nayphimsex

Kết quả XDMH trình diễn và cánh đồng lớn sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

google+

linkedin

Kết quả XDMH trình diễn và cánh đồng lớn sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

TS. Nguyễn Thanh Phương1, ThS. Phạm Phú Hưng2 – GĐ,

CN. Nguyễn Ngọc Thạch2, CN. Lưu Hữu Phước2, KS. Nguyễn Phúc2, CN. Lê Xuân Biên2

1Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định

 Đông xuân (ĐX) là vụ sản xuất trồng trọt lớn nhất trong năm tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB), riêng vụ ĐX 2020-2021 toàn vùng đã sản xuất được 230,20 ngàn ha lúa (năng suất 66,14 tạ/ha), 22,63 ngàn ha lạc, 29,48 ngàn ha rau các loại,… và một số cây trồng khác. Trong sản xuất, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng, tạo tiền đề cho việc đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Những năm qua, ngành phân bón đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm chuyên dùng, chất lượng nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại thu nhập cho nông dân. Xuất phát từ thực tiễn đó, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (Công ty) đã kế thừa kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức sản xuất 2 dòng sản phẩm Phân bón NPK Mặt Trời Mới (MTM) chuyên dùng cho cây lúa (MT01+TE & MT02+TE; Lúa 1-2 & Lúa 3), chuyên dùng cho cây đậu NPK 9-20-18+TE, chuyên dùng cho cây rau NPK 20-15-8 TE & NPK 19-9-19+TE, chuyên dùng cho cây sắn NPK 15-5-15+TE và một số loại phân bón NPK MTM chuyên dùng khácđã cung ứng cho thị trường DHNTB và Tây Nguyên. Để đánh giá hiệu quả của sản phẩm phân bón chuyên dùng trong vụ ĐX 2020-2021, Công ty phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, HTX Nông nghiệp triển khai 13 mô hình trình diễn (diện tích 39.400 m2 tại 10 huyện của 4 tỉnh: Quảng Ngãi có 4 mô hình, Bình Định – 4 mô hình, Phú Yên – 4 mô hình, Khánh Hòa -1 mô hình) và 15 Cánh đồng lớn (diện tích 1.560 ha tại 5 huyện/ TX: An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định) với các loại cây trồng: Lúa, lạc, ớt, sắn. (Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

Với mục đích: (i) Kiểm chứng hiệu lực Phân bón NPK MTM chuyên dùng cho một số loại cây trồng trong vụ ĐX 2020-2021 tại vùng DHNTB; (ii) Tổ chức Hội nghị đầu bờ để khuyến cáo vào sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ; (iii) Bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón NPK MTM chuyên dùng.

Tất cả các mô hình trình diễn đều thực hiện theo Quy chuẩn Việt Nam do Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành và các phương pháp hiện hành như: (1) Theo QCVN của Bộ Nông nghiệp &PTNT ban hành cho từng loại cây trồng (Cây Lúa QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT; Cây Lạc QCVN 01-57:2011/BNNPTNT; Cây Sắn QCVN 01-61:2011/BNNPTNT; Cây Ớt QCVN 01-64:2011/BNNPTNT); (2) Quy mô diện tích khảo nghiệm sản xuất ít nhất 500 m2/điểm, với XDMH thì khoảng 1.000 – 2.000 m2/ điểm; (3) Phương pháp theo dõi: Chọn đại diện ruộng sắn ở 3 mức (Xấu, Trung bình, Tốt) cố định điểm theo dõi để lấy số liệu nông học, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN đối với từng loại cây trồng; (4) Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình thông qua các tiêu chí sau: (i) Tổng giá trị thu nhập (GR – Gross Return) = Năng suất x Giá bán trung bình; (ii) Tổng chi phí lưu động (TVC – Total Variable Cost) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + …; (iii) Lợi nhuận (NB – Net Benifit) = GR – TVC; (iv) Tỷ suất doanh thu so với vốn đầu tư (VCR – Variable Cost Return) = GR/TVC.

Do có phương pháp đúng, thực hiện đúng, thu thập và tính toán số liệu đúng, kết quả đúng nên khuyến cáo đúng. Cụ thể kết quả như sau:

(1) Đối với mô hình Lúa

– Mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE với các yếu tố cấu thành năng suất (Mật độ bông/ m2, Tổng hạt/ bông, Hạt chắc/ bông) đều có tỷ lệ tăng so với ruộng đối chứng (Đ/c) từ 1,8 – 10,2%, tỷ lệ hạt lép ở ruộng mô hình giảm 4,8% nên năng suất bình quân ruộng mô hình là 67,8 tạ/ha tăng hơn ruộng Đ/c 5,4 tạ/ha, tương ứng tăng 8,7%. Tương tự, mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 với các yếu tố cấu thành năng suất đều có tỷ lệ tăng so với ruộng Đ/c từ 6,5 – 11,8%, tỷ lệ hạt lép giảm 4% nên năng suất bình quân ruộng mô hình là 78,0 tạ/ha tăng hơn ruộng Đ/clà 6,7 tạ/ha, tương ứng tăng 9,3%.

– Tổng chi phí bình quân: Đối với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE có mức tổng chi là 32,31 triệu đồng/ha (tr.đ/ha); ruộng Đ/c sử dụng phân đơn và NPK khác là 32,53 tr.đ/ha, giảm 0,22 tr.đ/ha. Như vậy, chi phí bình quân tại các mô hình là tương đương với Đ/c.Đối với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 có mức tổng chi là 21,42 tr.đ/ha; ruộng Đ/c là 21,27 tr.đ/ha, tăng 0,15 tr.đ/ha. Như vậy, chi phí bình quân tại các mô hình là tương đương với Đ/c.Tổng chi bình quân của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là tương đương nhau.Với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TEthu được 55,99 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 51,62 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng nên tổng thu tăng thêm 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 8,5%.Với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3thu được 56,10 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 51,42 tr.đ/ha, tổng thu tăng thêm 4,70 tr.đ/ha, tương ứng tăng thêm là 9,1%.Tổng thu bình quân của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 8,8%.

– Lãi bình quân: Với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TEthì lãi ròng thu được 23,68 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 19,09 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng 8,7% nên lãi ròng bình quân tăng thêm 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tăng 28,5%.Với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3thì lãi ròng thu được 34,68 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 30,13 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng 9,3% nên lãi ròng bình quân tăng thêm 4,55 tr.đ/ha, tương ứng tăng 17,8%.Tỷ lệ lãi bình quân tăng thêm của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 23,2%.Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa cũng tăng thêm 19,4% so với Đ/c.

– Để minh chứng cho điều này, trong vụ ĐX 2019-2020 Công ty đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 và Nhơn Lộc 1, TX An Nhơn – Bình Định với quy mô diện tích 600 ha (HTX NN Nhơn Thọ 2 sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE để sản xuất 350 ha, HTX NN Nhơn Lộc 1 sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 để sản xuất 250 ha). Kết quả tại Nhơn Thọ 2 đã cho năng suất tăng 11,3%, lãi ròng tăng 26,6%, tương tự tại Nhơn Lộc 1 tăng 11,9% về năng suất và 27,2% về lãi ròng. Như vậy, sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE trong vụ ĐX 2019-2020 và ĐX 2020-2021 đã có năng suất tăng thêm bình quân là 10% và lãi ròng tăng bình quân 27,6%. Tương tự, sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 là 10,6% và 22,5%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lúa trong vụ ĐX là thích hợp, vừa tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

→ Từ việc khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, xây dựng cánh đồng lớn, hội thảo đầu bờ của các mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây Lúa đã cho kết quả tốt, được nông dân, chính quyền địa phương, nhà chuyên môn đánh giá cao nên đã đưa vào sản xuất được 154.500 – 183.928 ha (bình quân 167.935 ha) với lượng bón 420-500 kg/ha, trong đó Lúa 1-2 & Lúa 3 là 89.000 – 105.952 ha và MT01+TE & MT02+TE là 65.500 – 77.976 ha. Riêng vụ ĐX 2020-2021, Công ty đã tham gia xây dựng chuỗi giá trị cây lúa tại 15 Cánh đồng lớn (mỗi HTX xây dựng 1 cánh đồng lớn) với diện tích 1.560 ha tại 5 huyện/ TX: An Nhơn (6 HTX), Tuy Phước (5 HTX), Phù Mỹ (2 HTX), Hoài Nhơn (1 HTX), Tây Sơn (1 HTX) thuộc tỉnh Bình Định. Với phương thức là Công ty cho mượn đủ số lượng phân bón theo định mức cho 1 ha trong 4 tháng, hỗ trợ chi phí vận chuyển phân bón đến trụ sở HTX, lãi vay ngân hàng (tương ứng đầu tư 25,2% chi phí sản xuất cho 1 ha lúa giống) và từ đầu vụ đã cử cán bộ thị trường, cán bộ kỹ thuật đến từng HTX để tập huấn cho nông dân tham gia xây dựng Cánh đồng lớn về kỹ thuật canh tác lúa giống và sử dụng Phân bón MTM chuyên dùng. Nhờ vậy, kết quả tăng 8-10% về năng suất và tăng 18-20% về lãi ròng so với sản xuất đại trà(chưa kể phần hỗ trợ của Công ty).Qua đây cho thấy phân bón NPK chuyên dùng cho cây Lúa đã tiêu thụ khắp thị trường vùng miền Trung, chưa kể vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ. (Phụ lục 2)

(2) Đối với mô hình Lạc

– Ở ruộng mô hình sử dụng phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE với liều lượng NPK cân đối, hợp lý nên đáp ứng được các giai đoạn sinh trưởng phát triển của nên lạc cho năng suất cao hơn so với ruộng Đ/c khi bón phân NPK 20-20-15, DAP và KCl (bón thừa đạm, thiếu lân). Phân bón chuyên dùng cho cây lạc với tỷ lệ N, P, K và MgO, TE trong phân bón đã ảnh hưởng lớn đến số lượng quả chắc và tăng 19,2% so với ruộng Đ/c. Số cây thực thu cao hơn Đ/c 1,6 cây/m2, số quả chắc tăng 2,9 quả/cây (tương ứng tăng 19,2%), tỷ lệ hạt/quả đạt 71,4%. Từ đó năng suất khô bình quân trong mô hình đạt 40,5 tạ/ha (202,5 kg/sào), vượt hơn Đ/c 5,2 tạ/ha, tương ứng tăng bình quân 16,4%.

– Tổng chi phí bình quân: Đối với ruộng sử dụng phân bón MTM NPK 9-20-18+4MgO+TE có mức tổng chi là 52,5 tr.đ/ha; ruộng Đ/c sử dụng phân đơn và NPK khác là 54 tr.đ/ha, tăng 1,5 tr.đ/ha. Như vậy, chi phí bình quân tại các mô hình giảm hơn Đ/c là 2,8%. Với ruộng mô hình tổng thu được 111,8 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 97,0 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng nên tổng thu tăng thêm 14,8 tr.đ/ha

– Lãi bình quân: Với ruộng mô hình thì lãi ròng thu được từ 31,7 – 80,0 tr.đ/ha và lãi bình quân là 59,3 tr.đ/ha, ruộng Đ/c có lãi bình quân là 43,0 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng 16,4% và chi phí giảm 2,8% nên lãi ròng bình quân tăng thêm 16,3 tr.đ/ha (tương ứng tăng 22,3 – 85,6%) và bình quân tỷ lệ tăng 43,2%.

→ Từ khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, hội thảo đầu bờ của các mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây lạc đã cho kết quả tốt, được người dân, chính quyền, nhà chuyên môn đánh giá cao nên đã đưa vào sản xuất được từ 9.600 – 12.000 ha (bình quân lượng bón 400-500 kg/ha). Qua đây cho thấy phân bón NPK chuyên dùng cho cây lạc đã từng bước có mặt trên thị trường vùng DHNTB, Tây Nguyên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. (Phụ lục 3)

(3) Đối với mô hình ớt

– Năng suất mô hình đạt 36,5 tấn /ha, tăng hơn so với ruộng Đ/c 3,1 tấn/ha (tương ứng tăng 9,3%) là do số cây thực thu, khối lượng trung bình quả và khối lượng trung bình quả/cây cao hơn Đ/c.

– Tổng chi phí ruộng mô hình là 221.111.000 đ/ha, tổng doanh thu mô hình đạt 219.000.000 đ/ha tăng hơn so Đ/c là 19.400.000 đ/ha. Năm 2021 do tình hình giá cả thị trường quá thấp, bình quân giá ớt chỉ còn 6.000 đ/kg nên ruộng mô hình và Đ/c đều không lãi (nông dân chỉ bỏ công lấy lãi). Ruộng mô hình tổng thu nhập (Công + Lãi) là 165,889 tr.đ/ha cao hơn Đ/c 15,211 tr.đ/ha (tương ứng tăng 10,1% là do ruộng mô hình sử dụng phân bón MTM chuyên dùng cho cây ớt năng suất cao hơn 9,3%).

Để minh chứng cho việc sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng trên cây ớt trong vụ ĐX của 2 năm tại tỉnh Quảng Ngãi đã cho năng suất cao hơn ruộng Đ/c tại huyện Tư Nghĩa là 10,1% (ĐX 2018-2019) và tại huyện Bình Sơn là 9,3% (ĐX 2020-2021), như vậy bình quân năng suất tăng trong 2 vụ ĐX tại Quảng Ngãi là 9,7%.

* Ngoài ra, sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng còn có một số lợi ích khác: Kỹ thuật bón đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác, phân bón hợp lý nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương,…

Tóm lại:

– Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng ngoài việc tỷ lệ, hàm lượng cân đối, hợp lý mà còn có chứa hàm lượng các chất trung, vi lượng nên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng qua các giai đoạn. Đối với cây lúatăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, đòng to, trổ đều, bông nhiều, lớn và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất, chất lượng hạt lúa. Đối với cây lạc số lượng quả chắc cao, vỏ quả sáng; hạt to, mẩy, đều. Còn giúp tăng cường khả năng chống chịu với một số sâu bệnh hại chính.

– Ruộng mô hình cho năng suất bình quân đạt 67,8 tạ/ha, vượt hơn Đ/c 8,7% khi sử dụng phân MT01+TE & MT02+TE và năng suất bình quân đạt 78,0 tạ/ha, vượt Đ/c 9,3% đối với phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3. Ruộng mô hình lãi 23,68 tr.đ/ha cao hơn ruộng đối chứng 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tăng 28,5% (bón phân MT01+TE & MT02+TE) và lãi ròng 34,68 tr.đ/ha cao hơn Đ/c 4,55 tr.đ/ha, tương ứng tăng 17,8% (bón phân Lúa 1-2 & Lúa 3). Tỷ lệ lãi bình quân tăng thêm của 2 dòng sản phẩm NPK MTM chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 23,2%.Từ năm 2018 đến tháng 6/2021, Công ty đã cung cấp để sản xuất được 154.500 – 183.928 ha lúa (bình quân lượng bón 420-500 kg/ha) tại các tỉnh miền Trung.

– Ruộng mô hình sử dụng phân bón Mặt Trời Mới NPK 9-20-18+4MgO+TE cho năng suất bình quân đạt 40,5 tạ/ha, vượt hơn đối chứng 5,2 tạ/ha, tương ứng tăng bình quân 16,4%.Ruộng mô hình có chi phí sản xuất thấp hơn ruộng đối chứng đồng thời năng suất cao hơn nên hiệu quả kinh tế của ruộng mô hình cũng cao hơn. Ruộng mô hình lãi 59,3 tr.đ/ha cao hơn ruộng Đ/c16,3 tr.đ/ha, tương ứng tăng bình quân 43,2%. Từ năm 2018-2020, Công ty đã đưa vào sản xuất được từ 9.600 – 12.000 ha (bình quân lượng bón 400-500 kg/ha) tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

– Sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng trên cây ớt trong vụ ĐX của 2 năm tại tỉnh Quảng Ngãi đã cho năng suất cao hơn ruộng Đ/c tại huyện Tư Nghĩa là 10,1% (ĐX 2018-2019) và tại huyện Bình Sơn là 9,3% (ĐX 2020-2021), bình quân năng suất tăng trong 2 vụ ĐX tại Quảng Ngãi là 9,7%.

– Đề nghị các vùng miền Trung và Tây Nguyên có điều kiện tương tự thì áp dụng kết quả sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng như khuyến cáo./.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Quy mô, địa điểm, năng suất, hiệu quả kinh tế mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng trong vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

TT Địa điểm (xã, huyện, tỉnh) Diện tích (m2) Giống Lượng phân/ ha (kg) Số hộ (hộ) Năng suất (tạ/ha) % tăng so Đ/c Lãi ròng (tr.đ/ha) % tăng so Đ/c
A Cây lúa 19.100   420-500 9   9,0   23,2
I MT01+TE & MT02+TE

(2 mô hình tại 2 tỉnh)

8.500     04 67,8 8,7 23,68 28,5
1 Khánh Hòa (1 MH) 6.000     02        
– Suối Hiệp – Diên Khánh 6.000 Hương châu 6 480 02 66,5 10,8 18,38 42,4
2 Quảng Ngãi (1 MH) 2.500     02        
– Tịnh Sơn – Sơn Tịnh 2.500 ĐH815-6 500 02 69,0 6,7 28,99 14,7
II Lúa 1-2 & Lúa 3

(3 mô hình tại 2 tỉnh)

10.600     05 78,0 9,3 34,68 17,8
1 Phú Yên (2 MH) 4.000     02        
– Hòa An – Phú Hòa 2.000 ANS1 420 01 89,0 6,0 44,53 8,4
– Xuân Sơn Nam-Đồng Xuân 2.000 VN121` 420 01 73,0 9,0 33,63 13,6
2 Bình Định (1 MH) 6.400     03        
– Ân Hảo Tây – Hoài Ân 6.400 Đài Thơm 8 500 03 72,0 14,3 25,88 31,4
B Cây lạc (NPK 9-20-18+TE); 6 mô hình 15.800   400-500 12 40,5 16,4 59,3 43,2
1 Quảng Ngãi (1 MH) 2.000     01        
– Tịnh Thọ – Sơn Tịnh 2.000 Lạc Lỳ 460 01 31,7 34,1 26,5 11,3
2 Bình Định (3 MH) 10.500     09        
– Bình Thuận – Tây Sơn 4.500 Lạc Lỳ 400 03 56,0 12,0 68,1 29,3
– Mỹ Phong – Phù Mỹ 3.000 Lạc Lỳ 500 03 46,5 9,9 60,8 36,0
– Cát Lâm – Phù Cát 3.000 Lạc Lỳ 400 03 49,6 11,5 79,1 22,3
3 Phú Yên (2 MH) 3.300     02        
– Xuân Quang 2 – Đồng Xuân 1.300 LDH.01 400 01 31,8 28,2 36,1 86,5
– Hòa Xuân Tây – Đông Hòa 2.000 TB25 400 01 32,9 25,6 80,0 52,0
C Cây Ớt (NPK 20-15-8+TE & NPK 19-9-19+TE); 1 mô hình 2.000     01 36,5 9,3 10,1*
1 – Bình Dương – Bình Sơn – Quảng Ngãi 2.000 Đồng tiền vàng 420kg & 550kg 01 36,5 9,3 10,1
D Cây Sắn** (NPK 15-5-15+1,5S+TE); 1 mô hình 2.500   660 01    
1 – Tịnh Hà – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi 2.500 KM94 660 01
  Tổng cộng (A+B+C+D); 39.400     23        

* Thu nhập thuần; ** Dự kiến thu hoạch vào tháng 10-11/2021

Phụ lục 2. Quy mô diện tích Cánh đồng lớn sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng lúa trong vụ ĐX 2020-2021 tại tỉnh Bình Định

TT Huyện/ HTX Tổng diện tích (ha) Lúa (ha) Giống sử dụng
MT01+TE và MT02+TE Lúa 12 và Lúa 3
1 TX An Nhơn (6) 680 340 340  
1.1 HTX Nhơn Lộc 1 240 240 TBR1, VNR20
1.2 HTX Nhơn Thọ 2 100 100 TBR1, VNR20
1.3 HTX Nhơn Phúc 100 100 VNR20
1.4 HTX Nhơn Thành 1 40 40 TBR1
1.5 HTX Nhơn Mỹ 2 40 40 VNR20
1.6 HTX Nhơn Hạnh 1 160 160 ĐV108
2 Huyện Tuy Phước (5) 660 310 350  
2.1 HTX Phước Thuận 100 100 ANS1, ĐV108
2.2 HTX Phước Sơn 2 130 130 LH12, Cường Tân, ĐV108
2.3 HTX Phước Thắng 120 120 ANS1, ĐV108
2.4 HTX Phước Hưng 250 250   TBR1, VNR20
2.5 HTX Phước Quang 60 60   TBR1, ĐV108
3 Huyện Phù Mỹ (2) 140 0 140  
3.1 HTX Mỹ Hiệp 1 60 60 TBR25
3.2 HTX Mỹ Cát 80 80 Khang dân đột biến
4 TX Hoài Nhơn (1) 40 0 40  
4.1 HTX Hoài Mỹ 40 40 ADI 168; NA2
5 Huyện Tây Sơn (1) 40 0 40  
5.1 HTX NN Tây Bình 40 40 VNR 20
  Tổng (ha) – 15 HTX 1.560 650 910  

 

Phụ lục 3. Số lượng và diện tích cây trồng đã sử dụng phân bón NPK MTM chuyên dùng tại các tỉnh miền Trung từ năm 2018 – 6/2021

TT Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng Lượng phân bón/ ha (kg/ha) Lượng phân bón đã tiêu thụ (tấn) Diện tích lúa đã sử dụng (ha) Địa phương đã sử dụng
I Chuyên dùng cây lúa*   77.250 167.935  
1 Lúa 1-2 & Lúa 3 420-500 44.500 89.000 – 105.952 Các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận
2 MT01+TE & MT02+TE 420-500 32.750 65.500 – 77.976 Các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận
II Chuyên dùng cây đậu   4.800 10.667  
1 NPK 9-20-18 + 4MgO + TE chuyên dùng cho cây đậu (lạc) 400-500 4.800 9.600 – 12.000 DHNTB (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi,…) và một số vùng tại Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
  Tổng 82.050 178.602  

*Chưa kể các vùng khác (Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ,…) đã đưa vào sản xuất.

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM