nayphimsex

Mô hình trồng xen canh trên đất vườn đồi

google+

linkedin

Mô hình trồng xen canh trên đất vườn đồi

Khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, đất đồi dốc và khu vực ven triền núi, các nhà vườn khu vực núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên) đã trồng xen canh các loại cây ăn trái, rau màu, dược liệu… theo mùa vụ. Đây được xem là mô hình giúp các nhà vườn tạo ra nguồn lợi đặc sản xứ núi, tạo việc làm cho người lao động tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cây rừng khu vực núi Cấm tươi xanh trở lại, du khách tham quan cảm nhận được sự mát mẻ của núi rừng. Dạo quanh sườn núi, đồi đất dốc quanh núi Cấm sẽ bắt gặp nhiều loại cây trồng, như: Sầu riêng, bơ, dâu, quýt, mãng cầu xiêm, măng tre… đang được trồng xen dưới cây rừng. Ông Hồ Văn Trung (ấp vồ Bà, xã An Hảo) là người cố cựu ở Lâm viên núi Cấm, năm 1980 lên vồ Bà trồng cây gây rừng, thấy không khí mát mẻ quanh năm, nên ông Trung lập vườn trồng cây có múi và nhiều cây ăn trái đặc sản đồi núi. Hướng dẫn thăm vườn cây trái xum xuê, ông Trung cho biết, hơn 5 héc-ta đất vườn đồi dưới chân vồ Bà (núi Cấm) được ông thiết kế dựa vào địa hình từ cao xuống thấp, phân loại đất thịt, đất đá, đất dốc và công thức trồng rừng để đa dạng các cây trồng xen canh theo mùa vụ, giúp tăng thêm thu nhập.

IMG-2869.jpg

Ông Hồ Văn Trung thu hoạch dâu

Phía trên cao của miếng vườn, ông Trung trồng dâu da xanh và dâu da vàng vì đây là cây bản địa của vùng đất núi Cấm nên rất dễ sinh trưởng và phát triển. Phía dưới thấp hơn, vùng đất thịt, ít đá, ông Trung trồng 500 cây quýt đường và quýt hồng xen kẽ với hơn 500 cây mãng cầu xiêm. Ông Trung còn trồng trên 1.000 bụi tre nơi những hố sâu, khu vực đất dốc và ranh đất để giữ đất, chống xói mòn khi mưa xuống. Những khoảng đất đá trống không thể trồng cây ăn trái, ông Trung dựng những trụ trồng giống tiêu bản địa… Tất cả cây ăn trái trên vườn đồi nhà ông Trung đều quy hoạch từng khu vực phù hợp với khí hậu, độ ẩm, thổ nhưỡng. Ngoài ra, ông Trung còn đầu tư xây dựng các bồn chứa nước cho mùa khô, có hệ thống tưới, xả theo độ dốc và tưới bơm bằng máy nổ, đồng thời tạo lối đi lại chăm sóc vườn và xe Honda có thể vận chuyển trái cây mùa thu hoạch. Đó là chưa kể các loại cây bản địa và hoa màu trồng theo thời vụ. Như vậy, một giọt nước tưới sẽ có nhiều cây hưởng lợi, vừa giữ được độ ẩm cho đất, giúp cây phát triển, vừa hữu ích cho phòng, chống cháy rừng, một giải pháp sử dụng hợp lý với đồi núi. “Hiện đang là đầu mùa mưa nên các loại cây, như: Dâu, măng… là sản phẩm chủ lực. Măng tre hiện tại có giá 25.000 đồng/kg, cách 5 ngày tui thu hoạch được khoảng 120kg, hơn 1 tháng nữa đến cao điểm mùa măng chắc có thể thu hoạch hơn 2 tấn. Còn dâu da xanh giá 10.000 đồng/kg, dâu da vàng 5.000-7.000 đồng/kg có thu hoạch lai rai mỗi ngày… Qua mùa dâu và măng là đến lúc thu hoạch mãng cầu xiêm (khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch). Thời gian này, mãng cầu xiêm lại là cây chủ lực để nuôi cây quýt đường và quýt hồng đón Tết…”- ông Trung chia sẻ.

Không chỉ nhà vườn ông Hồ Văn Trung (ấp vồ Bà) mà đại đa số các nhà vườn trên núi Cấm đã áp dụng trồng xen canh nhiều loại cây ăn trái, rau màu, dược liệu… Ông Nguyễn Văn Cu (ngụ cùng ấp vồ Bà) cũng đang canh tác khoảng 15 công vườn đồi với hình thức xen canh theo mùa vụ cho biết, lúc trước ông chỉ trồng chuyên một loại cây ăn trái, nên mỗi năm chỉ thu hoạch được 1 mùa. Trong khi đó, trồng xen canh các loại cây với nhau không chỉ tận dụng được những khoảng đất trống mà còn tăng thêm thu nhập, cuộc sống ổn định hơn. Hiện tại, gia đình ông Nguyễn Văn Cu đang thu hoạch bơ đầu mùa bán với giá từ 15.000 – 30.000 đồng/kg (tùy loại). “Ngày nào, các xe chở trái cây từ các vườn cây ăn trái khắp núi Cấm cũng tấp nập chở các sản phẩm cây trái, rau rừng… xuống chân núi, khí thế lao động, sản xuất trên núi Cấm khẩn trương quanh năm, không thua dưới đồng bằng…”- ông Nguyễn Văn Năm (xã An Hảo) chia sẻ.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM