nayphimsex

Một số vấn đề cần quan tâm về việc sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng trong kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bưởi da xanh tại Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

google+

linkedin

Một số vấn đề cần quan tâm về việc sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng trong kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bưởi da xanh tại Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Một số vấn đề cần quan tâm về việc sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng trong kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bưởi da xanh tại Bình Định và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

ThS. Phạm Phú Hưng – Giám đốc, ThS. Trần Văn Tuyến, CN. Lưu Hữu Phước, CN. Nguyễn Ngọc Thạch (Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định); TS. Nguyễn Thanh Phương (Nguyên PVT – Viện KHKT Nông nghiệp ĐHNTB; Thành viên Hội đồng Khoa học Công ty & Giảng viên Đại học)

(Đã đăng trên Bản tin Khoa học & Kỹ thuật số 52 tháng 11-2022 trang 19 và trang 25)

1. Kỹ thuật trồng

1.1. Chọn đất trồng: Đất trồng bưởi phải có tầng canh tác dày ít nhất là 0,6 m, và vừa có khả năng giữ nước vừa có khả năng thoát nước tốt. Nơi phải có nguồn nước sạch để tưới.

1.2. Thời vụ trồng: Thời điểm trồng thích hợp nhất vào tháng 8-9 dương lịch đối với những vùng đất cao, dễ thoát nước. Đối với những vùng thấp, trũng thường xuyên ngập lụt có thể trồng vào cuối mùa mưa. Những vùng chủ động nước tưới thì có thể trồng quanh năm (trừ mùa mưa lụt và nắng gắt).

1.3. Mật độ và khoảng cách trồng: (i) Khoảng cách trồng 6 x 6m (tương đương mật độ trồng 278 cây/ha);

(ii) Khoảng cách trồng 7 x 7m hoặc 6 x 8m (tương đương mật độ trồng 200 cây/ha).

1.4. Chuẩn bị hố và cách trồng

– Đào hố với kích thước 60 x 60 x 60 cm. Trộn đều đất lớp đất mặt với 30 kg phân chuồng hoai (hoặc 3 kg phân hữu cơ Mặt Trời Mới 3-2-2+70 OM) + 1 kg vôi bột.

– Nếu trồng trên đất ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông thì nên làm mô. Mặt mô nên cao 40-60 cm, đường kính 80-100 cm, đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần.

2. Kỹ thuật bón phân

2.1. Vườn kiến thiết cơ bản (KTCB): từ 1-3 năm tuổi.

Sử dụng phân bón Mặt Trời Mới NPK 20-14-8 + TE chuyên dùng cho cây ăn quả (cây Bưởi) giai đoạn KTCB và phân hữu cơ MTM (3-2-2+70 OM).

Bảng 1. Loại phân, lượng phân và thời điểm bón cho cây Bưởi giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) (Lượng phân bón cho 1 cây; kg/cây)

Tuổi vườn

Vườn từ 1-2 năm tuổi

Vườn 3 năm tuổi

Tổng lượng phân bón – NPK 20-14-8+TE: 1,2-1,8 kg/cây (Bón 2 tháng/ lần)

– Phân hữu cơ MTM: 2 kg hoặc phân chuồng: 20 kg

– NPK 20-14-8+TE: 2,4-3,6 kg/cây (Bón 2 tháng/ lần)

– Phân hữu cơ MTM: 3 kg hoặc phân chuồng: 30 kg

Bón lần 1 (Tháng 1-2) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg; Phân hữu cơ MTM: 2 kg hoặc phân chuồng: 20 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg; Phân hữu cơ MTM: 3 kg hoặc phân chuồng: 30 kg
Bón lần 2 (Tháng 3-4) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg
Bón lần 3 (Tháng 5-6) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg
Bón lần 4 (Tháng 7-8) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg
Bón lần 5 (Tháng 9-10) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg
Bón lần 6 (Tháng 11-12) NPK 20-14-8+TE: 0,2-0,3 kg NPK 20-14-8+TE: 0,4-0,6 kg

2.2. Vườn kinh doanh cho ra quả theo vụ chính

Sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK 20-14-8 + TE, NPK 15-15-15 + TE, NPK 15-8-18 + TE chuyên dùng cho cây ăn quả (cây Bưởi) và phân hữu cơ MTM (3-2-2+70 OM) giai đoạn kinh doanh (từ 4-5 tuổi trở lên).

