Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi

google+

linkedin

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi

Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định; Trung tâm Khuyến Nông Quảng Ngãi

 

1. MỤC ĐÍCH

– Kiểm chứng hiệu lực Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt tại Quảng Ngãi.

– Bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt.

2. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện

TT Địa điểm Diện tích

(ha)

Giống Ngày trồng

(ngày)

Số hộ*

(hộ)

Chân đất
1 Bình Dương – Bình Sơn 0,2 Đồng tiền vàng 25/12/2020 –

03/01/2021

01 Thịt nặng, Độ phì khá

* Nguyễn Long

3. NỘI DUNG, KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Nội dung

(1) Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt vụ Đông Xuân 2020 – 2021, gồm các nội dung sau:
+ Ruộng mô hình: Sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt. Phân được sản xuất theo dây chuyền thùng quay hơi nước tạo hạt hiện đại nên đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối thành phần dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Ruộng đối chứng: Sử dụng các loại phân đơn (Urê, Lân, Kali).

– Tổ chức Hội nghị đầu bờ:

+ Tổ chức hội nghị vào sáng ngày 27/4/2021.

+ Số lượng: 100 người.

+ Thành phần tham dự nông dân trong và ngoài mô hình tại địa phương, đại lí Vật tư Nông nghiệp, đại diện Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, HTX Nông nghiệp trong huyện và nông dân một số xã lân cận.

3.2. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng

– Mật độ, khoảng cách:23.300 cây/ha; hàng x hàng 50cm, cây x cây 45cm, giữa 2 luống cách nhau 140cm (bố trí hàng đôi).
– Bạt phủ dùng bạt 1,2m cắt đôi phủ hai bên mép; sau khi bón phân thúc đợt 3 dùng bạt 0,6m phủ lên giữa luống.
– Dặm: Sau trồng 4 -5ngày tiến hành dặm những cây bị mất khoảng.

Bảng 2. Loại phân, lượng phân và cách bón cho cây ớt trong mô hình vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Bình Sơn – Quảng Ngãi

Thời gian bón Lượng phân bón cho 1ha
Phân bón NPK chuyên dùng

(Mô hình)

Phân đơn (Đạm, lân, kali)

(Đối chứng)

Tổng lượng

phân bón

10 tấn Phân chuồng

420kg NPK(20-15-8 + TE)

550kg NPK(19- 9-19 +TE)

(T/đương 188,5kg N +112,5kgP2O5 + 138,1kg K2O/ha)

10 tấn Phân chuồng

400kg Ure + 700kg lân Văn Điển

+ 220 kg Kali Clorua

(T/đương184kg N+112kgP2O5 +132 kg K2O /ha

Bón lót:

Khi làm đất

10 tấn P/chuồng

320 kg NPK (20-15-8 + TE)

10 tấn P/chuồng +700kg lân VĐ + 150kg Ure +60kg kali
Lần 1: Sau trồng 25ngày hòa nước tưới 100 kg NPK (20-15-8 +TE)  30 kg Ure
Lần 2: Sau trồng 30- 35 ngày 190kg NPK (19-9-19+TE) 80 kg Ure +40 kg Kali Clorua
Lần3:Sau trồng 50-55 ngày 180 kg NPK (19-9-19+ TE) 60 kg Ure + 40 kg Kali Clorua
Lần 4:Sau trồng 70-75 ngày 180 kg NPK (19-9-19+ TE) 80 kg Ure + 40 kg Kali Clorua

(Ghi chú: Lượng phân trên được CBKT cấp cho nông dân theo từng lần bón)

Qua lượng phân bón tại Bảng 2 cho thấy:

– Thời điểm bón phân cho cây ớt theo hướng dẫn kỹ thuật thực hiện mô hình đã phù hợp theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây ớt.

– Lượng phân bón cho mô hình cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh, màu xanh lá bền, cứng cây, cây phát triển cân đối chống đổ ngã, tăng năng suất,tăng chất lượng (Quả có màu đỏ tươi hơn, trái chắc, quả nặng hơn,…).

– Đối với đối chứng sử dụng phân đơn khi bón phân đơn thì cây tốt vượt hơn, lá mỏng, cành vượt, khả năng giữ phân kém nên màu xanh của lá không bền,sâu bệnh nhiều hơn.

4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

4.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình

Bảng 3. Số liệu khí tượng từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021

Tháng

Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng lượng bốc hơi

(mm)

Tổng số giờ nắng

( giờ)

Tổng lượng mưa

(mm)

Trung bình Cao nhấtTB Thấp nhất TB Cao nhất Thấp nhất
Tháng 12/2020 22,8 25,4 21,4 29,2 17,8 87 43,5 45 181,5
Tháng 01/2021 22,9 24,1 19,0 28,7 15,1 83 50,9 57 78,9
Tháng 02/2021 22,7 27,2 19,8 31,1 16,9 81 61,5 183 20,2
Tháng 03/2021 26,1 30,8 23,1 32,9 20,6 83 72,3 252 36,2

Nguồn: Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Quảng Ngãi

+ Nhiệt độ trung bình từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021 biến động từ 22,7- 26,10C

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021 biến động từ 24,1 – 30,80C. Tháng có nhiệt độ cao nhất trung bình là tháng 3 (30,80C)

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021 biến động từ 19,0 – 23,10C.Tháng có nhiệt độ thấp nhất trung bình là tháng 01 (19,00C)

+Tổng lượng mưa từ tháng 12/2020-3/2021 biến động từ 20,2-181,5mm.Tháng có lượng mưa cao nhất tháng 12/2020 là 181,5mm.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tháng có nhiệt độ thấp nhất tháng 01/2021 là 15,10C. Nhiệt độ cao nhất 3/2021là 32,90C.

– Thuận lợi: Giai đoạn ớt bắt đầu ra hoa đến khi cho trái chín thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Khó khăn: Giai đoạn từ trồng đến khi bắt đầu phân cành gặp điều kiện nhiệt độ thấp kết hợp gió mùa Đông Bắc vào tháng 01 nhiệt độ thấp nhất là 15,10C cây bén rễ hồi xanh chậm, ảnh hưởng của gió làm ớt bị khô ngọn, queo lá,làm chậm quá trình sinh trưởng phát triển.Kéo dài thời gian từ trồng đến ra hoa.

4.2. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học cây ớt

TT         Chỉ tiêu/
Nghiệm thức
Thời gian từ trồng đến ra hoa(ngày) Thời gian từ trồng – thu lần 1(ngày) Chiều cao cây

(cm)

Đường kính tán(cm) Màu sắc quả
1 Ruộng mô hình 45 91 106,5 68,5 Đỏ tươi
2 Ruộng đối chứng 42 89 102,8 58,1 Đỏ tươi
  So sánh tăng/ giảm (+/-) +3 +2 +3,7 +10,4

Số liệu Bảng 4 cho biết:

Ruộng mô hình có thời gian từ trồng đến ra hoa 45 ngày dài hơn ruộng đối chứng 3 ngày.

Ruộng mô hình có thời gian từ trồng đến thu lần 1 là 91 ngày dài hơn ruộng đối chứng 2ngày.

– Chiều cao cây của ruộng mô hình 106,5 cm, cao hơn đối chứng 3,7 cm.

– Đường kính tán của ruộng mô hình 68,5cm, cao hơn đối chứng 10,4cm.

– Màu sắc quả giữa ruộng mô hình và đối chứng có màu đỏ tươi.

*Nhìn chung, khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới cho cây ớt các đặc điểm nông học của ruộng mô hình so với đối chứng chỉ chênh nhau từ 2-3 ngày. Riêng chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính tán tăng hơn so với ruộng đối chứng từ 3,8 -10,4cm cho thấy bón phân NPK chuyên dùng MTM cây ớt có sức sinh trưởng mạnh, phân cành nhiều, đường kính tán lớn, khả năng cho trái nhiều, màu xanh lá bền, không biểu hiện thừa đạm,cây phát triển cân đối.

Bảng 5. Ảnh hưởng của phân bón đến việc xuất hiện một số sâu bệnh hại chính

TT      Chỉ tiêu
/
Nghiêm thức
Bệnh thán thư

(% quả chín bị bệnh)

Bệnh mốc sương (đ0-9) Bệnh héo rũ

(%)

Sâu đục quả

(đ0-9)

Sức sinh trưởng

 

Độ tàn lá
1 Ruộng mô hình 1 0 0,5 3 1 1
2 Ruộng đối chứng 2 0 1,0 5 3 3

(*Ghi chú:điểm 0:Khôngnhiễm; điểm1: nhiễm nhẹ ;…….. điểm 9:nhiễm nặng)

– Sâu, bệnh:

+Sâu đục quả: xuất hiện ở giai đoạn quả non, mô hình sâu đục quả xuất hiện ở điểm 3, đối chứng ở điểm 5.

+ Bệnh thán thư, bệnh héo rũ ở mô hình xuất hiện từ 0,5 – 1% thấp hơn so với ruộng đối chứng bệnh xuất hiện từ 1-2%.

Nhìn chung mức độ nhiễm sâu bệnh hại giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng sự khác biệt không lớn nhưng cũng cho thấy được mô hình sử dụng phân bón NPK chuyên dùng cho cây ớt thì khả năng kháng sâu, bệnh cao hơn so với dùng phân đơn.

– Độ tàn lá, sức sinh trưởng của mô hình ở điểm 1; đối chứng điểm 3.

Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ớt

TT Chỉ tiêu/ Nghiệm thức Số cây thực thu/ha (cây) Khối lượng trung bình quả (g) Khối lượng quả/ cây (kg) Năng suất thực thu(tấn/ha) So đ/c (+,- %)
1 Ruộng mô hình 23.183 3,42 1,63 36,5 109,3
2 Ruộng đối chứng 23.067 3,28 1,40 33,4 100,0
So sánh tăng/ giảm (+/-) +116 +0,14 +0,23 +3,1 +9,3

Qua số liệu bảng 6 cho thấy:

– Số cây thực thu/ha: Mật độ cây /ha ruộng mô hình 23.183 cây/ha có số cây thực thu cao hơn ruộng đối chứng là 116 cây/ha (do ruộng đối chứng có số cây thấp hơn thất thoát do bệnh héo rủ).

– Khối lượng trung bình quả: Ruộng mô hình có khối lượng trung bình quả 3,42g/quả cao hơn đối chứng 0,14g/quả.

– Khối lượng quả/cây: Mô hình có khối lượng quả/cây là 1,63 kg cao ruộng đối chứng là 0,23 kg/cây.

– Năng suất mô hình đạt 36,5 tấn /ha, tăng hơn so với ruộng đối chứng 3,1 tấn/ha (tương ứng tăng 9,3%). Năng suất ruông mô hình cao hơn đ/c là do số cây thực thu, khối lượng trung bình quả và khối lượng trung bình quả/cây cao hơn.

Qua kết quả trên cho thấy khi sử dụng phân bón Mặt Trời Mới cho cây ớt các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đều tăng hơn so với ruộng sử dụng phân đơn.

5.HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt trong vụ Đông xuân 2020-2021 tại Bình Dương – Bình Sơn – Quảng Ngãi (Tính cho 01 ha)

TT Hạng mục đầu tư ĐVT Phân NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng (Mô hình) Phân đơn (Urê, Lân Kali) (Đối chứng) So với

đối chứng (+,- đ)

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số

lượng

Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       221.111     217.722 +3.389
1 Giống gói 40 120 4.800 40 120 4.800
2 Vật tư       41.311     37.922 +3.389
– Phân chuồng tấn 10 200 2.000 10 200 2.000
– Phân Urê kg   400 9.2 3.680
– Phân Lân kg   700 3.5 2.450
– Phân Kali kg   220 8.6 1.892
– Phân NPK chuyên dùng (20-15-8 +TE) kg 420 10.8 4.536
– Phân NPK chuyên dùng(19-9-19 +TE) kg 550 12.5 6.875
– Vôi kg 600 2,5 1.500 600 2,5 1.500
– Thuốc sâu bệnh 10.000 10.000
– Cây cắm 6.000 6.000.0
– Bạt phủ cuộn 30 346,6 10.400 30 346,6 10.400
3 Chi phí lao động       175.000     175.000  
– Làm đất công 20 350 7.000 20 350 7.000
– Công trồng,chăm sóc công 200 200 40.000 200 200 40.000
– Thu hoạch công 640 200 128.000 640 200 128.000
II Tổng thu   36.500 6.000 219.000 33.400 6.000 200.400 +19.400
  Thu nhập (Công +Lãi)       165.889     150.678 +15.211
Tỷ lệ thu nhập so Đ/c % 110,1 100,0 +10,1

– Tổng chi phí ruộng môhình là221.111.000đ/ha, tăng hơn so ruộng đ/c là3.389.000đ/ha (tăng do chi phí phân bón).

– Tổng doanh thu mô hình đạt219.000.000đ/ha tăng hơn so đối chứng là 19.400.000đ/ha (tăng do năng suất cao hơn 9,3%)

– Năm 2021 do tình hình giá cả thị trường quá thấp, bình quân giá ớt chỉcòn 6.000đ/kg nên ruộng mô hình và đối chứng đều không lãi (Nông dân chỉ bỏ công lấy lãi).

– Tuy nhiên, thu nhậpthuần(Công+Lãi):Ruộng mô hình tổng thu nhập 165.889.000đ/ha cao hơn đ/chứng 15.211.000đ/ha (tương ứng tăng 10,1% là do ruộng mô hình sử dụng phân bón Mặt trời Mới chuyên dùng cho cây ớt năng suất cao hơn 9,3%).

* Nhìn chung khi sử dụng phân bón Mặt trời mới cho cây ớt NPK (20-15-8+TE) và NPK (19-9 -19 +TE) chi phí mô hình có tăng hơn (do chi phí phân bón) nhưng bù lại năng suất mô hình cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

Để minh chứng cho việc sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng trên cây ớt trong vụ ĐX tại tỉnh Quảng Ngãi đã cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng tại huyện Tư Nghĩa là 10,1% và tại huyện Bình Sơn là 9,3%, như vậy bình quân năng suất tăng trong 2 vụ ĐX tại Quảng Ngãi là 9,7% (Biểu đồ 2)

6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Qua kết quả mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt vụ Đông Xuân 2020-2021 tại huyện Bình Sơn – Quảng Ngãi,có kết quả như sau:

– Khi sử dụng phân bón chuyên dùng Mặt Trời Mới cho cây ớt đã cân đối được tỉ lệ N-P-K và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng các nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây ớt ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.

– Hiệu lực của phân bón Mặt Trời Mới cho cây ớt so với ruộng đối chứng có biểu hiện sự khác biệt:

+Các giai đoạn sinh trưởng phát triển,các yếu tố cấu thành năng suất so với đối chứng thể hiện rất rõnhư:Khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu về điều kiện thời tiết vẫn cao hơn.Các đặc điểm của cây: cứng cây, trái chắc, nặng, màu đỏ tươi, sức sinh trưởng mạnh, độ tàn lá kéo dài không biểu hiện thừa đạm.

+ Năng suất của ruộng mô hình là 36,5 tấn/ha cao hơn ruộng đối chứng 3,1 tấn/ha (tương ứng tăng 9,3%).

+ Thu nhập thuần (công + lãi) của mô hình đạt 165.889.000 đ/ha cao hơn đối chứng 10,1%.

-Tiết kiệm chi phí vận chuyển, tiết kiêm công bón, thao tác đơn giản. Thuận tiện cho người nông dân khi sử dụng.

– Thông qua mô hình nông dân đã nắm bắt cách sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây ớt. Mô hình đã tác động tích cực đến nhận thức của nông dân trực tiếp thực hiện và nông dân vùng lân cận.

6.2.Khuyến nghị

– Các cấp chính quyền địa phương, hội đoàn thể và nông dân, tùy theo điều kiện cụ thể vận dụng nhân rộng mô hình.

– Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định:

+Tiếp tục đầu tư mô hình trên cây ớt và các loại cây trồng khác trên địa bàn Quảng Ngãi trong những năm đến để có cơ sở hướng dẫn sử dụng.

+Tiếp tục duy trì cung ứng phân bón Mặt Trời Mới đảm bảo chất lượng, kịp thời vụ đến tận tay bà con nông dân./.

Biên tập: CN. Lưu Hữu Phước và KS. Nguyễn Phúc

 – Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM