Quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Điều

google+

linkedin

Quy trình bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Điều

Hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho cây điều kinh doanh.

* Phân bón cho điều:

Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức. Năng suất hạt điều phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây. Cây điều cần ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp. Lượng phân và quy trình bón như sau:

Lượng phân bón

Việc bón phân cho cây điều phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Thời kỳ khai thác tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát triển từ l-2 đợt lá/năm. Lượng phân bón cho điều thường được chia ra ba đến bốn lần đối với vườn kiến thiết cơ bản và hai hoặc ba lần đối với cây điều dang cho thu hoạch: lần 1 bón vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6, lần 2 gần cuối mùa mưa khoảng tháng 9-10 hàng năm và lần 3 chỉ bón khi vườn điều giai đoạn thu hoạch và thâm canh có nước tưới.

Liều lượng khuyến cáo trình bày ở Bảng sau:

Bảng 1 liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiết thiết cơ bản

Tuổi cây Số lần bón Phân NPK Mặt Trời Mới (g/cây)
19-16-8+TE Mặt Trời Mới hoặc
16-16-8+9S+TE Mặt Trời Mới hoặc
20-20-15+TE Mặt Trời Mới
1 3-4 60
2 3 600
3 2 (lần 1: tháng 5-6, lần 2: tháng 9-10) 2000

                                                         

Bảng 2: Liều lượng phân bón cho cây điều trong thời kỳ khai thác

Tuổi cây Lần bón Lượng phân NPK Mặt Trời Mới
(kg/cây/lần)
4 Lần 1: tháng 5-6 2-4kg 19-16-8+TE hoặc
16-16-8+9S+TE hoặc
20-20-15+TE
Lần 2: tháng 9-10 2-4kg 15-15-15+TE
Lần 3: sau khi đậu trái (nếu tưới nước) 2-4kg 14-7-17+TE hoặc
15-8-18+Bo+TE hoặc
19-9-19+TE
5-7 Từ 5 năm tuổi trở lên  tăng thêm từ 50% – 100% lượng phân bón mỗi năm tùy theo mức tăng năng suất

             

Cách bón

Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn: đào rãnh sâu 10 – 15 cm quanh mép tán sau đó rãi đều phân và lấp lại tránh để phân bị rữa trôi hoặc bốc hơi.

Đối với những vùng đất dốc thì  đầu mùa mưa bón trên phần đất cao và cuối mùa mưa bón đều xung quanh tán.

Khi vườn cây đã khép tán  nên đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10 – 20 kg/cây/năm hoặc 5 – 10 kg phân hữu cơ vi sinh. ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi.

Nếu không đủ công thì có thể cuốc quanh gốc theo hình chiếu của tán cây 5 – 6 lỗ, sâu 5 – 10 cm rồi bón phân vào lỗ và lấp đất lại. Đất bằng hay đất dốc thì cách bón vẫn như nhau.

Bón phân xong gặp mưa thì tốt, nếu không thì cố gắng tưới nước 1 – 2 lần cho phân tan 

Tháng 11 + 12:

Dọn vệ sinh vườn: Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều. Chú ý phát quang các bụi cỏ trong vườn, Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun khói. Theo kinh nghiệm dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọc xít muỗi, giúp cây tăng cường đậu trái.

Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống.

Chăm sóc giai đoạn ra hoa, đậu trái: Thời điểm này sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, giúp cây ra hoa đậu quả tốt từ đó nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều. Khi sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý về chủng loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng. Bo và Zn là hai vi lượng cần thiết cho cây điều ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Sử dụng

–  Xử lý ra hoa tăng cường đậu trái : khi cành cây điều ra 2 -3 lá non để chuẩn bị ra hoa thì Phun Bortrac, có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư

– Nuôi trái: khi trên 80% trái đã to bằng đầu đũa ăn thì phun hợp trí HK 7-5-44 + TE (500g +500 g)/phuy 200 lít, phun 2 lần cách nhau 15 ngày(có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư)

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều

Bọ xít muỗi

Có 2 loài bọ xít muỗi gây hại: Loài bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) phổ biến nhất, còn loài bọ xít muỗi đỏ (Helopeltis antonii) ít phổ biến hơn.

Bọ xít muỗi non và trưởng thành đều gây hại các bộ phận non của cây điều như lá non, chồi non, hoa và cả quả, hạt non. Vết chích lúc đầu có màu xám, sau bị thâm đen; quả non bị chích nhiều có thể phát triển dị dạng. Các loại nấm gây bệnh dễ dàng xâm nhập, gây hại qua vết chích, đặc biệt là nấm gây bệnh thán thư.

Bọ xít muỗi thường hoạt động mạnh vào buổi sáng (trước 9 giờ) và chiều tối (sau 4 giờ chiều), khi trời nắng nóng thì ẩn nấp dưới tán lá, ngày âm u thì hoạt động cả ngày.

+ Biện pháp canh tác:

Không bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.

Làm sạch cỏ dại, tỉa cành tạo tán để vườn điều thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ thường xuyên của bọ xít muỗi. Thu gom cành, lá, hoa, quả bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan nguồn bệnh.

Thu gom lá điều khô và cỏ dại đốt hun khói vào buổi chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi đến gây hại.

+ Biện pháp sinh học:

Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến đen (Dolicoderus thoracicus) hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina), bọ ngựa và nhện lớn bắt mồi. Kiến vàng là thiên địch hữu hiệu nhất, chúng ăn ấu trùng, trưởng thành bọ xít muỗi và có thể xua đuổi, ngăn cản trưởng thành đến chích hút hoặc đẻ trứng nếu đạt mật số cao.

Sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizum anisopliae, Beauveria bassiana hoặc Paecilomyces sp. phun trừ bọ xít muỗi khi tuổi còn nhỏ, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

+ Biện pháp hóa học:

Sử dụng các loại thuốc: Permecide 50EC, Peran 50EC, Tungcydan 60EC, Dragoannong 585EC, Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC.. Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

– Thời điểm phun hiệu quả:

+ Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra lá non, hoa.

+ Những ngày trời âm u bọ xít muỗi hoạt động mạnh có thể phun sớm hơn nhưng nếu điều đang nở hoa không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.

+ Phun khi bọ xít muỗi tuổi 1 – 3 hiệu quả cao nhất.

– Phương pháp phun: Phun trừ đồng loạt trên diện rộng, phun từ xung quanh vườn vào trong theo hình xoáy trôn ốc và phun ướt đều tán cây. Sử dụng bình phun động cơ thổi gió hoặc tạo sương mù, khói để phun thuốc BVTV có cơ chế tác động tiếp xúc hoặc xông hơi. Phun trừ bọ xít muỗi (trưởng thành và ấu trùng) cư trú trong các bụi rậm, tán cây rậm rạp ven vườn điều.

Bệnh thán thư:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, thường phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa kéo dài và thiếu ánh sáng. Nguồn bệnh phát tán nhờ nước và gió.

Bệnh thường xuất hiện khi điều ra lá, có nụ hoa hoặc bắt đầu đậu quả. Bệnh thường gây hại nặng trên chồi non, phát hoa, quả non và hạt làm giảm năng suất và chất lượng hạt điều. Bệnh hại nặng ở các vườn ít được chăm sóc, bón phân không cân đối, cây rậm rạp, ít cắt tỉa.

Bọ xít muỗi có thể làm gia tăng mức độ lây nhiễm bệnh thán thư khi chúng chích hút thường tạo ra vết thương giúp bệnh thán thư dễ dàng xâm nhập, gây hại vì vậy khi vườn xuất hiện nhiều bọ xít muỗi thì bệnh thán thư cũng gây hại nặng hơn.     – Khi phát hiện tỉ lệ bệnh ở mức độ nhẹ sử dụng các thuốc BVTV: DuPontTM Kocide 46.1 WG, Norshield 86.2WG, New Kasuran 16.6WP, Tungvil 5SC, 10SC… Liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

– Thời điểm phun: Vào giai đoạn cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non nếu gặp điều kiện ẩm độ cao, sương mù nhiều cần phun thuốc BVTV để phòng trừ bệnh. Không phun trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.

– Phương pháp phun: Phun ướt đều tán cây; nếu ẩm độ không khí cao và kéo dài có thể phun lần 2 (sau lần 1 từ 5 – 7 ngày).

Bọ đục chồi (bọ vòi voi) (hiện nay nhiều vườn điều bị bọ đục chồi)

* Đặc điểm gây hại

Sâu trưởng thành dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp nhau vào thân chồi non đẻ trứng. đục từ 3 – 8 lỗ nhưng chỉ có 1 – 2 trứng, từ lỗ thứ 2 từ trên xuống có trứng

Lỗ đục có dịch màu trắng sữa, sau chuyển sang màu vàng nâu

Trứng nở thành sâu non đục lên ngọn làm lá trên ngọn co lại, héo xanh sau chuyển sang màu nâu đen và ngọn bị chết khô

* Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện chồi non bị héo cần cắt bỏ hay đi đốt, có thể phun thuốc vào thời điểm ra đọt non hay vào thời điểm mật độ sâu trưởng thành nhiều (tháng 1, tháng 5, tháng 9) bằng các thuốc: Anboom 48SC, Maxfos 50 EC, Dragon 585 EC, Dragonannong 585 EC, Tungcydan 60 EC,  Daiethylfos 60EC…

Sâu đục lá(hay còn gọi là sâu phổng lá) (là một trong các đối tượng gây hại chính hiện nay)

* Đặc điểm gây hại

Trứng nở thành sâu non, sâu non đục thành những đường hầm trong lá thành những đường ngoằng ngoèo, cuối cùng tạo thành vết phổng màu trắng trên lá, Khi bị nặng toàn bộ lá bị khô và gẫy vụn

* Biện pháp phòng trừ

Phòng trừ bằng thuốc hóa học: Anboom 48SC, Maxfos 50 EC, Dragon 585 EC, Dragonannong 585 EC, Tungcydan 60 EC, Permecide 50 SC, Peran 50EC, Cyperan 5EC, Sherbush 5EC,  Etofenprox như thuốc Trebon 10 EC, Sherpa 25 EC…

Rệp sáp, rầy mềm

Thường gây hại trên đọt non,  khi bị rầy mềm hoặc rệp sáp sử dụng các loại thuốc: Anboom 48SC, Maxfos 50 EC, Dragon 585 EC, Dragonannong 585 EC, …

Sâu róm đỏ

Là loại sâu có khả năng gây hại nặng nếu không có các biện pháp phòng trừ kịp thời, Cần phát hiện sớm để trừ lúc sâu non, mật độ thấp. sử dụng các loại thuốc:  Reasgant 2WG, FM tox 25 EC, thuốc Motox 5 EC, Vifast 5 EC, Alfapathrin 10EC  Permecide 50 SC, Peran 50EC, Cyperan 5EC, Sherbush 5EC, Trebon 10 EC, …

Bọ trĩ

          Thường phát triển mạnh trong giai đoạn ra đọt non, giai đoạn ra bông – đậu trái, gây hại trên lá non, chồi non, bông, trái non. Vết chích có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công, Sử dụng các loại thuốc:  Vifast 5 EC, Permecide 50 SC, Peran 50EC, Cyperan 5EC, Sherbush 5EC, Trebon 10 EC,

Bệnh cháy lá khô cành

– Nguyên nhân là do nấm Pestalotia sp và Botryodiplodia kết hợp gây ra.

– Nấm bệnh thường xâm nhập qua vết thương cơ giới, hoặc do côn trùng cắn phá và lây lan qua không khí. Ngoài ra bệnh còn gây hại nặng trên những vườn điều chăm sóc kém, nhiều cỏ dại, bón phân không hợp lý. Để phòng chống bệnh hiệu quả cần thực hiện các biện pháp sau:

– Thường xuyên thăm vườn phát hiện bệnh kịp thời; vệ sinh vườn, cắt bỏ lá, cành bị bệnh và những cành kém hiệu quả để vườn cây được thông thoáng.

– Phòng trừ tốt các loại côn trùng gây vết thương cơ giới như bọ xít muỗi, bọ đục nõn, nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập và gây hại.

– Tiến hành phun phòng thuốc BVTV để rửa vườn khi thu hoạch xong bằng các thuốc gốc đồng như: Norshield 86.2WG, Kocide 53.8DF, Champion 77WP, Coc 85WP… để hạn chế bệnh phát tán.

– Khi phát hiện bệnh với tỷ lệ gây hại thấp, có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ như: Amistar Top 325SC, Casuvil 500SC, Azotop 400SC, phun 2 đến 3 lần cách nhau 7 đến 10 ngày.

Trên đây là tài liệu cơ bản hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều. Để có vụ điều 2017 – 2018 đạt năng suất, ngay từ bây giờ nông dân hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, đồng thời tuyên truyền cho các hộ nông dân xung quanh cùng thực hiện đồng bộ,

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM