cầu kỹ thuật như thiết kế và từ đó đến nay đều vận hành tốt. Do tự thiết kế, thi công nên tổng chi phí đầu tư cho Máy đóng gói hàng rời khoảng 1,5 tỷ đồng.

Kết quả làm lợi về tài chính, nhân lực cho Công ty từ khi có máy này, đó là:

– Giảm chi phí đóng bao từ hàng container thấp hơn so với thuê dịch vụ tại Cảng từ 80.000 – 100.000 đồng/tấn và từ hàng tàu xá (hàng rời) là 50.000 – 60.000 đồng/tấn. Bình quân hàng năm Công ty nhập 32.000 tấn qua Cảng và đã làm lợi từ 1,76 – 2,88 tỷ đồng/năm.

– Theo quy định của tàu chỉ cho phép dở hàng 1.200 tấn/ngày nên để giải phóng hàng tàu vận chuyển 8.000 tấn phân SA chỉ được phép là 6,7 ngày (trường hợp chậm thì Công ty bị phạt 4.000 USD/ngày, tương đương 92,0 triệu đồng/ngày và nếu sớm hơn quy định thì được thưởng 2.000 USD/ngày, tương đương 46,0 triệu đồng/ngày) nhưng trước đây thường phải mất từ 7-8 ngày nên Công ty thường xuyên bị phạt. Kể từ khi có Máy đóng gói hàng rời thì chỉ còn là 2-3 ngày để giải phóng xong hàng trên tàu, nên không bị áp lực về thời gian, không những bị phạt bình quân 73,6 triệu đồng/tàu mà còn được thưởng 193,2 triệu đồng/tàu. Bình quân hàng năm Công ty nhập 4 tàu tương đương 32.000 tấn thì đã được thưởng 772,8 triệu đồng/năm (chưa kể không bị phạt 294,4 triệu đồng/năm như trước đây).

Nhờ có máy này nên tổng kinh phí làm lợi hàng năm cho Công ty là 2,533 – 3,653 tỷ đồng.

– Nếu đóng gói thông qua dịch vụ tại Cảng thì Công ty phải bố trí cán bộ công nhân nhiều hơn để theo dõi, giám sát, chỉ đạo việc dở hàng và đặc biệt trong năm 2020 và 2021 ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên cán bộ công nhân của Công ty ra vào Cảng gặp rất nhiều khó khăn.

– Công ty đã tuyển thêm lao động nên đã giải quyết được việc làm tại địa phương và còn tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho công nhân Tổ Sản xuất.

* Ngoài ra, Công ty còn có sáng kiến, cải tiến có giá trị khác, đó là Hệ thống xử lý bụi phát tán ra môi trường trong quá trình sản xuất phân bón NPK. Hệ thống này cũng được tự nghiên cứu, thiết kế, mua sắm vật liệu, tự thi công trong vòng 2 tháng và đến đầu tháng 5/2022 đã đưa vào vận hành tốt cho đến nay. Kinh phí đầu tư khoảng 300 triệu đồng. Kết quả đã giải quyết căn cơ bụi phát tán ra môi trường nên không gây ô nhiễm không khí, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và cộng đồng dân cư trong khu vực. Nhờ có hệ thống này nên đã góp phần thu hồi thêm được 1% bụi nguyên liệu phân/ca, tương đương 1 tấn phân NPK/ca và giá trị làm lợi trên 10 triệu đồng/ca sản xuất./.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM