nayphimsex

Kết quả sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn năm 2021 tại Quảng Ngãi

google+

linkedin

Kết quả sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn năm 2021 tại Quảng Ngãi

 

TS. Nguyễn Thanh Phương (Nguyên PVT – Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB);

ThS. Phạm Phú Hưng (Giám đốc – Công ty CP Vật tư Kỹ thuật NN Bình Định)

KS. Nguyễn Phúc (Công ty CP Vật tư Kỹ thuật NN Bình Định)

KS. Lê Thị Út Quyên (Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sản suất sắn (mì) tại Quảng Ngãi những năm gần đây (2018-2020) tương đối ổn định, diện tích hàng năm từ 16.462 – 17.946 ha, năng suất bình quân đạt 194,0-194,5 tạ/ha, với sản lượng 311.416 – 348.550 tấn/năm. Năm 2020, diện tích trồng sắn trên toàn tỉnh là 16.642 ha đạt 100,2% so với kế hoạch, năng suất 194,5 tạ/ha đạt 93,9% so với kế hoạch, trong đó đồng bằng 6.262 ha, sản lượng 154.366 tấn; Miền núi 9.753 ha, sản lượng 153.050 tấn và sắn được trồng nhiều nhất tại huyện Sơn Hà với diện tích 6.723 ha, riêng Sơn Tịnh có 1.600 ha. Một số tồn tại, hạn chế trong canh tác sắn: Hầu hết nông dân vẫn dùng giống cũ trong canh tác, trồng quảng canh, ít quan tâm đầu tư về phân bón, chưa chú trọng các biện pháp bảo vệ và duy trì dinh dưỡng đất cũng như chế độ tưới nước cho cây sắn, do vậy đất trồng sắn đã nghèo lại càng cạn kiệt dinh dưỡng hơn và năng suất cây sắn ngày càng thấp. Năm 2021, bệnh khảm virus hại sắn, tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh hơn 4.854 ha (diện tích nhiễm nặng 872 ha) so với vùng DHNTB có diện tích sắn bị nhiễm là 32.163 ha, đây là loại bệnh rất dễ lây lan nhanh thông qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn và qua hom giống vụ trước để lại, nguy cơ gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sắn trong thời gian tới. Trong các yếu tố kỹ thuật tác động, phân bón được xem là nhân tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trong những năm qua, ngành phân bón đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm chuyên dùng, chất lượng nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại thu nhập cho người dân. Xuất phát từ thực tiễn đó, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (Công ty) đã kế thừa kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức sản xuất phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (15-5-15 + TE) và đã cung ứng thị trường DHNTB và Tây Nguyên. Để đánh giá hiệu quả niên vụ 2020-2021, Công ty phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi triển khai trình diễn Mô hình phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn  tại xã Tịnh Hà – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.

Mục đích: Kiểm chứng hiệu lực và bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (15-5-15 + TE) tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng DHNTB.

2. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện năm 2021

TT Địa điểm D.tích

(ha)

 

Giống

Ngày trồng

(ngày)

Số hộ

(hộ)

Chân đất

1

Tịnh Hà – Sơn Tịnh

(Chủ hộ Ngô Xuân Lâm)

0,25 KM94 21/01/2021 01 Đất thịt, độ phì khá
  Tổng cộng 0,25     01  

3. NỘI DUNG, KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.1. Nội dung

Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn năm 2021:

– Ruộng mô hình: Sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới (15-5-15 + TE) chuyên dùng cho cây sắn.

– Ruộng đối chứng: Sử dụng các loại phân đơn (Urê, Lân, Kali).

3.2. Phương pháp thực hiện

– Theo QCVN của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành cho cây sắn QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT.

– Quy mô diện tích khảo nghiệm sản xuất và XDMH từ 2.500 m2/ điểm

– Phương pháp theo dõi: Chọn đại diện ruộng lúa ở 3 mức (Xấu, Trung bình, Tốt) cố định điểm theo dõi để lấy số liệu nông học, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-61: 2011/BNNPTNT đối với cây sắn.

– Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình thông qua các tiêu chí sau: (i) Tổng giá trị thu nhập (GR – Gross Return) = Năng suất x Giá bán trung bình; (ii) Tổng chi phí lưu động (TVC – Total Variable Cost) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + …; (iii) Lợi nhuận (NB – Net Benifit) = GR – TVC; (iv) Tỷ suất doanh thu so với vốn đầu tư (VCR – Variable Cost Return) = GR/TVC

3.3. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng

– Sử dụng giống sắn KM94 (giống không bị nhiễm các loại sâu bệnh như: bệnh khảm lá sắn, chổi rồng, rệp sáp bột hồng,…).

– Mật độ, khoảng cách: 18.000 hom/ha; hàng x hàng 0,9m; cây x cây 0,6m.

– Bón phân:

Thời gian bón Lượng phân bón cho 1 ha
Phân bón chuyên dùng Phân đơn (đối chứng)
Tổng lượng phân bón 8-10 tấn PC + 660 kg NPK (15-5-15 + TE)

(Tương đương:

99 kg N + 33 kg P2O5 + 99 kg K2O/ha) 

8-10 tấn PC + 220 kg Urê  + 200 kg lân VĐ + 160 kg Kali

(Tương đương:

101,6 kg N + 32 kg P2O5 + 96 kg K2O/ha)

Bón lót   8 tấn Phân chuồng   8 tấn Phân chuồng + 200 kg lân
Bón thúc 1: sau trồng 30-35 ngày 360 kg NPK (15-5-15 + TE)   120 kg urê  + 80 kg kali.
Bón thúc 2: sau trồng 80-90ngày 300kg NPK (15-5-15 + TE)   100 kg urê  + 80 kg kali.

Qua đó cho thấy, khi bón phân chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới cho cây sắn cân đối N-P-K phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sắn (bón thúc đợt 1 và đợt 2), phân chuyên dùng đã cân đối được hàm lượng đạm, lân và kali ở giai đoạn hình thành củ và phát triển củ, bổ sung các nguyên tố trung vi lượng cần thiết để giúp củ phình to, tích lũy tinh bột và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

4.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình

Bảng 2. Số liệu khí tượng từ tháng 01/2021 đến tháng 9/2021

Tháng

Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm)
Trung bình Cao nhất Thấp nhất
Tháng 01 22,9 28,7 15,1 83 57,0 78,9
Tháng 02 22,7 31,1 16,9 81 183,0 20,2
Tháng 3 26,1 32,9 20,6 83 252,0 36,2
Tháng 4 28,0 35,4 22,8 82 248,0 10,9
Tháng 5 30,2 38,9 24,5 77 291,4 6,7
Tháng 6 30,6 40,5 24,4 73 224,1 79,3
Tháng 7 30,5 39,9 24,5 72 239,8 47,1
Tháng 8 30,4 40,4 24,4 72 260,1 93,7
Tháng 9 27,5 33,8 22,9 85 162,4 960,2

Nguồn: Đài KTTV Tỉnh Quảng Ngãi

+ Nhiệt độ trung bình từ tháng 01/2021 – 9/2021 biến động từ 22,7 – 30,60C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 8 từ (40,4 – 40,50C), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 01 (15,10C) nên cũng đã ảnh hưởng đến giai đoạn mọc, ra rễ, phát triển củ và tích lũy tinh bột.

+ Tổng số giờ nắng (giờ): Từ tháng 01/2021-9/2021 từ 57,0 -291,4 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5 và tháng 8 từ 260,1 – 291,4 giờ.

+ Tổng lượng mưa từ tháng 01/2021-9/2021 từ 6,7 – 960,2 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất tháng 8 và tháng 9 từ 93,7 – 960,2mm.

Tóm lại, thời tiết năm 2021, giai đoạn mọc mầm, ra rễ, cây con ảnh hưởng không khí lạnh liên tục (trong tháng 1 nhiệt độ xuống thấp 15,10C) nên cây sắn sinh trưởng phát triển chậm làm kéo dài thời gian sinh trưởng và tháng 6; tháng 8 nhiệt độ cao ảnh hưởng đến phát triển củ và tích lũy tinh bột

4.2. Chỉ tiêu sinh trưởng

Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của cây sắn năm 2021

                           Chỉ tiêu


Phân bón

TG trồng – nảy mầm  (ngày) Tỉ lệ nảy

mầm (%)

Sức sinh trưởng (cấp 1-5) Thời gian sinh

trưởng (tháng)

Ruộng MH 10-12 90 2 9-10
Ruộng Đ/C 13 87 5 9-10

Thời gian trồng đến mọc mầm: Ruộng mô hình và đối chứng có thời gian trồng đến mọc mầm tương đương (10-12 ngày). Tỉ lệ mọc mầm ở ruộng mô hình 90% và Đ/C đạt 87%. Sức sinh trưởng ở ruộng mô hình cấp 2 và Đ/C cấp 5. Thời gian sinh trưởng giữa 2 ruộng là tương đương từ 9-10 tháng (do ảnh hưởng của mưa bão cuối vụ nên thu sớm hơn TGST của giống là 1 tháng).

4.3. Một số đặc điểm nông học

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến một số đặc điểm nông học của cây sắn

                        Chỉ tiêu

Phân bón

Cao cây

(cm)

Khả năng phân cành (cấp) Số thân/ khóm
Ruộng MH 172 1 1,18
Ruộng Đ/C 163 1 1,15

Chiều cao cây 172 cm ở ruộng MH và cao hơn ruộng Đ/C 9cm. Số thân/khóm 1,18 ở ruộng MH và cao hơn ruộng Đ/C; cả 2 ruộng đều phân cành mức cấp 1.

Tóm lại, khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới thì cây sắn sinh trưởng phát triển khá tốt, các chỉ tiêu: về thời gian mọc, tỷ lệ nẩy mầm, sức sinh trưởng, chiều cao cây, số thân/ khóm đều đạt cao hơn so với ruộng đối chứng.

4.4. Tình hình sâu bệnh và khả năng chống chịu

Bảng 5. Một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu của cây sắn

            Chỉ tiêu


Phân bón

Bọ phấn trắng, rệp (%) Bệnh khảm lá (%) Bệnh chổi rồng Chịu hạn Độ cứng cây
Ruộng MH 7,6 0 0 Khá 0
Ruộng Đ/C 10,0 5 0 TB 3

Tình hình sâu bênh xuất hiện trên mô hình tỷ lệ hại không đáng kể. Chỉ xuất hiện rệp ở giai đoạn tháng 6 tỷ lệ thấp (7,6%) thấp hơn ruộng Đ/C 2,4%; riêng bệnh chổi rồng, bệnh khảm lá chưa thấy xuất hiện trên ruộng sắn mô hình.

Ruông mô hình sử dụng phân chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới bón đúng lúc, đủ lượng nên cân đối hàm lượng dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sắn nên ruộng mô hình khả năng chống chịu sâu bệnh hại, chịu hạn và độ cứng cây tốt hơn Đ/C.

4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sắn năm 2021

                Chỉ tiêu


 Phân bón

Số cây thực thu (cây/m2) Số củ/ cây (củ) Khối lượng củ/gốc (kg) Hàm lượng tinh bột (%) NS củ tươi  (Tấn/ha)
Ruộng MH 1,54 8,4 2,56 24,3 37,4
Ruộng Đ/C 1,52 7,7 2,40 24,0 32,3

Thời tiết có mưa đầu vụ kéo dài dẫn đến việc trồng muộn và ảnh hưởng của mưa bão cuối vụ nên đã đánh giá ruộng sắn ở tháng thứ 9. Tuy vậy, Năng suất thực thu đạt 37,4 tấn củ tươi/ha, cao hơn ruộng Đ/C là 5,1 tấn/ha (tương ứng tăng 15,8%), hàm lượng tinh bột đạt 24,3% cao hơn Đ/C 0,3% (nếu thu hoạch đúng TGST của giống thì hàm lượng tinh bột sẽ đạt khoảng 27-29%).

4.6. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn năm 2021 tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi (Tính cho 1 ha)

                                                              ĐVT: 1.000 đ

TT Hạng mục đầu tư ĐVT Phân chuyên dùng

NPK15-5-15+TE

Phân đơn (đối chứng) So với

Đ/C
(+,-; 1.000đ)

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       45.000     43.290 +1.710
1 Giống Hom 19.800 0,2    3.960 19.800 0,2      3.960  
2 Vật tư          8.040        6.330  
  – Phân chuồng Tấn 8 200 1.600 8 200 1.600  
  – Phân Ure kg      – 220 9,5       2.090  
  – Phân Lân kg      – 200 3,5       700  
  – Phân Kali kg      – 160 9,0       1.440  
  – Phân NPK 15-5-15+TE kg 660 9,0   5.940      
  – Thuốc BVTV             500              500  
3 Công lao động công  220 150  33.000 220 150   33.000  
II Tổng thu   37,400 2.420 90.508 32,300 2.420 78.166 +12.342
III Hiệu quả kinh tế                
1 Lãi ròng (II-I)       45.508     34.876 +10.632
2 Tỷ lệ lãi ròng so Đ/C %     130,5     100,0  
3 Tỷ suất lợi nhuận (Hiệu quả đồng vốn) Lần     1,01     0,81  

Chi phí đầu tư cho 1 ha canh tác sắn của ruộng mô hình là 45,000 triệu đồng; trong đó, nguyên vật liệu là 12,000 triệu đồng/ha và công lao động là 33,000 triệu đồng/ha. Với năng suất thực thu đạt được là 37,4 tấn/ha và giá bán là 2,420 triệu đồng/tấn thì doanh thu đạt 90,508 triệu đồng/ha. Lãi ròng cho 1 ha sản xuất sắn ruộng mô hình đạt 45,508 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 1,01 lần.

Trong khi đó, chi phí sản xuất 1 ha sắn ruộng đối chứng là 43,290 triệu đồng/ha; trong đó, nguyên vật liệu là 10,290 triệu đồng/ha, công lao động là 33,000 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, với năng suất sắn ở ruộng Đ/C chỉ đạt 32,3 tấn/ha và giá bán là 2,420 triệu đồng/tấn thì doanh thu đạt 78,166 triệu đồng/ha. Lãi ròng của 1 ha sản xuất sắn Đ/C đạt 34,876 triệu đồng/ha và tỷ suất lãi so với vốn đầu tư là 0,81 lần. Như vậy, lãi ròng tăng thêm của mô hình là 10,632 triệu đ/ha, tương ứng tỷ lệ tăng 30,5%.

Mô hình trình diễn Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn NPK15-5-15 + TE tại Sơn Tịnh – Quảng Ngãi cũng phù hợp với kết quả tại các mô hình trình diễn vùng đất chuyên canh sắn tại Tây Nguyên đã cho năng suất 30 tấn/ha, lãi ròng 29,18 triệu đồng/ha, tăng so với trồng sắn bón phân NPK không chuyên dùng về năng suất là 11,1% và về lãi ròng là 17,4%. Tương ứng tại Bình Định thì năng suất sắn là 35 tấn/ha, lãi ròng 29,58 tr.đ/ha, tăng so với trồng sắn bón phân đơn và phân chuồng về năng suất là 12,9%, về lãi ròng là 28,5% và so với bón NPK không chuyên dùng thì năng suất tăng 16,7%, về lãi ròng là 35,8%. (Nguyễn Thanh Phương, Phạm Phú Hưng, Nguyễn Phúc, Lưu Hữu Phước – Kết quả sản xuất sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới tại Krong Pa – Gia Lai, Phù Cát – Bình Định, Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, Hội thảo KN@ cây sắn tại Quảng Ngãi tháng 10/2020)

* Đánh giá chung:

Mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (15-5-15 + TE) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân biết sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây sắn một cách hợp lý, cân đối hàm lượng dinh dưỡng N-P-K cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây, hạn chế sâu bệnh hại, góp phần tăng năng suất được 15,8%, hàm lượng tịnh bột cao hơn và lãi ròng mô hình tăng hơn so với việc sử dụng phân đơn trong sản xuất như hiện nay là 10,632 triệu đồng/ha (tương ứng tăng 30,5%). Ngoài ra, kỹ thuật bón đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác, phân bón hợp lý nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương.

Mô hình sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (NPK15-5-15+TE) sẽ được các vùng khác có cùng điều kiện học tập ứng dụng vào sản xuất.
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

– Khi sử dụng phân bón chuyên dùng NPK Mặt trời mới đã cân đối hàm lượng N-P-K và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng các nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây sắn ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.

– Năng suất của ruộng mô hình đạt 37,4 tấn/ha tăng hơn ruộng Đ/C 15,8%.

– Lãi ròng của ruộng mô hình là 45,508 triệu đồng/ha cao hơn ruộng Đ/C 10,632 triệu đồng/ha (tương ứng tăng 30,5%)

5.2. Khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-61:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn.
  2. Chi cục Trồng trọt – BVTV, 2021. Số liệu thống kê sản xuất nông nghiệp năm 2021 của tỉnh Quảng Ngãi.
  3. Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, 2018. Phân bón Mặt Trời Mới khơi dậy năng suất và chất lượng cây trồng. http://phanbonmattroimoi.com/video/phan-bon-mat-troi-moi-khoi-day-nang-suat-va-chat-luong-cay-trong/
  4. Cục Bảo vệ Thực vật, 2018. Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn, theo Quyết định 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2018 của Cục Bảo vệ Thực vật
  5. Cục Bảo vệ Thực vật, 2020. Quyết định công nhận Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp bột hồng hại sắn, số 1075/QĐ-BVTV-KH ngày 28/8/2020 của Cục Bảo vệ Thực vật.
  6. Cục Trồng trọt, 2019. Quy trình canh tác sắn, Quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá và Quy trình tự sản xuất giống sắn sạch bệnh khảm lá, theo Công văn 622/TT – CLT ngày 29/5/2019 của Cục Trồng trọt.
  7. Cục Trồng trọt, 2020. Thông báo: 172/TB-TT-CLT, ngày 25/02/2020 về việc tiếp nhận hồ sơ tự công bố lưu hành giống cây trồng: Giống sắn KM7 tại vùng DHNTB& Tây Nguyên. Website của Cục Trồng trọt http://www.cuctrongtrot.gov.vn/TinTuc/Index/4463
  8. Cục Trồng trọt, 2021. Báo cáo sơ kết sản xuất trồng trọt vụ HT, vụ Mùa năm 2021 và triển khai sản xuất ĐX 2021-2022 vùng DHNTB và Tây Nguyên. Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ HT, vụ Mùa năm 2021 và triển khai sản xuất ĐX 2021-2022 vùng DHNTB và Tây Nguyên, 10/2021 (Họp online).
  9. Nguyễn Thanh Phương, 2020. Kết quả sản xuât thử nghiệm giống sắn KM7 tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Báo cáo khoa học Tổng kết dự án, 88 trang.
  10. Nguyễn Thanh Phương, Phạm Phú Hưng, Nguyễn Phúc, Lưu Hữu Phước, 2020. Kết quả sản xuất sắn thâm canh với phân bón chuyên dùng NPK Mặt Trời Mới tại Krong Pa – Gia Lai, Phù Cát – Bình Định, Tư Nghĩa – Quảng Ngãi, Hội thảo KN@ cây sắn tại Quảng Ngãi tháng 10/2020 http://phanbonmattroimoi.com/ket-qua-san-xuat-san-tham-canh-voi-phan-bon-chuyen-dung-npk-mat-troi-moi-tai-krong-pa-gia-lai-phu-cat-binh-dinh-va-tu-nghia-quang-ngai/
  11. Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi, 2021. Báo cáo kết quả mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây sắn (mì) tại Quảng Ngãi năm 2021

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM