Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi
Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định; Trung tâm Khuyến Nông Quảng Ngãi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung đã xác định lúa là cây chủ lực đối với ngành trồng trọt của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay nông dân còn sản xuất theo tập quán canh tác cũ, chưa mạnh dạn thay đổi và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất như: mật độ sạ dày, sử dụng thuốc BVTV nhiều, đặc biệt bón phân chưa cân đối, nhất là việc bón thừa đạm,… dẫn đến chi phí đầu vào cao, chất lượng sản phẩm thấp, hiệu quả kinh tế chưa đạt so với yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất,… Vì vậy, vụ Đông Xuân 2020 – 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định triển khai trình diễn Mô hình phân bón NPK chuyên dùng cho lúa nhãn hiệu Mặt Trời Mới NPK MT01 (20-14-8 + TE) và MT02 (20-0-20+TE) tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
2. MỤC ĐÍCH
– Kiểm chứng hiệu lực phân bón NPK Mặt Trời Mới “MT01 + TE và MT02 + TE” chuyên dùng cho cây lúa tại Quảng Ngãi.
– Bổ sung hoàn chỉnh hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới “MT01 + TE và MT02 + TE” chuyên dùng cho cây lúa.
3. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN
Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện
TT |
Địa điểm | Diện tích
(ha) |
Giống | Ngày gieo sạ (ngày) | Số hộ*
(hộ) |
Chân đất |
1 |
Tịnh Sơn – Sơn Tịnh | 0,25 | ĐH 815-6 | 26/12/2020 | 02 | Đất thịt, độ phì khá |
Tổng cộng |
0,25 | 02 |
* Họ và tên chủ hộ: (1) Nguyễn Viết Phu ; (2) Đặng Thị Vân
4. NỘI DUNG, KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Nội dung
(1) Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021, gồm các nội dung sau:
– Ruộng mô hình: Sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới MT01 (20-14-8 + TE) và MT02 (20-0-20 + TE) chuyên dùng cho cây lúa.
– Ruộng đối chứng: Sử dụng các loại phân đơn (Urê, Lân, Kali).
(2) Tổ chức Hội nghị đầu bờ
– Số lượng, thành phần: 01 hội nghị; 100 người/hội nghị, gồm nông dân trong và ngoài mô hình, đại lý VTNN, một số HTX NN và đại diện các tổ chức hội đoàn thể tại địa phương.
– Thời gian: Tổ chức vào ngày 09 tháng 4 năm 2021.
– Nội dung:
+ Tham quan học tập tại ruộng mô hình.
+ Báo cáo kết quả xây dựng mô hình và thảo luận nhằm rút ra bài học kinh nghiệm từ mô hình.
4.2. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng
– Sử dụng giống lúa thuần ĐH 815-6, cấp giống xác nhận.
– Lượng giống gieo: 5 kg/sào (100 kg/ha).
– Phương thức gieo sạ: gieo vãi
– Tỉa dặm: Sau sạ 12-15 ngày (cây lúa có 2,5 – 3 lá) tiến hành tỉa dặm.
– Bón phân:
Bảng 2. Loại phân, lượng phân và cách bón cho cây lúa trong mô hình vụ Đông Xuân 2020 – 2021
Thời gian bón | Lượng phân bón cho 1ha | |
Phân bón NPK chuyên dùng
(Mô hình) |
Phân đơn
(Đối chứng) |
|
Tổng lượng
phân bón |
350 kg MT01 (20-14-8+TE) + 150 kg MT02 (20-0-20 +TE)
(Tương đương: 100 kg N + 49 kg P2O5 + 58 kg K2O) |
220 kg Urê + 300 kg Lân Văn Điển + 100 kg Kaliclorua
(Tương đương: 101 kg N + 48 kg P2O5 + 60 kg K2O) |
Bón lót:
Khi làm đất |
– | 300 kg Lân VĐ |
Bón thúc 1:
sau sạ 10 ngày |
Bón 190 kg MT01 + TE | Bón 100 kg urê + 20 kg kali |
Bón thúc 2:
sau sạ 21 ngày |
Bón 160 kg MT01 + TE
|
Bón 80 kg urê + 20kg kali |
Bón thúc 3:
bón đòng sau sạ 62 ngày |
Bón 150 kg MT02 + TE
|
Bón 40 kg urê + 60kg kali
|
(Lượng phân trên được CBKT cấp cho nông dân theo từng lần bón)
Qua đó cho thấy, khi bón phân chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới cân đối N-P-K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa; cụ thể: Phân chuyên dùng MT01 (20-14-8+TE) sử dụng thúc đợt 1 và đợt 2 phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa, đẻ nhánh khỏe, tập trung, tăng số nhánh hữu hiệu. Phân chuyên dùng MT02 (20-0-20+TE) cân đối được hàm lượng đạm và kali ở giai đoạn lúa là đòng, bổ sung các nguyên tố trung vi lượng để giúp bông to, dài, trổ tập trung và tăng số hạt chắc/bông.
- 5. KẾT QUẢ MÔ HÌNH
5.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình
Bảng 3. Số liệu khí tượng từ tháng 12/2020 -3/2021
Tháng | Nhiệt độ không khí (0c) | Độ ẩm trung bình (%) | Tổng lượng bốc hơi (mm) |
Tổng số giờ nắng (giờ) |
Tổng lượng mưa (mm) |
||||
Trung bình | Cao nhất TB | Thấp nhất TB | Cao nhất | Thấp nhất | |||||
Tháng 12/2020 | 22,8 | 25,4 | 21,4 | 29,2 | 17,8 | 87 | 43,5 | 45 | 181,5 |
Tháng 01/2021 | 22,9 | 24,1 | 19,0 | 28,7 | 15,1 | 83 | 50,9 | 57 | 78,9 |
Tháng 02/2021 | 22,7 | 27,2 | 19,8 | 31,1 | 16,9 | 81 | 61,5 | 183 | 20,2 |
Tháng 03/2021 | 26,1 | 30,8 | 23,1 | 32,9 | 20,6 | 83 | 72,3 | 252 | 36,2 |
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi
– Nhiệt độ trung bình từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 22,7 – 26,10C. Nhiệt độ cao nhất trung bình từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 24,1-30,80C. Tháng có nhiệt độ cao nhất trung bình là tháng 3 (30,80C). Nhiệt độ thấp nhất trung bình từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 19,0-23,10C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất trung bình là tháng 01 (19,00C).
– Tổng số giờ nắng từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 45,0 – 252 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 3 (252 giờ).
– Tổng lượng mưa từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 20,2-181,5mm. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 12/2020 (181,5mm).
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 01/2021 là 15,10C. Nhiệt độ cao nhất 3/2021 là 32,90C.
* Thuận lợi: Từ giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ bông, nhiệt độ thích hợp để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt (25-300C).
* Khó khăn:
+ Giai đoạn cây con: Sau sạ 5-6 ngày ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường kết hợp gió mùa Đông Bắc gây mưa, đêm và sáng trời lạnh (có ngày trời rét) làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển chậm.
+ Giai đoạn lúa đẻ nhánh: Thời tiết ảnh hưởng không khí lạnh liên tục từ 08-10 ngày trong tháng 01 nhiệt độ thấp nhất 15,10C làm chậm quá trình sinh trưởng phát triển.
+ Giai đoạn lúa trỗ vào ban đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, ngày nắng nóng xen lẫn âm u ảnh hưởng đến khả năng kết hạt của giống.
5.2. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học
TT | Chỉ tiêu /Nghiệm thức |
Thời gian từ sạ đến trỗ 50% (ngày) | Thời gian từ sạ đến chín 85% (ngày) | Chiều cao cây
(cm) |
Chiều dài bông
(cm) |
Bông hữu hiệu/m2
(bông/m2) |
1 | Ruộng mô hình | 90 | 120 | 96,6 | 26,3 | 317 |
2 | Ruộng đối chứng | 90 | 120 | 94,3 | 23,2 | 312 |
So sánh tăng/ giảm (+/-) | 0 | 0 | + 2,3 | + 3,1 | +5,0 |
– Thời gian sinh trưởng của ruộng mô hình 120 ngày, tương đương đối chứng.
– Chiều cao cây của ruộng mô hình 96,6cm, cao hơn đối chứng 2,3cm.
– Chiều dài bông của ruộng mô hình 26,3cm, dài hơn đối chứng 3,1 cm.
– Số bông hữu hiệu của ruộng mô hình 317,0 bông/m2, cao hơn đối chứng 5,0 bông/m2.
* Nhìn chung, khi sử dụng phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài bông, số bông hữu hiệu/m2 đều cao hơn so với ruộng đối chứng. Riêng thời gian sinh trưởng của mô hình tương đương với ruộng đối chứng.
5.3. Một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu
Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến việc xuất hiện một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu
TT | Chỉ tiêu /Nghiệm thức |
Sâu cuốn lá
(đ0-9) |
Rầynâu
(đ0-9) |
Sâu đục thân | Nhện gié
(đ0-9 |
Bệnh đạo ôn lá
(đ0-9) |
Bệnh đạo ôn cổ bông
(đ0-9) |
Bệnh
Khô vằn (đ0-9 ) |
Bệnh
thối đen lép hạt (đ0-9 ) |
Độ cứng cây
( đ1-9) |
Độ tàn lá (đ1-9) |
1 | Ruộng mô hình | 1 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 3 | 3 | 1 | 1 |
2 | Ruộng đối chứng | 3 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 5 | 5 | 3 | 3 |
(*Ghi chú: điểm 0: Không nhiễm; điểm 1: nhiễm nhẹ ;…….. điểm 9: nhiễm nặn)
– Sâu bệnh:
Nhìn chung tình hình sâu bệnh Vụ Đông Xuân 2020-2021 trên cây lúa chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại đáng kể, cụ thể có các đối tượng sâu bệnh hại sau:
+ Sâu cuốn lá ở ruộng mô hình xuất hiện ở mức điểm 1 và ruộng đối chứng xuất hiện ở mức điểm 3.
+ Rầy nâu ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng chưa thấy xuất hiện.
+ Bệnh đạo ôn lá, cổ bông ruộng mô hình và đối chứng chưa thấy xuất hiện.
+ Bệnh khô vằn ruộng mô hình xuất hiện ở mức điểm 3, ruộng đối chứng ở mức điểm 5.
+ Bệnh thối đen lép hạt ruộng mô hình xuất hiện ở mức điểm 3, đối chứng ở mức điểm 5.
– Khả năng chống chịu:
+ Độ cứng cây ruộng mô hình ở mức điểm 1 và đối chứng ở mức điểm 3.
+ Độ tàn lá ruộng mô hình ở mức điểm 1, đối chứng ở mức điểm 3.
5.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa
TT | Chỉ tiêu /Nghiệm thức |
Mật độ bông/ m2 (bông) | Tổng số hạt/bông
(hạt) |
Hạt chắc /bông (hạt) | Tỷ lệ lép (%) | Khối lượng 1.000 hạt (g) | Năng suất thực thu (tạ/ha) | So đ/c (+,- %) |
1 | Ruộng mô hình | 317,0 | 145,7 | 118,3 | 18,8 | 23,0 | 69,0 | 106,6 |
2 | Ruộng đối chứng | 312,0 | 141,9 | 112,6 | 20,7 | 23,0 | 64,7 | 100,0 |
So sánh tăng/ giảm (+/-) | +5,0 | +3,8 | +5,7 | -1,9 | 0 | +4,3 | +6,6 |
Qua số liệu bảng 6 cho thấy:
– Mật độ bông/m2: Ruộng mô hình là 317,0 bông, nhiều hơn đối chứng 5,0 bông/m2.
– Số hạt chắc/bông: Mô hình có số hạt chắc/bông là 118,3 hạt, nhiều hơn đối chứng 5,7 hạt/bông.
– Tỷ lệ lép: Do lúa trỗ trong điều kiện thời tiết ban đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, ngày nắng nóng làm ảnh hưởng đến khả năng kết hạt của giống. Riêng ruộng mô hình có tỷ lệ lép 18,8%, thấp hơn so đối chứng 1,9%.
– Năng suất mô hình đạt 69,0 tạ/ha, tăng hơn so với ruộng đối chứng 4,3 tạ/ha (tương ứng tăng 6,6%). Năng suất ruộng mô hình cao hơn đ/c là do có số hạt chắc/bông và mật độ bông cao hơn, tỷ lệ lép thấp hơn đối chứng.
Qua kết quả trên cho thấy khi sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đều tăng hơn so với ruộng sử dụng phân đơn.
6.HIỆU QUẢ KINH TẾ
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của mô hình (Tính cho 1 ha)
ĐVT:1.000đ
TT | Hạng mục đầu tư |
ĐVT | Phân chuyên dùng
(MT01+TE, MT02+ TE) |
Phân đơn (đối chứng) | So với
đối chứng (+,- đ) |
||||
Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Số
lượng |
Đơn giá | Thành tiền | ||||
I | Tổng chi (1+2+3) | 33.115 | 32.950 | +165 | |||||
1 | Giống | kg | 100 | 23 | 2.300 | 100 | 23 | 2.300 | |
2 | Vật tư | 6.015 | 5.100 | +915 | |||||
Phân Ure | kg | – | 220 | 9,5 | 2.090 | ||||
Phân Lân | kg | – | 300 | 3,5 | 1.050 | ||||
Phân Kali | kg | – | 100 | 9,0 | 900 | ||||
Phân MT01 +TE | kg | 350 | 10,4 | 3.640 | |||||
Phân MT02 + TE | kg | 150 | 10,1 | 1.515 | |||||
Thuốc cỏ | 360 | 360 | |||||||
Thuốc sâu bệnh | 500 | 700 | |||||||
3 | Công lao động | 24.800 | 25.550 | -750 | |||||
Làm đất | công | 20 | 120 | 2.400 | 20 | 120 | 2.400 | ||
Công gieo sạ, chăm sóc | công | 120 | 150 | 18.000 | 125 | 150 | 18.750 | ||
Thu hoạch, phơi giê | công | 20 | 220 | 4.400 | 20 | 220 | 4.400 | ||
II | Tổng thu | 6.900 | 9,0 | 62.100 | 6.470 | 9,0 | 58.230 | +3.870 | |
III | Lãi ròng (II-I) | 28.985 | 25.280 | +3.705 | |||||
Tỷ lệ lãi ròng so Đ/c | % | 114,7 | 100,0 | +14,7 | |||||
Tỷ suất lợi nhuận (Hiệu quả đồng vốn) lần | lần | 0,88 | 0,77 | +0,11 |
*Tỷ suất lợi nhuận = Lãi ròng/Tổng chi
– Tổng chi phí ruộng mô hình: 33.115.000 đ/ha, tăng hơn so ruộng đ/c là 165.000 đ/ha (tăng do chi phí phân bón).
– Tổng thu ruộng mô hình: 62.100.000 đ/ha tăng hơn so đối chứng là 3.870.000 đ/ha (tăng do năng suất cao hơn 6,6%).
* Nhìn chung khi sử dụng phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới MT01 + TE, MT02 + TE chi phí mô hình có tăng hơn nhưng bù lại năng suất mô hình cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế cao hơn.
7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Qua kết quả mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
– Khi sử dụng phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới đã cân đối N-P-K và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa.
– Hiệu lực của phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa so với ruộng đối chứng có biểu hiện sự khác biệt:
+ Về sâu bệnh hại và khả năng chống chịu: Ruộng mô hình sâu bệnh hại mức độ nhẹ; tăng khả năng chống chịu (lạnh): Độ tàn lá chậm, cứng cây chống đổ ngã tốt.
+ Năng suất của ruộng mô hình đạt 6.900 kg/ha và cao hơn ruộng đối chứng 6,6%.
+ Lãi ròng của mô hình là 28.985.000 đ/ha, cao hơn ruộng đối chứng 3.705.000 đ/ha, tương ứng tăng 14,7%.
– Tiết kiệm chi phí vận chuyển, công lao động, thao tác đơn giản. Thuận tiện cho người nông dân khi sử dụng. Phân trộn được đồng nhất hơn, tránh sai sót có thể dẫn đến việc làm mất chất dinh dưỡng hay làm phân xấu đi do không nắm vững nguyên tắc trộn phân.
– Thông qua mô hình nông dân đã nắm bắt cách sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa. Mô hình đã tác động tích cực đến nhận thức của nông dân trực tiếp thực hiện và nông dân vùng lân cận.
7.2. Khuyến nghị
– Tùy theo độ phì của từng chân đất, lượng phân khuyến cáo sử dụng cho 01 ha đối với cây lúa trung và ngắn ngày: 340-360 kg MT01+TE và 130-150 kg MT02+TE.
– Các cấp chính quyền địa phương, hội đoàn thể và nông dân, tùy theo điều kiện cụ thể vận dụng nhân rộng mô hình.
– Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông Nghiệp Bình Định:
+ Tiếp tục đầu tư mô hình trên cây Lúa và các loại cây trồng khác trên địa bàn Quảng Ngãi trong những năm đến để có cơ sở hướng dẫn sử dụng.
– Tiếp tục duy trì cung ứng phân bón NPK Mặt Trời Mới đảm bảo chất lượng, kịp thời vụ đến tận tay bà con nông dân./.
Biên tập: CN. Lưu Hữu Phước và KS. Nguyễn Phúc
– Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định