Bảng 2. Loại phân, lượng phân và thời điểm bón cho cây Bưởi giai đoạn kinh doanh (Lượng phân bón cho 1 cây; kg/cây)

Thời gian bón Phân bón MTM chuyên dùng: NPK 20-14-8 + TE, NPK 15-15-15 + TE, NPK 15-8-18 + TE
Tổng lượng phân bón – NPK 20-14-8+TE: 1,5 kg/cây; – NPK 15-15-15+TE: 2 kg/cây;

– NPK 15-8-18+TE: 1,5 kg/cây;

– Phân hữu cơ MTM: 4-6 kg/cây hoặc phân chuồng: 40-60 kg/cây

– Lần 1 (Sau thu hoạch) – NPK 20-14-8+TE: 1,5 kg/cây

– Phân hữu cơ MTM: 4-6 kg/cây hoặc phân chuồng: 40-60 kg/cây

– Lần 2 (trước khi ra hoa 1 tháng) – NPK 15-15-15+TE: 1,5 kg/cây
– Lần 3 (Giai đoạn nuôi quả) – NPK 15-15-15+TE: 0,5 kg/cây; – NPK 15-8-18+TE: 1 kg/cây
– Lần 4 (Trước thu hoạch 1 tháng) – NPK 15-8-18+TE: 0,5 kg/cây

* Ghi chú: Tùy thuộc đường kính tán, tình trạng sức khỏe, sản lượng thu hoạch mùa trước và tuổi cây thì lượng phân NPK tăng 10-20% cho 1 lần bón.

2.3. Vườn kinh doanh cho ra quả liên tục (quanh năm)

Sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK 20-20-15+TE, NPK 15-15-15+TE chuyên dùng cho cây ăn quả (cây Bưởi) giai đoạn kinh doanh (từ 4-5 tuổi trở lên).

Bảng 3. Loại phân, lượng phân và cách bón cho cây Bưởi giai đoạn kinh doanh (Lượng phân bón cho 1 cây; kg/cây)

Thời gian bón Phân bón MTM chuyên dùng: NPK 20-20-15 + TE, NPK 15-15-15 + TE
Tổng lượng phân bón – NPK 20-20-15+TE: 2 kg/cây; – NPK 15-15-15+TE: 3 kg/cây;

– Phân hữu cơ MTM: 4-6 kg/cây hoặc phân chuồng: 40-60 kg/cây

– Lần 1 (Sau thu hoạch tập trung; tháng 2) – NPK 20-20-15+TE: 1,0 kg/cây

– Phân hữu cơ MTM: 4-6 kg/cây hoặc phân chuồng: 40-60 kg/cây

– Lần 2 (Đậu quả; tháng 3-4) – NPK 20-20-15+TE: 0,5 kg/cây
– Lần 3 (Quả lớn hơn ½ kích thước thu hoạch; tháng 4-5) – NPK 20-20-15+TE: 0,5 kg/cây
– Lần 4 (Nuôi quả; Sau bón lần 3 là 1 tháng; tháng 6-7 ) – NPK 15-15-15+TE: 1,5 kg/cây
– Lần 5 (Tháng 8) – NPK 15-15-15+TE: 1,5 kg/cây

* Ghi chú: Tùy thuộc đường kính tán, tình trạng sức khỏe, sản lượng thu hoạch mùa trước và tuổi cây thì lượng phân NPK tăng 10-20% cho 1 lần bón.

2.4. Phương pháp bón: Xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bề rộng của rãnh khoảng 30-40 cm, cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Không cuốc quá sâu có thể gây đứt rễ. Cũng có thể kết hợp với vun đắp gốc để bón phân. Nếu đất dốc thì bón phía trên dốc.

3. Tủ gốc giữ ẩm: Cần phải tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm, tránh cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng hữu cơ cho đất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng cây màu để tránh đất bị xói mòn.

4. Tỉa cành và tạo tán

4.1 Tạo tán

Tạo cây có dạng hình tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài, các bước tạo tán như sau: Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các cành bên phát triển. Chọn 3 cành khoẻ, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân chính tạo thành một góc 35-400. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 để cách thân chính 15-30 cm và cành này cách cành khác 20-25 cm và cùng cành cấp 1 tạo thành một góc 30-350. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các cành mọc quá dày hoặc yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch

4.2. Tỉa cành: Sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: (i) Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15 cm); (ii) Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không thể mang quả; (iii) Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

4.3. Kiểm soát chiều cao của tán cây: Khi cành bưởi cao trên 3-4 m thì cắt bỏ nhằm khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để duy trì sức sống tốt của cây, đảm bảo sự cân bằng sinh trưởng và kết quả ở mức tối ưu.

  1. Tưới và tiêu nước: Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và ra hoa đậu quả. Mùa nắng nên thường xuyên tưới, mùa mưa cần tiêu nước tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết.
  2. Xử lý ra hoa: Bưởi Da xanh không cần xử lý vẫn có thể ra hoa, tuy nhiên để cây ra hoa tập trung có thể xử lý ra hoa cho cây theo những cách như sau:

6.1. Xử lý ra hoa bằng cách tạo khô hạn: Tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 01 dương lịch (dl), thu hoạch quả vào Tết Trung thu; hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dl thu hoạch quả vào Tết Nguyên đán. Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa.

6.2. Xử lý ra hoa bằng cách lảy lá của cành mang quả: Lảy (lặt) lá trên cành mang quả, giúp cây ra hoa điều kiện không thể làm khô hạn cho cây, chọn cành già không có tược non, cành có khả năng mang quả để lảy lá. Sau thời gian 10-20 ngày, cây sẽ ra lá non và hoa.

6.3. Xử lý ra hoa bằng cách sử dụng hoá chất

(1) Sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa theo một trong 3 cách sau:

            – Tưới xung quanh gốc ở liều lượng 2,5-5 g/cây.

            – Phun lên cây ở nồng độ 1.000-2.000 ppm cũng có khả năng giúp cây có múi ra hoa.

            – Quét gốc, vị trí quét cách mặt đất 10-20 cm, kích thước vết quét 10-15 cm và quét vòng theo chu vi của gốc cây. Trên cây 5 năm tuổi quét 1 gr ai/gốc đạt tỷ lệ ra hoa 60-70%.

(2) Sử dụng Ethrel để xử lý ra hoa theo một trong 2 cách sau: (i) Phun lên lá với nồng độ 500 ppm; (ii) Tưới gốc. Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón phân lần 2 (trước ra hoa), sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.

  1. Tỉa quả: Trên mỗi chùm quả chỉ nên giữ lại tối đa là 02 quả, tốt nhất là 01 quả. Các quả bưởi đậu trong thời gian cây còn nhỏ cũng cần được tỉa bỏ. Nên để quả thu hoạch khi tuổi cây tính từ lúc trồng phải được ít nhất là 36 tháng.
  2. Bao quả: Sau khi đậu quả 40-50 ngày (đường kính quả khoảng 3-5 cm) dùng túi bao giấy mầu trắng chuyên dụng. Cho quả vào túi bao, miệng túi bao kín quả, nhẹ nhàng quấn chặt dây vải vào cuống quả. Trước khi thu hoạch khoảng 25-30 ngày cởi túi bao.
  3. Neo quả: Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo quả trên cây từ 15-30 ngày để chờ xuất bán bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibb… hoặc bón nhiều phân dạng đạm và tưới nước thường xuyên.
  4. Thu hoạch và bảo quản

– Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo mùa vụ, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng,… Khi quả chín, túi tinh dầu nở to, vỏ căng và chuyển màu, đáy quả hơi bằng và khi ấn thì mềm, quả nặng. Nên thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ tay. Tránh thu quả lúc nắng gắt, sẽ làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ. Không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

– Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ chứa để nơi thoáng mát chờ phân loại, lau sạch vỏ quả và vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ.

– Sau khi thu hoạch hoặc xử lý hóa chất, giữ quả trong bóng râm vài ngày cho ráo trước khi cho vào túi tồn trữ. Túi nên dày khoảng 0,02-0,03 mm, mỗi túi chỉ nên giữ 1 quả. Nếu tồn trữ trong thời gian lâu nên sử dụng màng bao PE thật mỏng quấn chung quanh.

  1. PHÒNG TRỪ MỘT SỐ LOÀI SÂU, BỆNH CHÍNH HẠI BƯỞI

            Ngoài việc thực hiện IPM trên vườn bưởi từ khi trồng đến khi thu hoạch thì phải chú ý phòng trừ một số sâu, bệnh chính hại bưởi như sau:

11.1. Ruồi đục quả: Để hạn chế tác hại của ruồi đục quả, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây: (i) Thu hoạch quả sớm hơn bình thường, đừng để quả chín ở lâu trên cây; (ii) Thu gom những quả bị rụng, những quả bị hại đem chôn kĩ để diệt dòi bên trong, hạn chế mật độ ruồi ở các lứa sau; (iii) Sử dụng bã sinh học Sofri Protein 10 DD để bẫy ruồi.

11.2. Sâu đục thân, đục cành: (i) Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành, bắt sâu non; (ii) Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non; (iii) Quét vôi hàng năm vào gốc cây và cành cấp 1 để diệt trứng; (iv) Phun phòng khi sâu non mới xuất hiện có thể dùng Dầu khoáng SK EnSpray 99EC hoặc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học như Soka 25ECVinneem 1500ECExin 2.0 SCExin 2.0SC SATDIPEL 6.4DF,…

11.3. Sâu vẽ bùa: Phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra đọt non tập trung, mau thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên (25% đọt hoặc lá non) bằng các thuốc có nguồn gốc sinh học như: Các chế phẩm có nguồn gốc từ nấm như nấm Steptomyces avermitilis như: VIBAMEC, Dầu khoáng SK EnSpray 99EC, hoặc thuốc trừ sâu sinh học như: BRIGHTIN 1.8EC.

11.4. Nhện hại: Có 3 loài nhện: Nhện đỏ, vàng hoặc trắng, nhện gây hại trên lá, quả là lá bạc màu, rụng khi bị gây hại nặng, mã quả xấu. Phun các loại thuốc đặc trị như thảo mộc VINEEM 1500 EC.

11.5. Bệnh chảy gôm

– Bệnh làm thối gốc, rễ tơ, thối quả, mủ chảy ra màu vàng. Gây hại nặng sẽ làm chết cây.

– Phòng trừ: Giữ cho độ ẩm đất vùng rễ không quá ẩm. Tránh tạo vết thương cơ giới ở gốc. Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Tricodarma – ĐHCT, TrichoVNUA, Chế phẩm nấm Trichoderma BIMA,  ELiCITOR-250 + CNX-SIÊU ĐỒNG

11.6. Bệnh vàng lá thối rễ (Fusarium solani)

– Tác nhân: Do nấm Fusarium solani tấn công vào rễ non và làm thối rễ.

– Phòng trị: Trồng nơi đất cao, thoát nước tốt; Nếu phát hiện sớm, cắt bỏ rễ bị thối, bôi thuốc vào vết cắt; Bón phân chuồng hoai mục + tưới Tricodarma – ĐHCT liều lượng 7-10g/gốc; Sử dụng các chế phẩm sinh học như: Trichoderma BIMA, TrichoVNUA, AT amino Humic 500ml.

11.7. Bệnh vàng lá Greening

– Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn libe của cây, lây lan qua mắt ghép hoặc rầy chổng cánh truyền qua. Bệnh lan truyền chủ yếu qua cây giống nhiễm bệnh. Rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh. Các dụng cụ như dao, kéo cắt tỉa trên cây bệnh làm lây nhiễm sang cây khỏe.

– Biện pháp quản lý: Bệnh vàng lá Greening không có thuốc trị. Trường hợp cây bưởi bị bệnh nặng, nên cắt bỏ (cắt sâu) phần đọt bị vàng, bón phân kết hợp phun phân bón lá cho cây bưởi mau ra đọt mới phục hồi. Khi bưởi ra đọt non, thường xuyên quan sát thấy rầy chổng cánh xuất hiện, nên phun thuốc trừ rầy (như Applaud, Actara, Regent…) để trừ. Khi cắt tỉa cây, nên khử trùng dao kéo trước khi cắt qua cây khác. Đây là những biện pháp phòng bệnh chứ không trừ bệnh./.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM