nayphimsex

Kết quả sử dụng phân bón Mặt Trời Mới CD cho cây Lúa Vụ Đông Xuân 2021-2022 tại HTX NN Ngọc An, Hoài Nhơn, Bình Định

google+

linkedin

Kết quả sử dụng phân bón Mặt Trời Mới CD cho cây Lúa Vụ Đông Xuân 2021-2022 tại HTX NN Ngọc An, Hoài Nhơn, Bình Định

ThS. Phạm Phú Hưng – GĐ2, TS. Nguyễn Thanh Phương1, CN. Lưu Hữu Phước2, CN. Nguyễn Ngọc Thạch2, CN. Lê Thị Kim Nhường3, CN. Nguyễn Ngọc Nghiệp – GĐ3

1Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định, 3HTX NN Ngọc An

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phường Hoài Thanh Tây – TX Hoài Nhơn có diện tích đất sản xuất lúa là 180 ha, canh tác 2 vụ/năm. Tuy nhiên, cánh đồng ruộng lúa có địa hình bậc thang, độ màu mỡ của đất thấp, để tăng năng suất thì chi phí đầu tư cho cây lúa cao; người dân chưa tiếp cận được với phân NPK chuyên dùng lúa. Vì vậy, phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa (Lúa 1-2 + TE và Lúa 3 + TE) là rất cần thiết nhằm đáp ứng dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế và dễ sử dụng trong sản xuất lúa cho người dân địa phương.

Mục đích: Kiểm chứng hiệu lực và bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới: Lúa 1-2 (22-14-7 + TE) và Lúa 3 (18-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa tại HTX NN Ngọc An nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

2. KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH

 – Sử dụng giống Khang dân đột biến, cấp giống xác nhận. Lượng giống gieo: 5 kg/sào (100 kg/ha), phương thức sạ lan. Sau sạ 15 ngày tiến hành tỉa dặm.

– Bón phân: Sử dụng phân bón Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa; đối chứng sử dụng phân đơn (Urê, DAP, Lân, Kali) bón theo Quy trình canh tác giống Khang dân đột biến (Vinaseed). Ngoài ra, phân bón nền còn có phân chuồng hoai.

+ Bón thúc 1: 10 ngày sau sạ bón 140 kg Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE).

+ Bón thúc 2: 22 ngày sau sạ bón 220 kg Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE).

+ Bón thúc 3: 40 ngày sau sạ bón 160 kg Lúa 3 (NPK 18-22+TE).

Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE) có thành phần: Đạm (N) là 22%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 7% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm. Phân bón Mặt Trới Mới Lúa 1-2 với hàm lượng đạm cao, lân khá, kali và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 1 (thúc cây con, khoảng 10 ngày sau sạ) và bón thúc 2 (thúc đẻ nhánh, khoảng 22 ngày sau sạ) cho cây lúa. Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy sẽ giúp lúa ra rễ khỏe, đẻ nhánh mạnh, tăng trưởng và phát triển nhanh, cứng cây, tăng khả năng chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông. Lúa 3 (NPK 18-22+TE) có thành phần: Đạm (N): 18%, Kali (K2O): 22% và vi lượng (TE) như Lúa 1-2. Phân bón Lúa 3 với hàm lượng kali cao, đạm và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 3 (thúc đón đòng, khoảng 40 ngày sau sạ) cho lúa. Giúp lúa có đòng to, bông dài, trổ đều, bông nhiều, hạt to và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất và chất lượng hạt lúa.

3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

3.1. Một số đặc điểm nông học, sâu bệnh hại chính và khả năng chông chịu

Theo dõi các chỉ tiêu về nông học, sâu bệnh hại chính, khả năng chống chịu trong suốt thời gian XDMH cho thấy:

– Khi sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài bông, số bông hữu hiệu/m2 đều tăng hơn so với ruộng đối chứng. Riêng thời gian sinh trưởng của mô hình thì tương đương với ruộng đối chứng.

– So với những năm trước sâu bệnh năm nay ít hơn nhiều, chuột phá hoại giai đoạn đầu, chỉ xuất hiện sâu cuốn lá, rầy nâu ở giai đoạn lúa làm đòng và trổ nhưng ở mức độ nhẹ.

– Ruộng mô hình sử dụng Lúa 1-2 + TE và Lúa 3 + TE thì khả năng chống chịu bệnh và thích nghi thời tiết khắc nghiệt thì tốt hơn (nhất là độ cứng cây) so với ruộng đối chứng.

3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa

TT Chỉ tiêu/Nghiệm thức Mật độ bông/ m2 (bông) Tổng số hat/ bông Hạt chắc/ bông Tỷ lệ lép (%) Năng suất thực thu (tạ/ha)
1 Ruộng mô hình 390 135 120 12,5 77,0
2 Ruộng đối chứng 380 125 106 17,9 69,0
  So sánh tăng/giảm (+/-) +10 +10 +14 -5,4 +8,0
  Tỷ lệ tăng/giảm so đ/c (%) +2,6 +8,0 +13,2 -43,2 +11,6

– Mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 với các yếu tố cấu thành năng suất (Mật độ bông/m2, Tổng hạt/bông, Hạt chắc/bông) đều có tỷ lệ tăng so với ruộng đối chứng từ 2,6 – 13,2%, tỷ lệ hạt lép ở ruộng đối chứng là 17,9% trong khi ruộng mô hình là 12,5% (tương ứng giảm so với ruộng đối chứng là 43,2%). Năng suất bình quân ruộng mô hình là 77,0 tạ/ha tăng hơn ruộng đối chứng 8 tạ/ha, tương ứng tăng 11,6%. Năng suất ruộng mô hình cao hơn đ/c là do có mật độ bông/m2, số hạt chắc/bông cao hơn.

Qua kết quả trên cho thấy khi sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa có các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đều tăng hơn so với ruộng sử dụng phân đơn.

3.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 2. HQKT của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lúa trong vụ ĐX 2021-2022 tại HTX NN Ngọc An (Tính 1 ha)

TT Hạng mục ĐVT Phân NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng (Mô hình) Phân đơn (Đối chứng) So với

đối chứng (+,- đ)

Số lượng Đơn giá Thành tiền Số

lượng

Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       28.052.000     28.240.000 -188.000
1 Giống kg 120 20.000 2.400.000 120 20.000 2.400.000  
2 Vật tư       12.752.000     12.940.000 -188.000
3 Chi phí lao động       12.900.000     12.900.000  
II Tổng thu       46.200.000     41.400.000 +4.800.000
  Năng suất Tạ/ha     77,0     69,0  
  Giá bán lúa đ/tạ     600.000     600.000  
III Lãi ròng (II-I)       18.148.000     13.160.000 +4.988.000
  Tỷ lệ so với Đ/c %     138,0     100,0 +38,0%
  Tỷ suất lợi nhuận Lần     0,65     0,47  

* Nhìn chung khi sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng Lúa 1-2 + TE & Lúa 3 + TE với chi phí mô hình giảm hơn ruộng đối chứng (giảm 188.000 đ/ha từ phân bón) và năng suất mô hình cao hơn 8,0 tạ/ha (tương ứng tăng 11,6%), do đó hiệu quả kinh tế cao hơn với lãi ròng tăng 4,988 tr.đ/ha (tương ứng tăng 38%) và tỷ suất lợi nhuận vẫn cao hơn.

Điều này đã trùng với kết quả XDMH sử dụng phân bón NPK chuyên dùng MTM Lúa 1-2 + TE & Lúa 3 + TE trong vụ ĐX 2020-2021 tại vùng DHNTB với năng suất bình quân đạt 78,0 tạ/ha, vượt đối chứng 9,3% và lãi ròng 34,68 tr.đ/ha cao hơn Đ/c 4,55 tr.đ/ha, tương ứng tăng 17,8%. Tương tự mô hình tại huyện Hoài Ân – Bình Định năng suất 72,0 tạ/ha, tăng so đối chứng 14,3% và lãi tăng 17,8%.

4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

– Về tình hình sinh trưởng: Việc bón phân NPK hiệu Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Phân bón Mặt trời mới Lúa 3 (18-22+TE) đã giúp cây lúa tập trung dinh dưỡng đẻ nhánh sớm và phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân đầy đủ, cân đối cho cây lúa sinh trưởng phát triển qua các giai đoạn; bộ lá xanh bền.

– Về sâu bệnh hại và tính chống chịu: NPK Mặt trời mới giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt nên giúp nông dân giảm dùng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa, góp phần ổn định hệ sinh thái đồng ruộng, gia tăng hệ vi sinh vật và thiên địch có ích trên đồng ruộng.

– Về năng suất và hiệu quả kinh tế: Sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa NPK hiệu Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-22+TE) phù hợp với vùng đất canh tác ở HTX NN Ngọc An và cho năng suất cao hơn đối chứng trung bình là 8 tạ/ha (tương ứng tăng 11,6%). Sử dụng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa NPK hiệu Mặt Trời Mới đạt được lợi nhuận cao hơn so với canh tác sử dụng phân đơn là 4,987 tr.đ/ha (tương ứng tăng 38%).

– Về lợi ích khác: Kỹ thuật bón phân đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương.

4.2. Kiến nghị

– Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới Lúa 1-2 + TE và Lúa 3 + TE cho năng suất lúa cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, đề nghị người dân áp dụng, chính quyền địa phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để mô hình được nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

– Nhân rộng mô hình ở những vùng có điều kiện tương tự tại TX Hoài Nhơn và Bình Định.

                                    

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM