Sử Dụng Phân Bón Mặt Trời Mới Chuyên Dùng Trong Kỹ Thuật Thâm Canh Lạc và Sắn Trong Mô Hình Lạc Xen Sắn

google+

linkedin

Sử Dụng Phân Bón Mặt Trời Mới Chuyên Dùng Trong Kỹ Thuật Thâm Canh Lạc và Sắn Trong Mô Hình Lạc Xen Sắn

Sử Dụng Phân Bón Mặt Trời Mới Chuyên Dùng Trong Kỹ Thuật Thâm Canh Lạc và Sắn Trong Mô Hình Lạc Xen Sắn

TS. Nguyễn Thanh Phương

1. Giống sử dụng

– Đối với giống lạc: Lạc sẻ, Lỳ, mỏ két, L14, LDH.01 (Theo Quy chuẩn QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc)

– Đối với giống sắn: KM94 sạch bệnh (không bị nhiễm bệnh khảm lá sắn do virus, bệnh chổi rồng và rệp sáp bột hồng) và giống sắn KM7 (Theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-61: 2011/ BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn).

2. Thời vụ trồng

– Đối với cây sắn: Vụ ĐX: 20/12 – 10/2 (Đối với vùng đất cát, đất bằng có nước tưới).

– Đối với cây lạc: Gieo lạc sau cây sắn khoảng 7-10 ngày hoặc cùng lúc với trồng sắn.

3. Chuẩn bị đất

Đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha, thịt nhẹ), pH = 4,5-6. Đất dọn sạch thực bì, cỏ dại, đốt.

Đối với đất cát hoặc đất bằng: làm đất toàn diện.

4. Khoảng cách và mật độ trồng trong mô hình lạc xen sắn

a. Đối với cây lạc

Giữa 2 hàng sắn trồng 4 hàng lạc (khoảng cách hàng 1 m);

Mật độ trồng lạc 2 hạt/hốc: 20cm x  20-25cm x 2 hạt/hốc; hoặc 20cm x 15cm x 1 hạt/hốc.

b. Đối với cây sắn

– Trồng: 12.500 cây/ha (Hàng cách hàng: 1,0 m; Cây cách cây: 0,8 m);

– Đối với đất cát và đất xấu (nghèo dinh dưỡng) có thể trồng đến 14.300 cây/ha (Hàng cách hàng 1,0 m; Cây cách cây: 0,7 m).

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LẠC XEN SẮN

5. Bón phân và chăm sóc

5.1. Bón phân

Bảng1. Lượng phân bón cho 1 ha mô hình Lạc xen sắn

TT Loại phân Đơn vị tính Số lượng Bón lót Bón thúc cho lạc Bón thúc cho sắn sau khi thu hoạch lạc
1 Phân chuồng Tấn 6-8 6-8 0 0
2 Vôi bột Kg 400 400 0 0
3 Vôi hạt Kg 160 – 180   160 – 180 0
4 NPK 9-20-18+4MgO+TE (Phân bón Mặt trời mới chuyên dùng cho cây Lạc) Kg 350 – 400 175-200 175 – 200 0
5 NPK 15-5-15+TE (Phân bón Mặt trời mới chuyên dùng cho cây Sắn )* Kg 200 – 300 0 0 200 – 300

Ghi chú: * Trường hợp trồng thuần cây lạc thì không sử dụng NPK 15-5-15+TE

(350-400 kg NPK 9-20-18+4MgO+TE tương đương 68-78 kg Đạm Urê + 438-500 kg Lân + 105-120 kg KCl).

  1. Bón lót: 2 lần

– Bón lót lần 1:

+ Trước khi gieo hạt 15-20 ngày: Bón toàn bộ vôi bột.

+ Trước khi gieo 10 ngày toàn bộ phân chuồng.

– Bón lót lần 2: Khi cày bừa lần cuối, bón 50% NPK 9-20-18+4MgO+TE (Nhãn hiệu Mặt trời mới) và gieo trồng.

  1. Bón thúc: Bón thúc cho cây lạc 2 lần và có trồng xen sắn thì bón thúc cho sắn 1 lần.

– Lần 1: Khi cây lạc được 3 lá bón 25 – 50% lượng NPK kết hợp xới phá váng.

– Lần 2: Khi lạc ra hoa rải rác (khoảng 5%, khoảng 40 ngày): Bón toàn bộ vôi hạt và 0-25% lượng NPK 9-20-18+4MgO+TE (Nhãn hiệu Mặt trời mới).

Ngoài ra, còn sử dụng phân bón lá và kích thích sinh trưởng vào các giai đoạn sinh trưởng chủ yếu như: Giai đoạn phân cành, ra hoa, đâm tia hình thành quả,… (mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày)

* Lưu ý: Phun bổ sung thêm phân bón lá như Canxi Nitrat với số lượng 2,5 kg/ha, phun là 2 lần vào các giai đoạn: (i) Trước khi ra hoa (vụ ĐX là 25 ngày và vụ Hè là 20 ngày sau gieo); (ii) Gần kết thúc nở hoa (vụ ĐX là 50 ngày và vụ Hè là 45 ngày sau gieo). Nồng độ phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác.

– Lần 3 (nếu có trồng xen sắn): Sau trồng 90 – 100 ngày (sau khi thu hoạch lạc) bón 15-5-15+TE (Nhãn hiệu Mặt trời mới) với số lượng 200-300 kg/ha.

Sau các lần bón cần vun gốc và be luống.

* Tại một số xã Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Lâm huyện Phù Cát tỉnh Bình Định có thể áp dụng việc bón phân cho mô hình trồng Lạc hoặc Lạc xen sắn như sau:

– Bón lót lần 1:

+ Trước khi gieo hạt 15-20 ngày: Bón toàn bộ vôi bột

+ Trước khi gieo 10 ngày toàn bộ phân chuồng.

– Bón lót lần 2 (Khi cày bừa lần cuối): Bón toàn bộ phân NPK 9-20-18+4MgO+TE (Nhãn hiệu Mặt trời mới) và gieo trồng.

– Bón thúc vôi: 1 lần bằng vôi hạt khi lạc ra hoa rải rác.

– Bón thúc cho cây sắn (nếu có trồng xen sắn): 1 lần sau khi thu hoạch lạc và bón 15-5-15+TE (Nhãn hiệu Mặt trời mới).

5.2. Phòng trừ cỏ dại

Sử dụng thuốc cỏ tiền này mẩm: Ronstar 25EC hoặc Dibsta phun sau khi kết thúc gieo trồng.

5.3. Chăm sóc

a. Đối với cây lạc

– Trồng dặm: Sau khi khoảng 7 ngày cần tiến hành trồng dặm vào những nơi hạt không mọc để đảm bảo mật độ.

– Làm cỏ, xới đất: Trong quá trình sinh trưởng của cây lạc, nếu có mưa lớn làm váng mặt ruộng khi ruộng khô cần xới phá váng.

+ Xới cỏ đợt 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành bón phân và xới nhẹ làm thông thoáng mặt ruộng, bón thúc toàn bộ lượng phân đạm, phân kali còn lại.

+ Xới cỏ đợt 2: Khi cây có 6-7 lá nghĩa là sau lần tưới thứ 2 (giai đoạn 20-22 ngày) khi đất đã ráo mặt tiến hành xới gốc 3-5 cm, thoáng gốc sạch cỏ, không vun đất vào gốc.

+ Xới cỏ đợt 3: Sau khi lạc ra hoa khoảng 10 – 15 ngày tiến hành bón thúc lượng vôi hạt vào cạnh rãnh kết hợp vun nhẹ, làm sạch cỏ.

b. Đối với cây sắn

Sau trồng 5 – 7 ngày, kiểm tra mật độ để trồng dặm. Sau 30 ngày tiến hành làm cỏ, phá váng, bón phân (kết hợp với khi chăm sóc lạc). Sau trồng 90 ngày bón phân, kết hợp vun gốc và be luống.

6. Tưới tiêu

Sau khi cây lạc mọc đều, các công đoạn chăm sóc tiến hành bình thường không tiếp tục tưới nước. Đến 20-22 ngày ta tưới nước phun sương bằng béc phun hoặc ống nhựa thủng tạo điều kiện đủ nước sao cho phần giữa luống không bị thiếu nước. Giúp cây phục hồi sinh trưởng ra hoa tập trung. Kể từ giai đoạn này trở đi sẽ tưới nước định kỳ không được để cây héo cho đến khi thu hoạch.

Dùng phương pháp tưới phun sương, đảm bảo đủ ẩm ở các giai đoạn: Cây con, ra hoa, đâm tia và hình thành quả.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn, cây lạc

– Trên cây lạc: sâu xám, sâu khoang, sâu xanh da láng, rệp hại lạc, sâu cuốn lá, nhện đỏ,…, bệnh héo xanh vi khuẩn, lỡ cổ rễ, héo vàng,… Phòng trừ bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

– Cây sắn ít sâu bệnh hại, nhưng cần chú ý một số bệnh như thán thư, bệnh xì mủ thân. Nếu bị hại nặng cần dọn sạch cỏ dại và thân lá của cây bị bệnh để hạn chế lây lan, phun các loại thuốc như Carvil, Vicarben; ngoài ra còn có một số bệnh như bệnh chổi rồng, bệnh xoan lá, chùn ngọn do virus,… Phòng trừ bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

– Ngoài việc dùng một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, còn phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

8. Thu hoạch

8.1. Đối với cây lạc

Thu hoạch lạc vào đúng độ chín, khi cây có 80 – 85% số quả già (quả có gân rõ, mặt trong quả có màu nâu, võ lụa hạt có màu đặc trưng của giống). Tránh thu hoạch lạc quá muộn nhất là khi ruộng trong điều kiện quá ẩm. Tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng, rụng. Sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ đến khi vỏ lụa tróc ra là được.

Lưu ý: Để lại toàn bộ thân lá phủ vào gốc sắn để giữ ẩm và làm phân cho cây sắn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người dân đã sử dụng làm thức ăn cho gia súc lớn (trâu, bò).

8.2. Đối với cây sắn

Thu hoạch sắn đúng tuổi (TGST) và thời tiết nắng ráo (trước mùa mưa hoặc sau mưa khoảng 2-3 tuần). Thời gian thu hoạch thích hợp vào khoảng 9-11 tháng sau khi trồng. Thu hoạch vào tháng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 dương lịch, trước mùa mưa lũ tháng 10-11 ở Bình Định (Vì hàm lượng tinh bột trong củ sắn tỷ lệ nghịch với lượng mưa). Thu hoạch xong phải vận chuyển ngay đến cơ sở chế biến, tránh phơi nắng ngoài đồng sẽ làm giảm chất lượng bột.

Sau khi đã thu hoạch củ, chọn những cây có đường kính > 2 cm, không bị sâu bệnh và không bị xay sát và phải giữ ngọn để làm cây giống cho vụ sau. Hom để nơi râm mát. Nếu thời tiết khô hanh thỉnh thoảng tưới ẩm cho đất và hom. Có thể bảo quản hom tại ruộng bằng cách xếp đứng để phần gốc hom chạm đất, lấp đất xung quanh khoảng 20 cm (có thể để nguyên phần hom già dưới mặt đất) và che phủ toàn bộ hom./.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM