nayphimsex
♻♻♻ KẾT QUẢ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA) Ở TỈNH BÌNH THUẬN

♻♻♻ KẾT QUẢ XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA) Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Nguyễn Thanh Phương1 – Phó Viện trưởng

ThS. Phan Nguyễn Hoàng Tân2

ThS. Mạc Khánh Trang1; ThS. Phan Trần Việt1; KS. Đường Minh Mạnh1

1 Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV)

2Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Thuận

Tóm tắt:

Tổng diện tích xây dựng các mô hình canh tác thích ứng với BĐKH tại 3 xã Bình Tân, Hòa Thắng, Hồng Phong của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là 10 ha (gồm 5,5 ha lạc; 2,0 ha đậu đen và 2,5 ha cỏ VA06) với 15 lượt hộ tham gia. Năng suất lạc bình quân trên đất cát ở huyện Bắc Bình đạt 23,6 tạ/ha, tăng 21% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan và so với năng suất điều tra hiện trạng 16,2 tạ/ha thì mô hình cao hơn 45,7%. Năng suất đậu đen trên đất cát đạt bình quân 12,6 tạ/ha tăng 16,7% so với đối chứng và cao hơn 68% so với NS điều tra. Năng suất cỏ VA06 trên đất cát xã Bình Tân sau 3 lần cắt đạt 95,9 tấn/ha/lần cắt, tăng 17,6% so đ/c và gấp 1,75 lần so với số liệu điều tra. Lãi ròng bình quân của mô hình trồng lạc thâm canh thích ứng với BĐKH là 26,297 tr.đ/ha/vụ vượt đ/c là 28,2%; mô hình trồng đậu đen là 16,738 tr.đ/ha/vụ vượt hơn đ/c là 32,8% và lãi ròng của mô hình trồng cỏ là 35,412 tr.đ/ha/lần cắt vượt hơn đ/c là 33,8%. Tổng lãi ròng thu được từ các mô hình là 448,135 tr.đ. Số lượt tưới nước/vụ trồng lạc trên đất cát tại Bắc Bình giảm 6 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan, giảm 1.040 m3/ha/vụ khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 21,5%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị. Số lượt tưới nước/vụ trồng đậu đen trên đất cát giảm 5 lần, lượng nước tưới giảm 910 m3/ha/vụ, tương ứng giảm 20,2%. Số lượt tưới nước/vụ trồng cỏ VA06 trên đất cát tại xã Bình Tân giảm 10 lần, lượng nước tưới giảm 590 m3/ha/lần cắt, tương ứng giảm 24,4%. Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây lạc trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cây lạc tại Bắc Bình tăng 55%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân, tương tự với cây đậu đen tăng 45,8% và cây cỏ VA06 tăng 39,9%. Sau khi XDMH một số chỉ tiêu về pHKCl, mùn (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%), P2O5dt, K2Odt, Ndt đều ổn định, một số chỉ tiêu có giảm nhẹ và có xu hướng tăng tại các mô hình trồng lạc và đậu đen.

Từ khóa: Mô hình, nông nghiệp thông minh, thich ứng, biến đổi khí hậu, tưới nước tiết kiệm theo chảo bốc thoát hơi nước (mini pan), tỉnh Bình Thuận.

1. Đặt vấn đề

Bình Thuận là tỉnh cực nam của vùng Duyên hải Nam Trung bộ đã bị ảnh hưởng bởi BĐKH với những hiện tượng như sự thay đổi hình thái mưa, tình hình lũ lụt và hạn hán thường xuyên và ngày càng khắc nghiệt, quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa gia tăng, đặc biệt là ở huyện Bắc Bình. Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của địa phương và thu nhập chính của cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa cao do hạn chế về đầu tư và trình độ kỹ thuật thâm canh của người nông dân. Sản xuất nông nghiệp càng nhiều rủi ro và bấp bênh hơn trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH). Vấn đề cần đặt ra là cần có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng có khả năng chịu hạn, chu kỳ canh tác và sinh trưởng phù hợp để tránh né hạn hán, chuyển cây trồng trên đất thường bị khô hạn với cơ cấu luân canh, chuyên canh và biện pháp kỹ thuật canh tác thích ứng.

Mục tiêu: Ứng dụng một số giống cây trồng cạn (lạc, đậu các loại, cỏ thức ăn chăn nuôi) và các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với BĐKH ở vùng đất cát tỉnh Bình Thuận để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người dân và góp phần giảm được sự thoái hóa đất, hoang mạc hóa.

2. Nội dung và phương pháp thực hiện

2.1. Nội dung thực hiện: Xây dựng 3 mô hình trình diễn về ứng dụng các giống cây trồng cạn (lạc, đậu, cỏ thức ăn chăn nuôi) và các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với BĐKH ở vùng đất cát.

2.2. Phương pháp thực hiện và kỹ thuật sử dụng

2.2.1. Phương pháp thực hiện

  1. Phương pháp xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng các giống cây trồng cạn (lạc, đậu, cỏ thức ăn chăn nuôi) và các biện pháp kỹ thuật canh tác thông minh thích ứng với BĐKH ở vùng đất cát

– Đối với cây lạc: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc, QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT.

– Đối cây đậu (đậu xanh/ đậu đen): Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu xanh. Ký hiệu: QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT.

– Đối với cây cỏ thức ăn chăn nuôi: Cây cỏ làm thức ăn chăn nuôi trong khảo nghiệm giống và các thử nghiệm theo Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ của Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (Sản phẩm của đề tài: Kỹ thuật trồng cỏ thâm canh trên đất cát tại Bình Định, nghiệm thu tháng 12/2009).

– Các mô hình được triển khai ngay trên ruộng nông dân, trên vùng đất cát đặc trưng của địa phương ở các điểm của dự án.

– Quy mô xây dựng mô hình: diện tích ít nhất là 0,5 ha/ mỗi điểm trình diễn (hộ).

     – Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây lạc, đậu đen, cỏ chăn nuôi.

  1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất

– Phương pháp lấy mẫu theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5297 : 1995.

– Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất như sau:

Bảng 1. Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất

TT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích
1 pHKCl Theo TCVN 3979 : 2007
2 OM (%) Theo TCVN 4050 : 1985
3 N (%) Theo TCVN 6498 : 1999
4 Ndt (mg/100g) Theo TCVN 5525 : 2009
5 P2O5 (%) Theo TCVN 8940 : 2011
6 P2O5dt (mg/100g) Theo TCVN 5256 : 2009
7 K2O (%) Theo TCVN 8660 : 2011
8 K2Odt (mg/100g) Theo TCVN 8662 : 2011

– Phân cấp theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT

  1. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu về xây dựng mô hình (về sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế, dinh dưỡng đất,…) dùng phần mềm EXCEL tính giá trị trung bình.
  2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng để phân tích thông qua các tiêu chí sau: (i) Tổng giá trị thu nhập (GR: Gross Return) = Năng suất x Giá bán trung bình; (ii) Tổng chi phí lưu động (TVC: Total Variable Cost) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng; (iii) Lãi thuần (NB: Net Benifit) = GR – TVC; (iv) Tỷ suất doanh thu so với vốn đầu tư (VCR: Variable Cost Return) = NB/TVC.
  3. Kỹ thuật áp dụng

– Đối với cây lạc: Kỹ thuật canh tác được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển và năng suất: Từ gieo đến mọc, từ gieo đến ra hoa, tổng thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mật độ cây khi thu hoạch, tổng số quả/cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỉ lệ nhân/quả, năng suất thực thu; theo dõi sâu, bệnh hại chính.

– Đối với cây đậu: Kỹ thuật canh tác được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT.

– Đối cây cỏ thức ăn chăn nuôi: Cây cỏ làm thức ăn chăn nuôi trong xây dựng mô hình theo Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ thâm canh trên đất cát của Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (Sản phẩm của đề tài: Kỹ thuật lót nilon khi trồng cỏ thâm canh trên đất cát tại Bình Định, nghiệm thu tháng 12/2009). Lấy mẫu để tính các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất theo ô tiêu chuẩn 3 m2 (1,5 m x 2 m), mỗi điểm (hộ) lấy 3 ô (tốt/khá; trung bình; xấu) rồi tính giá trị trung bình.

3. Kết quả xây dựng mô hình

3.1. Kết quả xây dựng mô hình chuyển đổi canh tác lạc chịu hạn thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất cát  kém hiệu quả

3.1.1. Quy mô, địa điểm: Có 9 hộ nông dân sản xuất lạc trên địa bàn dự án. Địa điểm: xã Bình Tân, Hòa Thắng và Hồng Phong – Bắc Bình – Bình Thuận. Quy mô: 5,5 ha.

3.1.2. Giống sử dụng:  Giống lạc L14 là giống nhập nội từ Trung Quốc được Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam bồi dục và chọn lọc từ năm 1996, được đưa vào sản xuất năm 2000. Giống lạc L14 có thời gian sinh trưởng trong vụ Đông xuân là 100 -110 ngày và vụ Hè thu là 90 – 95 ngày. Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, chống đổ tốt, kháng bệnh bạc lá cao (đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt), kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn), chịu hạn. Quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng. Khối lượng 100 quả 150 – 155 gam, khối lượng 100 hạt từ 55 – 58 gam. Thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 40 – 45 tạ/ha.

3.1.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng

  1. Loại đất trồng: Đất cát, đất xám bạc màu; Đất phù sa ven sông.
  2. Kỹ thuật làm đất: Đất phải được cày sâu 15 – 20 cm, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
  3. Mật độ và khoảng cách: Sau khi đất được cày bừa kỹ (đảm bảo tơi xốp, sạch cỏ dại và đủ ẩm). Có thể gieo theo băng hoặc lên luống tùy thuộc vào loại đất và điều kiện canh tác của từng từng địa phương. Nếu lên luống, thì luống rộng 1,0 m; mỗi luống cách nhau bằng rãnh rộng 20 – 25 cm, rãnh tưới tiêu 20 – 25 cm để dễ thoát nước khi mưa lớn. Lạc được trồng theo khoảng cách 30 cm x 10 cm x 1 hạt/hốc, tương đương với mật độ 33 cây/m2. Độ sâu lấp hạt từ 3-5 cm, dặm bổ sung khi cây có 1-2 lá thật để đảm bảo mật độ, khoảng cách.
  4. Lượng giống cần cho 1 ha: Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 240 kg lạc vỏ.
  5. Phân bón: Tuỳ thuộc độ phì đất và nhóm giống để sử dụng lượng phân bón cho phù hợp. Thông thường lượng phân bón đầu tư cho 1 ha trồng lạc là 5 – 10 tấn phân chuồng (hoặc 500 kg hữu cơ phân vi sinh) + 40 – 60 kg N + 90 kg P205 + 60 kg K20 + 500 kg vôi bột.

* Cách bón phân

– Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 50% lượng vôi. Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 – 15 cm), sau đó bón phân chuồng. Sau khi bón phân, lấp một lớp đất nhẹ dày 2 – 3 cm để phủ kín phân rồi mới gieo hạt nhằm tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm;

– Bón thúc: (i) Bón thúc lần 1 khi cây có 2-3 lá thật (sau gieo 10 – 15 ngày): 70% phân đạm, 50% phân kali; (ii) Bón thúc lần 2 (sau gieo 25 – 30 ngày): 30% phân đạm, 50% phân kali; (iii) Bón thúc lần 3 (khi ra hoa rộ): 50% vôi còn lại.

* Chú ý: Phun bổ sung chế phẩm điều hòa sinh trưởng và chế phẩm phân bón vi lượng. Phun chế phẩm điều hòa sinh trưởng: chế phẩm Kali Humat; phun vào 2 thời điểm: 20 ngày và 40 ngày sau gieo; lượng phun: 1.000 ml/ha; 50 ml/ 16 lít nước. Phun chế phẩm phân bón vi lượng: chế phẩm Hi-Calcium; phun vào 2 thời điểm: 20 ngày và 40 ngày sau gieo; lượng phun: 400 ml/ha; 20 ml/ 16 lít nước

  1. Chăm sóc

– Trồng dặm: Sau khi khoảng 7 ngày cần tiến hành trồng dặm vào những nơi hạt không mọc để đảm bảo mật độ.

– Xới vun lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-15 ngày), xới nông khắp mặt luống.

– Xới vun lần 2: Khi cây có 6-8 lá thật (sau mọc 25 – 30 ngày), xới sâu 5-6 cm sát gốc và nhặt cỏ dại, không vun đất vào gốc.

– Xới vun lần 3: Sau khi ra hoa rộ 7-10 ngày, xới và vun nhẹ quanh gốc.

  1. Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật. Trong đó, biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại lạc được áp dụng phổ biến như sau:

– Biện pháp canh tác: Cày bừa, làm đất kỹ để đất tơi xốp, thoát nước tốt. Luân canh cây trồng để làm giảm nguồn bệnh trong đất. Trồng đúng quy trình kỹ thuật tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát triển tốt ngay từ đầu. Trong đó, lưu ý phân bón: Bón phân cân đối N,P,K; tăng cường bón lót phân hữu cơ hoai mục, lân và vôi.

– Biện pháp cơ học:Áp dụng trong trường hợp số lượng sâu ít và bắt sâu vào sáng sớm hoặc chiều tối là biện pháp cũng cho hiệu quả cao.

–  Biện pháp sinh học: Hạn chế phun thuốc khi mật độ sâu thấp để bảo tồn các loài thiên địch như: nhện, bọ rùa, ong kí sinh,… Dùng bẫy bã pheromone hoặc bẫy chua ngọt để bẫy bắt bướm.

– Biện pháp hóa học: Xử lý đất trước khi gieo trồng bằng thuốc hạt như VIBASU 10H, DIAZAN 10H,… Thời kỳ lạc ra hoa bói trở đi nếu có mật độ sâu khoang, sâu xanh, cuốn lá cao từ 10 con/m2 trở lên chỉ xử lý thuốc BVTV lúc sâu mới nở tuổi 1 – 3. Việc phun thuốc để phòng trị các loại bệnh héo xanh, héo vàng, lở cổ rễ trên thường ít hiệu quả do một phần hạt giống đã bị nhiễm bệnh từ trước, khi phát hiện thì quá trễ. Biện pháp tốt nhất là xử lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng RIDOMIL GOLD, ROVRAL,… để bảo vệ cây con trong 15 ngày đầu, vừa đỡ tốn kém vừa cho hiệu quả cao. Bệnh héo xanh vi khuẩn chưa có thuốc đặc trị nên biện pháp hạn chế thiệt hại và tránh lây lan bằng cách phun hoặc rắc 2 – 3 gói Penac P khi làm đất.

* Chú ý: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời diễn biến của sâu bệnh, xác định tuổi sâu, mật độ, mức độ gây hại, chỉ số bệnh… để xác định thời điểm, loại thuốc phun thuốc phòng trừ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nên tổ chức phòng trừ tập trung, đồng loạt có tính chất cộng đồng thì mới có kết quả cao.

  1. Thu hoạch và bảo quản: (i) Độ chín và thời điểm thu hoạch lạc: Khi cây có 80 – 85% số quả già (quả có gân rõ, mặt trong quả có màu nâu, vỏ lụa ở hạt có màu đặc trưng của giống). Lúc này từ tầng lá giữa đến gốc chuyển màu và rụng nhanh, cần thu hoạch ngay, sau đó nhổ, vặt quả, phơi dưới nắng nhẹ đến khi dùng tay miết nhẹ vỏ lụa tróc ra là được. Lạc để làm giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm từ 5 – 7 ngày; (ii) Nếu mưa, thu hoạch vặt quả xong, phải vận chuyển ngay đến cơ sở hong sấy. Tránh thu hoạch quá muộn, nhất là khi ruộng lạc ở trong điều kiện quá ẩm dễ gây nảy mầm hạt; (iii) Phơi và bảo quản lạc giống thì phải phơi trên nong, nia, cót, sân đất (không phơi trực tiếp trên sân gạch, sân xi măng). Sau khi phơi, phải để lạc nguội, sau đó cho vào bao nilon hoặc chum vại đậy kín để nơi khô mát.

3.1.4. Kỹ thuật sử dụng chảo bốc thoát hơi nước để xây dựng lịch trình tưới nước cho cây lạc

Hình 1. Sử dụng mini-pan để xây dựng lịch trình tưới cho cây lạc

a. Mục đích: Xác định thời điểm tưới nước hợp lý cho cây trồng, thời điểm mà lượng nước hữu hiệu trong đất vừa hết, cần phải tưới bổ sung để không ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây.

b. Thời gian và phương pháp đặt chảo

– Đặt chảo ngay sau khi gieo hạt, chú ý khi gieo hạt thì đất phải đảm bảo đủ ẩm để giống nảy mầm, ra rễ.

– Đặt chảo ở trong mô hình, nơi bằng phẳng, thoáng, không bị che bóng

– Bảo vệ chảo không bị động vật uống nước hay do người lấy nước trong chảo.

c. Cách vận hành chảo

– Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi đặt chảo.

– Theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo.

– Khi mực nước trong chảo rút xuống đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới (lượng nước tưới, ngưỡng phải tưới phụ thuộc vào loại cây trồng, khí hậu, thời vụ, …).

– Đổ đầy nước vào chảo sau mỗi lượt tưới.

d. Áp dụng cụ thể

– Giai đoạn từ Mọc – Phân cành (17 ngày đầu):

+  Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi gieo hạt.

+ Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 43 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo ngay sau khi tưới.

+ Nếu lượng nước tưới bình quân là 10 lít/m2 thì khi lượng nước trong chảo tụt xuống 28 mm phải tiến hành tưới lại.

– Giai đoạn Phân cành – Ra hoa (15 ngày tiếp theo): Nếu lượng nước tưới bình quân 15 lít/ m2, khi thấy mực nước trong chảo tụt xuống vạch chỉ 26 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo, Nếu lượng nước tưới bình quân là 12 lít/ m2 thì mực nước trên chảo tụt xuống 21 mm mới phải tưới lại.

– Giai đoạn Ra hoa – Hình thành quả (36 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 19 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Giai đoạn chín (23 ngày cuối cùng): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 32 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

Bảng 2. Xác định thời điểm và lượng nước tưới cho cây lạc trong vụ Đông xuân tại huyện Bắc Bình – Bình Thuận

Loại đất Thời kỳ sinh trưởng của cây Lượng nước bốc hơi trên mini pan đến ngưỡng phải tưới
Đất cát Lượng nước tưới (lít/m2) 15 12 10
Mọc – Phân cành (17 ngày) 43 34 28
Phân cành- Ra hoa (15 ngày) 26 21 17
Ra hoa- Hình thành quả (36 ngày) 19 15 13
Giai đoạn chín (23 ngày) 32 26 21
Đất cát pha Lượng nước tưới (lít/m2) 18 15 12
Mọc – Phân cành (17 ngày) 51 43 34
Phân cành- Ra hoa (15 ngày) 31 26 21
Ra hoa- Hình thành quả (36 ngày) 23 19 15
Giai đoạn chín (23 ngày) 38 32 26

 

3.1.5. Kết quả thực hiện mô hình trồng lạc

a. Kết quả về quy mô, địa điểm thực hiện: Mô hình được triển khai trồng từ ngày 07/12/2017 – 06/01/2018, cụ thể:

Bảng 3. Các hộ tham gia thực hiện mô hình

TT Địa điểm (xã) Tên hộ Quy mô (ha) Toạ độ địa lý
1 Bình Tân 1. Nguyễn Anh Tuân 0,5 11011’56,3” N

108016’24,4” E

2. Hoàng Văn Hòa 0,5 11012’04,6” N

108017’50,7” E

2 Hòa Thắng 1. Nguyễn Văn Việt 0,5 11004’26,4” N

108023’58,2” E

2. Lê Ngọc Phương 0,5 11004’26,2” N

108023’58,0” E

3. Lê Thị Đào 0,6 11004’16,3” N

108024’22,9” E

4. Nguyễn Văn Phương 0,5 11004’18,3” N

108024’24,8” E

5. Nguyễn Văn Minh 0,9 11003’51,7” N

108024’37,5” E

3 Hồng Phong 1. Nguyễn Văn Bắc 1,0 11002’58,2” N

108019’09,3” E

2. Huỳnh Đông  Hải 0,5 11003’03,5” N

108019’10,9” E

Tổng 9 hộ 5,5  

b. Thành phần hoá tính trong đất xây dựng mô hình

Bảng 4. Thành phần hoá tính trong đất trước và sau xây dựng mô hình

Tên mẫu pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Ndt (mg/ 100g) P2O5 dt (mg/ 100g) K2O dt (mg/ 100g)
  Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Bình Tân 4,55

Chua vừa

5,14 Chua nhẹ 1,03

Trung bình

1,34 Trung bình 0,049

Nghèo

0,134 Trung bình 0,024

Nghèo

0,044 Nghèo 0,033

Rất Nghèo

0,024 Rất Nghèo 1,44

Nghèo

0,56 Nghèo 4,82

Nghèo

11,51 Khá 1,69

Nghèo

1,45 Nghèo
Hòa Thắng 5,17

Chua nhẹ

6,50 Không chua 1,14

Trung bình

1,34 Trung bình 0,042

Nghèo

0,070 Nghèo 0,039

Nghèo

0,048 Nghèo 0,028

Rất Nghèo

0,029 Rất Nghèo 0,81

Nghèo

0,18 Nghèo 12,98

Khá

15,74 Khá 3,01

Nghèo

13,26 Khá
Hồng Phong 5,28

Chua nhẹ

6,10 Không chua 1,01

Trung bình

1,20 Trung bình 0,056

Nghèo

0,085 Nghèo 0,032

Nghèo

0,040 Nghèo 0,035

Rất Nghèo

0.030 Rất Nghèo 1,72

Nghèo

0,42 Nghèo 7,05

Trung bình

6,14 Trung bình 3,49

Nghèo

12,53 Khá
Phương pháp phân tích TCVN

5979 : 2007

TCVN

4050 : 1985

TCVN

6498 : 1999

TCVN 8940:2011 TCVN

8660 : 2011

TCVN

5525 : 2009

TCVN

5256 : 2009

TCVN

8662 : 2011

Ghi chú: Phân cấp theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT

{Nguồn: Kết quả phân tích tại Phòng Phân tích – ASISOV, 12/2017 (trước) và 5/2018 (sau)}

Thành phần hóa tính của đất trước khi xây dựng mô hình trồng lạc ở 3 xã đều xấu (Đất ít chua đến chua; mùn ở trung bình; N, P, K đều ở mức nghèo), chính vì thế cần phải bón phân khoáng N, P, K, bổ sung vôi và phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh). Sau khi XDMH một số chỉ tiêu về pHKCl , mùn (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%) tăng so với trước khi XDMH, chỉ tiêu chỉ tiêu P2O5dt, K2Odt tăng, riêng Ndt giảm mạnh. (Bảng 4)

c. Các giải pháp thực hiện: (i) Cùng với cán bộ địa phương (xã, huyện) trong việc quy hoạch, chọn hộ, chọn điểm để triển khai xây dựng mô hình; (ii) Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật (cho 150 nông dân) và đào tạo kỹ thuật viên (TOT) trồng lạc cho 10 cán bộ tham gia xây dựng mô hình ở các xã Bình Tân, Hòa Thắng và Hồng Phong, huyện Bắc Bình; (iii) Phối hợp với cán bộ địa phương (cấp xã), các kỹ thuật viên chỉ đạo thực hiện mô hình của Dự án để tiến hành cấp phát vật tư (giống, phân bón, thuốc BVTV, …) cho bà con tham gia xây dựng mô hình. Số lượng vật tư đều được cấp đủ số lượng, đúng tiến độ và được giám sát của cán bộ địa phương.

d. Kết quả về năng suất cây lạc trong mô hình: Việc xác định đúng thời điểm và nhu cầu nước tưới cho cây lạc theo chảo bốc thoát hơi nước Mini-pan không những tiết kiệm được nguồn nước tưới mà còn góp phần nâng cao năng suất của giống lạc L14 ở các mô hình, cụ thể: Năng suất thực thu ở các mô hình bình quân đạt 23,6 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng ngoài mô hình là 4,1 tạ/ha (tương ứng tăng 12,1%). Riêng hộ ông Nguyễn Anh Tuân ở xã Bình Tân là 28,6 tạ/ha và hộ ông Nguyễn Văn Minh ở xã Hòa Thắng là 28,5 tạ/ha, tăng so với đối chứng từ 46,2 – 46,7%.

Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất lạc của mô hình

Tên hộ Chiều cao cây (cm) Số cây thu hoạch/m2 Tổng số quả/
cây
Số quả chắc/cây P 100 quả (g) P 100 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT tươi (tạ/ha) NSTT khô (tạ/ha)
1. Hoàng Văn Hòa 33,2 27,8 10,8 6,8 154 55,6 29,1 40,8 20,4
2. Nguyễn Anh Tuân 46,5 29,6 10,5 9,1 155 54,6 41,9 57,2 28,6
3. Nguyễn Văn Việt 31,4 28,4 11,5 7,5 155 53,6 32,9 46,1 23,1
4. Lê Ngọc Phương 31,2 27,6 11,4 7,7 156 56,3 33,1 45,6 22,8
5. Lê Thị Đào 32,6 27,5 11,2 7,5 154 55,1 31,8 47,0 23,5
6. Nguyễn Văn Phương 34,7 27,3 11,4 8,6 154 55,4 36,2 49,6 24,8
7. Nguyễn Văn Minh 30,3 29,6 11,3 9,2 155 54,2 42,1 57,0 28,5
8. Nguyễn Văn Bắc 31,2 27,5 9,8 6,9 154 53,2 29,3 40,4 20,2
9. Huỳnh Đông Dược 31,4 27,3 10,3 7,1 154 53,4 29,9 41,2 20,6
Năng suất bình quân trong mô hình 47,2 23,6
Đ/C xã Hoà Thắng 35,6 28,2 8,6 8,2 124 45,4 28,7 39,0 19,5

e. Lượng nước tưới theo phương pháp Mini-pan

Bảng 6. Chi phí sử dụng nước tưới cho 1 lượt tưới

Loại đất Lượng nước tưới (lít/m2) Lượng nước tưới (lít/ha) Thời gian tưới (giờ) Lượng điện tiêu thụ (kw) Giá điện (đồng/kw) Thành tiền (đồng)
Cát 10 100.000 8,33 18,33 3.200 58.667
Cát pha 12 120.000 10,00 22,00 3.200 70.400

Số liệu ở bảng 6 căn cứ vào thông số kỹ thuật của máy bơm Tân Hoàn Cầu Super Win 3HP, lưu lượng 10-14 m3/giờ, điện năng tiêu thụ là 2,2 kw/giờ.

Bảng 7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lượt tưới nước và lượng nước tưới/ vụ trên đất cát trồng lạc trong vụ Đông xuân

Giai đoạn sinh trưởng Tưới theo mini-pan bằng béc phun* Tưới truyền thống bằng béc phun**
Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần) Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần)
Mọc – Phân cành (17 ngày) 700 7 880 8
Phân cành – Ra hoa (15 ngày) 600 6 880 8
Ra hoa – Hình thành quả (36 ngày) 2.000 20 2.310 21
Giai đoạn chín (23 ngày) 500 5 770 7
Tổng cộng 3.800 38 4.840 44

Ghi chú: * Béc phun mưa Netafim do Công ty CP Công nghệ tưới Khang Thịnh cung cấp.

  ** Béc phun dân tự mua sắm

Khi sử dụng tưới nước theo phương pháp mini-pan với béc phun của Công ty Khang Thịnh thì số lượt tưới trong vụ Đông xuân 2017-2018  ở mô hình trồng lạc là 38 lần, thấp hơn 6 lượt tưới so với phương pháp tưới bằng béc phun thông thường (44 lần). Ngoài ra, lượng nước tưới khi sử dụng mini-pan là 3.800 m3/ha/vụ, giảm 21,5% lượng nước tưới so với phương pháp tưới bằng béc phun truyền thống như hiện nay là 4.840 m3/ha/vụ. (Bảng 7)

Bảng 8. Hiệu suất sử dụng nước của cây lạc trên đất cát

Phương pháp tưới nước Lượng nước tưới (m3/ha) Năng suất thực thu khô (tạ/ha) Hiệu suất sử dụng nước

(kg lạc quả/m3 nước tưới)

Tưới theo mini-pan bằng béc phun* 3.800 23,6 0,62
Tưới truyền thống bằng béc phun** 4.840 19,5 0,40

Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây lạc trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cây lạc tại Bắc Bình tăng 55%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn hán do ảnh hưởng của BĐKH. (Bảng 8)

f. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng lạc

      Kết quả xây dựng mô hình trồng lạc cho thấy, năng suất bình quân thực thu dự kiến của cây lạc ở quy mô 5,5 ha đạt 23,6 tạ/ha.         Với giá thị trường lạc khô tại thời điểm là 25.000 đồng/kg, trừ các chi phí về đầu tư thâm canh, tổng doanh thu của mô hình trồng lạc là 59.000.000 đồng/ha và lãi thuần là 27.430.667 đồng/ha. Trong khi đó, nếu sản xuất lạc theo cách truyền thống (đối chứng) thì doanh thu chỉ đạt 48.750.000 đồng/ha và lãi thuần 20.510.533 đồng/ha. Như vậy, sản xuất lạc theo mô hình tưới theo mini-pan bằng béc phun mưa so với đối chứng thì năng suất tăng 21% và lãi thuần tăng 6.920.134 đồng/ha (tương ứng tăng 33,7%). Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình canh tác lạc tiết kiệm nước theo mini-pan còn sử dụng hiệu quả nguồn nước, lượng nước tưới trong mô hình giảm hơn 21,5% (1.040 m3/ha/vụ) so với đối chứng. Đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện tài nguyên nước đang ngày càng thiếu hụt như hiện nay tại địa phương. (Bảng 9)

Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lạc nước tưới phun mưa theo mini-pan

Tiêu chí đánh giá  Trong mô hình Ngoài mô hình
1. Tổng doanh thu  (đồng) 59.000.000 48.750.000
– Năng suất lạc bình quân (tạ/ha) 23,6 19,5
– Giá bán lạc vụ Đông xuân 2018 (đồng/kg) 25.000 25.000
2. Tổng chi phí (đồng/ha) 31.569.333 28.239.467
– Chi phí công lao động (đồng/ha) 10.000.000 10.000.000
– Chi phí vật tư cho cây lạc (đồng/ha) 19.340.000 15.400.000
– Chi phí tưới nước cho cây lạc (đồng/ha) 2.229.333 2.839.467
3. Lãi thuần (đồng/ha) 27.430.667 20.510.533
– Lãi thuần tăng thêm so với ngoài mô hình (đ/ha) 6.920.134
– Tỷ lệ lãi thuần với ngoài mô hình (%) 133,4 100,0
4. Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,87 0,73

g. Nhận xét mô hình canh tác lạc

– Năng suất cây lạc bình quân trên đất cát ở huyện Bắc Bình đạt 23,6 tạ/ha, tăng 21% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan và so với năng suất điều tra hiện trạng 16,2 tạ/ha thì mô hình cao hơn 45,7%.

– Số lượt tưới nước/vụ trồng lạc trên đất cát tại huyện Bắc Bình giảm 6 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan. Lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát giảm 1.040 m3/ha/vụ khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 21,5%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

– Lãi thuần trong sản xuất lạc trên đất cát tăng 6.920.134 đ/ha/vụ khi áp dụng phương pháp tưới nước theo mini-pan bằng béc phun mưa (tương ứng tăng 33,7%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

3.2. Mô hình canh tác các loại đậu chịu hạn thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất cát kém hiệu quả

3.2.1. Quy mô, địa điểm: Có 3 hộ nông dân sản xuất đậu đen trên địa bàn dự án. Địa điểm: xã Hòa Thắng và Hồng Phong, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Quy mô: 2,0 ha.

3.2.2. Giống sử dụng: Giống đậu đen xanh lòng (Bình Định) là giống địa phương ở vùng Tây Nguyên được Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn thuần. Giống đậu đen xanh lòng có thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày. Thân đứng, lá xanh đậm trong gần suốt cả quá trình sinh trưởng, vỏ quả màu xám, vỏ hạt màu đen, thịt (ruột) bên trong hạt màu xanh lục. Chịu hạn, ít nhiễm bệnh lở cổ rễ, chống đổ và tách quả tốt. Khối lượng 1.000 hạt: 93 – 95 gam. Trong điều kiện thâm canh tốt, đầu tư cân đối cho năng suất 23 – 25 tạ/ha.

3.2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng

a. Loại đất trồng: Đất cát, đất xám bạc màu; Đất phù sa ven sông.

b. Kỹ thuật làm đất: Đất phải được cày sâu 15 – 20 cm, bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

c. Mật độ và khoảng cách: Sau khi đất được cày bừa kỹ, tùy vào chân đất, mùa vụ và điều kiện canh tác của địa phương mà chúng ta có thể trồng theo băng hoặc lên luống. Nếu lên luống, luống rộng 1,0 m; mỗi luống cách nhau bằng rãnh rộng 20 – 25 cm, rãnh tưới tiêu 20-25 cm để dễ thoát nước khi mưa lớn. Mật độ 25 cây/m2, khoảng cách: 40 cm x 10 cm x 1 hạt/hốc. Độ sâu lấp hạt 3 – 5 cm, dặm bổ sung khi cây có 1 – 2 lá thật để đảm bảo mật độ, khoảng cách.

d. Lượng giống cần cho 1 ha: Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85% thì lượng giống cần 37- 40 kg/ha.

e. Phân bón và chăm sóc: Lượng phân bón cho 1,0 ha là: 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 60 kg P205 + 60 kg K20 + 500 kg vôi bột. Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% vôi bột + 100% super lân. Bón thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật bón ½ lượng đạm và ½ lượng kali, kết hợp xới xáo và định cây. Bón thúc lần 2: Khi cây có 5-6 lá thật bón lượng đạm lượng kali còn lại, kết hợp với làm cỏ và vun cao gốc để chống đổ ngã.

– Phòng trừ sâu bệnh: Ở giai đoạn cây con chú ý thường xuất hiện các đối tượng sâu xám. Khi đậu hình thành trái non, thường bị sâu đục quả, nên sử dụng Regent, Proclam… một loại thuốc trừ sâu dạng lưu dẫn, xông hơi.

– Tưới nước: Đảm bảo đủ ẩm trong ruộng thí nghiệm ở mức tối thiểu (ước lượng > 65%), nếu đất khô cần tưới nước bổ sung. Nếu trời mưa thoát nước kịp thời.

– Hãm ngọn: Khi cây đậu đen được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ thì nó sẽ phát triển rất nhanh và mọc ra rất nhiều ngọn non vươn dài. Vì vậy, khi đậu đen chuẩn bị ra hoa phải thường xuyên ngắt ngồng lá để cây ra nhiều hoa và cho năng suất cao.

– Thu hoạch: Tranh thủ lúc trời nắng ráo nên tiến hành thu hái khi có quả già chín trên cây (quả già khô, ngã màu đen hay nâu), chừa lại các quả còn xanh, tiếp tục thu hái nhiều lượt cho đến hết.

3.2.4. Kỹ thuật sử dụng chảo bốc thoát hơi nước để xây dựng lịch trình tưới nước cho cây đậu đen

Hình 2. Sử dụng mini-pan để xây dựng lịch trình tưới cho cây đậu đỗ

a. Mục đích; thời gian và phương pháp đặt chảo; cách vận hành chảo (như phần tưới cho cây lạc)

b. Áp dụng cụ thể

Bảng10. Xác định thời điểm và lượng nước tưới cho cây đậu đen ở vụ Đông xuân tại huyện Bắc Bình

Loại đất Thời kỳ sinh trưởng của cây Lượng nước bốc hơi trên Mini pan đến ngưỡng phải tưới
Đất cát Lượng nước tưới (lít/m2) 15 12 10
Mọc – Phân cành (18 ngày) 43 34 28
Phân cành – Ra hoa (22 ngày) 26 21 17
Ra hoa – Thu hoạch lần 1 (30 ngày) 19 15 13
Thu hoạch lần 1 – Thu hoạch lần 2 (10 ngày) 22 14 18
Thu hoạch lần 2 – Thu hoạch lần 3 (10 ngày) 20 12 15

– Giai đoạn từ Mọc đến phân cành (18 ngày đầu):

+  Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi gieo hạt

+ Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 43 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo ngay sau khi tưới.

+ Nếu lượng nước tưới bình quân là 10 lít/m2 thì khi lượng nước trong chảo tụt xuống 28 mm phải tiến hành tưới lại.

– Giai đoạn Phân cành đến Ra hoa (22 ngày tiếp theo): Nếu lượng nước tưới bình quân 15 lít/m2, khi thấy mực nước trong chảo tụt xuống vạch chỉ 26 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo, Nếu lượng nước tưới bình quân là 12 lít/m2 thì mực nước trên chảo tụt xuống 21 mm mới phải tưới lại.

– Giai đoạn Ra hoa đến thu hoạch lần 1 (30 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 19 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Giai đoạn thu hoạch lần 1 đến thu hoạch lần 2 (10 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 14 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Giai đoạn thu hoạch lần 2 đến thu hoạch lần 3 (10 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 12 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

3.2.5. Kết quả thực hiện mô hình trồng đậu đen

  1. Kết quả về quy mô, địa điểm thực hiện: Mô hình được triển khai trồng từ ngày 10/12/2017 – 05/01/2018, cụ thể:

Bảng 11. Các hộ tham gia thực hiện mô hình

TT Địa điểm (xã) Tên hộ Quy mô (ha) Toạ độ địa lý
1 Hòa Thắng 1. Biền Văn Muôn 1,0 11005’16,8” N

108022’36,2” E

2. Lê Minh Tiến 0,5 11005’11,5” N

108022’46,2” E

2 Hồng Phong 3. Huỳnh Đông Hải 0,5 11003’03,5” N

108019’10,9” E

  Tổng 3 hộ 2,0  

b. Thành phần lý hoá trong đất xây dựng mô hình

Thành phần hóa tính của đất trước khi XDMH trồng đậu đen ở 2 xã đều xấu (Đất chua vừa đến chua nhẹ; mùn ở mức trung bình; N, P, K đều ở mức nghèo), chính vì thế cần phải bón phân khoáng N, P, K, bổ sung vôi và phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh). Tại xã Hòa Thắng, sau khi XDMH một số chỉ tiêu về mùn (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%) giảm so với trước khi XDMH, chỉ tiêu Ndt, P2O5dt, K2Odt tăng, riêng ở điểm mô hình xã Hồng Phong các chỉ tiêu đều tăng, trong đó P2O5dt, K2Odt tăng khá. (Bảng 12)

Bảng 12. Thành phần hoá tính trong đất trước và sau xây dựng mô hình

Tên mẫu pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Ndt (mg/ 100g) P2O5 dt (mg/ 100g) K2O dt (mg/ 100g)
  Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Hòa Thắng 4,76

Chua vừa

4,84 Chua vừa 1,03

T/bình

0,80 Nghèo 0,070

Nghèo

0,055 Nghèo 0,048

Nghèo

0,046

Nghèo

0,043

Nghèo

0,024

Nghèo

0,043

Nghèo

0,56 Nghèo 15,94

Khá

16,89

Khá

3,74

Nghèo

2,89

Nghèo

Hồng Phong 5,56

Chua nhẹ

6,15 Không chua 1,03

T/bình

1,07 T/bình 0,070

Nghèo

0,091 Nghèo 0,032

Nghèo

0,044

Nghèo

0,035

Nghèo

0,029

Nghèo

0,035

Nghèo

1,03

Nghèo

5,56

T/bình

16,12

Khá

3,37

Nghèo

17,83

Khá

Phương pháp phân tích TCVN

5979 : 2007

TCVN

4050 : 1985

TCVN

6498 : 1999

TCVN 8940:2011 TCVN

8660 : 2011

TCVN

5525 : 2009

TCVN

5256 : 2009

TCVN

8662 : 2011

Ghi chú: Phân cấp theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT

{Nguồn: Kết quả phân tích tại Phòng Phân tích – ASISOV, 12/2017 (trước) và 5/2018 (sau)}

c. Kết quả về năng suất cây đậu đen trong mô hình: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu đen ở các nông hộ tham gia XDMH được trình bày cụ thể ở bảng 2.33 cho thấy: Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan trên cây đậu đen đã cho năng suất khô thực thu là 12,6 tạ/ha, tăng hơn so với đối chứng ngoài mô hình là 1,8 tạ/ha (tương ứng tăng 16,7%). Riêng hộ ông Biền Văn Muôn ở Hòa Thắng là 13,2 tạ/ha, tăng so với đối chứng là 22,2%.

Bảng 13. Các yếu tố cấu thành năng suất đậu đen của mô hình

Tên hộ Cây thực thu/m2 (cây) Số quả chắc/ cây (quả) Số hạt/ quả (hạt) Khối lượng 1000 hạt  (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)
Biền Văn Muôn 20,3 10,5 8,3 93,6 16,5 13,2
Lê Minh Tiến 19,3 10,5 8,2 93,6 15,5 12,4
Huỳnh Đông Hải 19,8 10,4 8,0 93,4 15,3 12,2
Năng suất bình quân trong mô hình (tạ/ha) 12,6
Đ/C xã Hoà Thắng 20,2 9,3 7,7 93,3 12,8 10,8  

c. Lượng nước tưới theo phương pháp Mini-pan:

Bảng14. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lượt tưới nước và lượng nước tưới/ vụ trên đất cát trồng đậu đen trong vụ Đông xuân

Giai đoạn sinh trưởng Tưới theo mini-pan bằng béc phun Tưới truyền thống bằng béc phun
Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần) Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần)
Mọc – Phân cành (18 ngày) 700 7 770 7
Phân cành – Ra hoa (22 ngày) 600 6 990 9
Ra hoa – Thu hoạch lần 1 (30 ngày) 1.700 17 1980 18
Thu hoạch lần 1 – Thu hoạch lần 2 (10 ngày) 300 3 440 4
Thu hoạch lần 2 – Thu hoạch lần 3 (10 ngày) 300 3 330 3
Tổng cộng 3.600 36 4.510 41

Ghi chú: * Béc phun mưa Netafim do Công ty CP Công nghệ tưới Khang Thịnh cung cấp.

    ** Béc phun dân tự mua sắm

Khi sử dụng tưới nước theo phương pháp mini-pan với béc phun của Công ty Khang Thịnh thì số lượt tưới trong vụ Đông xuân 2017-2018 ở mô hình trồng đậu đen là 36 lần, thấp hơn 5 lượt tưới so với phương pháp tưới bằng béc phun thông thường (41 lần). Ngoài ra, lượng nước tưới khi sử dụng mini-pan là 3.600 m3/ha/vụ, giảm 20,2% (tương ứng 910 m3/ha/vụ) lượng nước tưới so với phương pháp tưới bằng béc phun truyền thống như hiện nay là 4.510 m3/ha/vụ. (Bảng 14)

Bảng 15. Chi phí sử dụng nước tưới cho 1 lần tưới

Lượng nước tưới (lít/m2) Lượng nước tưới (lít/ha) Thời gian tưới (giờ) Lượng điện tiêu thụ (kw) Giá điện (đồng/kw) Thành tiền (đồng)
10 10.000 8,33 18,33 3.200 58.667

Căn cứ vào thông số kỹ thuật của máy bơm Tân Hoàn Cầu Super Win 3HP, lưu lượng 10-14 m3/giờ, điện năng tiêu thụ là 2,2 kw/giờ. (Bảng 15)

Bảng 16. Hiệu suất sử dụng nước của cây đậu đen trên đất cát

Phương pháp tưới nước Lượng nước tưới (m3/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) Hiệu suất sử dụng nước

(kg hạt đậu đen/m3 nước tưới)

Tưới theo mini-pan bằng béc phun* 3.600 12,6 0,35
Tưới truyền thống bằng béc phun** 4.510 10,8 0,24

Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây đậu đen trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cây đậu đen tại Bắc Bình tăng 45,8%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân (đối chứng). Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn hán do ảnh hưởng của BĐKH hiện nay tại địa phương. (Bảng 16)

d. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng đậu đen

Bảng 17. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng đậu đen tiết kiệm nước tưới theo mini-pan

Tiêu chí đánh giá  Trong mô hình Đối chứng
1. Tổng doanh thu (đồng) 37.800.000 32.400.000
– Năng suất đậu đen bình quân (tạ/ha) 12,6 10,8
– Giá bán đậu đen vụ đông xuân 2018 (đồng/kg) 30.000 30.000
2. Tổng chi phí (đồng/ha) 20.762.000 19.795.867
– Chi phí công lao động (đồng/ha) 9.000.000 9.000.000
– Chi phí vật tư cho cây đậu đen (đồng/ha) 9.650.000 8.150.000
– Chi phí tưới nước cho cây đậu đen (đồng/ha) 2.112.000 2.645.867
3. Lãi thuần (đồng/ha) 17.038.000 12.604.133
– Lãi thuần tăng thêm so với ngoài mô hình (đ/ha) 4.433.867
– Tỷ lệ lãi thuần với ngoài mô hình (%) 135,2 100,0
4. Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,82 0,64

Tuy không phải là vụ trồng chính nhưng năng suất bình quân thực thu của cây đậu đen ở quy mô 2,0 ha đạt 12,6 tạ/ha. Với giá thị trường hạt đậu đen hiện nay 30.000 đồng/kg, trừ các chi phí về đầu tư thâm canh, tổng doanh thu của mô hình trồng đậu đen là 37.800.000 đồng/ha và lãi thuần là 17.038.000 đồng/ha. Trong khi đó, nếu sản xuất đậu đen theo cách truyền thống (đối chứng) thì doanh thu chỉ đạt 32.400.000 đồng/ha và lãi thuần là 12.604.133 đồng/ha. Như vậy, sản xuất đậu đen trong mô hình tưới theo mini-pan bằng béc phun mưa so với đối chứng thì năng suất tăng 16,7% và lãi thuần tăng 4.433.867 đ/ha (tương ứng tăng 35,2%). Đặc biệt lượng nước tưới hữu hiệu của mô hình giảm hơn 20,2% (910 m3/ha/vụ) so với đối chứng, đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện tài nguyên nước đang ngày càng  thiếu hụt. Bên cạnh đó, việc canh tác đậu đen còn góp phần cải thiện độ phì của đất thông qua hoạt động của vi khuẩn cố định đạm ở nốt sần của rễ cây. (Bảng 17)

e. Nhận xét về mô hình trồng đậu đen

– Năng suất cây đậu đen trên đất cát huyện tăng đạt bình quân 12,6 tạ/ha tăng 16,7% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan; và so với năng suất điều tra hiện trạng chỉ đạt 7,5 tạ/ha, mô hình cao hơn 68%.

– Số lượt tưới nước/vụ trồng đậu đen trên đất cát tại huyện Bắc Bình giảm 5 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan. Lượng nước tưới cho cây đậu đen trên đất cát giảm 910 m3/ha/vụ khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 20,2%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

– Lãi thuần trong sản xuất đậu đen trên đất cát tăng 4.433.867 đ/ha/vụ khi áp dụng phương pháp tưới nước theo mini-pan bằng béc phun mưa (tương ứng tăng 35,2%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

Một số khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng mô hình nên chưa phát huy được năng suất cao nhất vì: Ảnh hưởng của tình hình mưa bão cuối năm 2017 nên chậm thời vụ gieo trồng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng và tình trạng thiếu nước vào mùa khô.

3.3. Mô hình canh tác cỏ thích ứng với BĐKH và tưới nước tiết kiệm trên đất kém hiệu quả và nguy cơ khô hạn phục vụ chăn nuôi gia súc lớn

3.3.1. Quy mô, địa điểm: Có 3 hộ nông dân trồng cỏ trên địa bàn dự án.  Quy mô: 2,5 ha. Địa điểm: xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

3.3.2. Giống sử dụng:  Giống cỏ VA06 là giống cỏ được lai tạo giữa 2 giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của Châu Mỹ cho năng xuất và chất lượng cao. Giống cỏ VA06 giống như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao trung bình 4 đến 5m, dạng bụi, thích ứng rộng rãi, có sức chống chịu khí hậu thời tiết nhiều vùng miền, rất khoẻ, có thể trồng trên nhiều loại đất ở Việt Nam hiện nay, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao trên dưới 95%. Chọn cây thành thục đạt 4 đến 5 tháng tuổi trở lên có đường kính thân trên 0,8 cm, khoẻ, không bị sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn (không bẻ hoặc kê lên miếng gỗ chặt để tránh làm dập hom ảnh hưởng đến mầm non hoặc dễ gây sâu bệnh sau này). Hom giống chú ý nên cắt nghiêng. Nếu trồng vào mùa mưa nên trồng nghiêng 45 độ và cắt mỗi đoạn có 2 mắt, mỗi mắt nên có 1 mầm nách. Đoạn thân trên (phía gốc) của mắt ngắn hơn đoạn thân dưới để tăng tỷ lệ sống cho cây. Nếu trồng vào mùa khô nên trồng nằm, hom dài 30-40cm (có từ 2-4 mắt mầm). Lượng hom giống chuẩn bị để trồng một sào (1.000 m2): 400 kg giống.

3.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng

a. Loại đất trồng: Cỏ VA06 có thể trồng được trên nhiều tất cả các loại đất ở Việt Nam. Trồng trên đất bằng phẳng: chú ý trồng theo luống để tiện chăm sóc và tưới tiêu sau này.

b. Thời vụ trồng trồng: Cỏ VA06 có thể trồng được quanh năm nếu chủ động được lượng nước tưới, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.

c. Làm đất và kỹ thuật trồng (mật độ và khoảng cách): Trước khi trồng cần cày bừa khu ruộng và làm đất tơi xốp và dọn sạch cỏ dại. Cuốc làm rãnh sâu 15 – 20cm, hàng cách hàng từ 60 – 70 cm. Bón lót phân chuồng với lượng 6 tấn/ha, phân lân với lượng 320 kg/ha, vôi 600 kg/ha dưới rãnh sau đó phủ một lớp đất mịn rồi nén nhẹ. Đem hom giống đã chuẩn bị sẵn đặt vào rãnh nghiêng 450hoặc đặt nằm ngang dưới rãnh (cách đặt hom tùy theo mùa khô hay mùa mưa như đã nêu ở trên). Sau đó phủ trên mầm một lớp đất mịn khoảng 5cm, nếu trồng vào mùa mưa phải để hở đầu hom để tránh bị thối khi bị úng, nếu trồng vào mùa khô cần che phủ bề mặt bằng rơm hoặc cỏ khô để tránh nóng hư hom giống. Chú ý về mật độ, khoảng cách trồng:

– Trồng để làm thức ăn cho chăn nuôi thì khoảng cách cây từ 15 – 20cm và hàng từ 60 – 70cm, khoảng từ  30.000 – 45.000 mắt/ha, tương đương 4.000 – 5.000 kg/ha;

– Trồng lấy hom làm giống khoảng cách cây và hàng từ 70 – 90cm hoặc từ 80 – 100cm, khoảng 12.000 – 15.000 mắt/ha, tương đương 1.400 – 1.700kg/ha .

d. Bón phân và chăm sóc: Bón lót trước khi trồng cỏ (như đã nêu ở phần làm đất và kỹ thuật trồng). Bón thúc: Sau khi trồng 25 – 30 ngày cỏ đã lên mầm, bén rễ; sau đó cứ 7-10 ngày bón thúc ure và kali đến 50-60 ngày thì cắt lần 1, chú ý tưới nước giữ ẩm. Muốn có năng suất cao phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ nhánh sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Lượng phân bón thúc cho 1 ha: (200 kg ure + 100 kg NPK 20-20-15 + 2 tấn phân chuồng hoai)/ lần cắt, hoặc có thể dùng nước phân chuồng loãng đã qua hầm ủ bioga để thay thế phân chuồng hoai.

– Làm sạch cỏ dại 2 – 3 lần trước khi cỏ trồng phủ kín đất, kết hợp bón mỗi ha bón urê, kali và vun gốc để tránh đổ vì đây là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất.

– Sau khi trồng 10 – 15 ngày, kiểm tra tỉ lệ nảy mầm. Tiến hành trồng dặm những chỗ bị chết và làm cỏ phá váng.

– Mùa nắng thường xuyên tưới nước cho cỏ. Khi mưa lớn cần phải tiêu nước ngay tránh để ngập úng.

– Sau mỗi lần thu hoạch làm sạch cỏ dại, vun gốc và bón thêm phân chuồng, phân urê, NPK thúc cho cỏ để tăng năng suất.

– Trước khi vào vụ đông nên bón bổ sung phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt.

Cỏ VA06 chống sâu bệnh rất tốt nhưng khi bị bệnh nên dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất, tốt nhất nên giữ vườn ruộng thông thoáng.

e. Thu hoạch và sử dụng: Sau trồng 50 – 60 ngày là có thể cắt được lứa đầu, cứ 30 – 40 ngày cắt 1 lần, nói chung khi cây cao khoảng 0,8 – 1m thì cắt được, thu 6 – 7 lứa/năm. Nên cắt đồng loạt và sát gốc cách mặt đất 3 – 5cm, không cắt quá cao để tránh ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh và tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Đây là loại cỏ có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục 6 – 7 năm. Năng suất năm đầu loại cỏ này đạt khoảng 300 – 400 tấn/ha, từ năm thứ 2 – 6 là thời kỳ cho năng suất cao nhất có thể đạt đến 500 tấn/ha nếu canh tác tốt. Cỏ VA06 có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn thích hợp cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Cỏ vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá.

3.3.4. Kỹ thuật sử dụng chảo bốc thoát hơi nước để xây dựng lịch trình tưới nước cho cây cỏ VA06

a. Mục đích; thời gian và phương pháp đặt chảo; cách vận hành chảo (như phần tưới cho cây lạc)

Hình 3. Sử dụng mini-pan để xây dựng lịch trình tưới cho cây cỏ VA06

b. Áp dụng cụ thể

Bảng 18. Xác định thời điểm và lượng nước tưới cho cây cỏ VA06 ở vụ Đông xuân tại xã Bình Tân – Bắc Bình

 

Loại đất Thời kỳ sinh trưởng của cây Lượng nước bốc hơi trên Mini pan đến ngưỡng phải tưới
Đất cát Lượng nước tưới (lít/m2) 15 12 10
Thời kỳ bén rễ – nảy mầm (12 ngày) 27 21 18
Thời kỳ đẻ  nhánh (27 ngày) 16 13 11
Thời kỳ vươn long (14 ngày) 12 10 8
Giai đoạn thu hoạch (7 ngày) 23 18 15
Thu hoạch lần 1 – thu hoạch lần 2 (30 ngày) 25 19 17
Thu hoạch lần 2 – thu hoạch lần 3 (30 ngày) 25 19 17
Đất cát pha thịt Lượng nước tưới (lít/m2) 18 15 12
Thời kỳ bén rễ – nảy mầm (12 ngày) 32 27 21
Thời kỳ đẻ nhánh (27 ngày) 19 16 13
Thời kỳ vươn long (14 ngày) 15 12 10
Giai đoạn thu hoạch (7 ngày) 27 23 18
Thu hoạch lần 1 – thu hoạch lần 2 (30 ngày) 29 25 19
Thu hoạch lần 2 – thu hoạch lần 3 (30 ngày) 29 25 19

– Giai đoạn từ Mọc rễ – nảy mầm (12 ngày đầu):

+ Đổ đầy nước vào chảo đo ngay sau khi gieo hạt

+ Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 27 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo ngay sau khi tưới.

+ Nếu lượng nước tưới bình quân là 10 lít/m2 thì khi lượng nước trong chảo tụt xuống 18 mm phải tiến hành tưới lại.

– Giai đoạn đẻ nhánh (27 ngày tiếp theo): Nếu lượng nước tưới bình quân 15 lít/m2, khi thấy mực nước trong chảo tụt xuống vạch chỉ 16 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo. Nếu lượng nước tưới bình quân là 12 lít/m2 thì mực nước trên chảo tụt xuống 13 mm mới phải tưới lại.

– Giai đoạn vươn lóng (14 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 12 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Giai đoạn thu hoạch (7 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 23 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Thu hoạch lần 1 – thu hoạch lần 2 (30 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 25 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

– Thu hoạch lần 2 – thu hoạch lần 3 (30 ngày tiếp theo): Theo dõi tốc độ bay hơi trên chảo, khi thấy mực nước tụt xuống vạch chỉ 25 mm trên thước đo thì tiến hành tưới và lại đổ đầy nước vào chảo.

3.3.5. Kết quả thực hiện mô hình trồng cỏ VA06           

a. Kết quả về quy mô, địa điểm thực hiện: Mô hình được trồng từ ngày 02/01 – 05/01/2018, cụ thể:

Bảng 19. Các hộ tham gia thực hiện mô hình

TT Địa điểm (xã) Tên hộ Quy mô (ha) Toạ độ địa lý
1 Bình Tân 1. Nguyễn Anh Tuân 0,5 11011’56,3” N

108016’24,4” E

2. Nguyễn Hồng Hạnh 1,0 11012’30,8” N

108014’44,7” E

3. Phạm Huệ 1,0 11012’03,5” N

108017’51,0” E

Tổng  3 hộ 2,5  

b. Thành phần hoá tính trong đất xây dựng mô hình

         Bảng 20. Thành phần hoá tính trong đất trước và sau XDMH trồng cỏ

Tên mẫu pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) Ndt (mg/ 100g) P2O5 dt (mg/ 100g) K2O dt (mg/ 100g)
  Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Cỏ Bình Tân 6,69

Không chua

6,30 Không chua 0,58

Nghèo

0,77 Nghèo 0,168

Giàu

0,062 Nghèo 0,028

Nghèo

0,025 Nghèo 0,025

Nghèo

0,010 Nghèo 0,84

Nghèo

0,49 Nghèo 7,97

Trung bình

8,25 Trung bình 2,17

Nghèo

1,69 Nghèo
P/pháp phân tích TCVN

5979 : 2007

TCVN

4050 : 1985

TCVN

6498 : 1999

TCVN 8940:2011 TCVN

8660 : 2011

TCVN

5525 : 2009

TCVN

5256 : 2009

TCVN

8662 : 2011

Ghi chú: Phân cấp theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT

{Nguồn: Kết quả phân tích tại Phòng Phân tích – ASISOV, 12/2017 (trước) và 5/2018 (sau)}

Thành phần hóa tính của đất trước khi XDMH trồng cỏ ở xã Bình Tân đều xấu (Đất không chua; mùn ở mức giàu; N tổng số (N%) ở mức giàu, P%, K% đều ở mức nghèo), cho nên cần phải bón phân khoáng N, P, K, bổ sung vôi và phân chuồng vì yêu cầu dinh dưỡng của cỏ rất cao. Sau khi XDMH một số chỉ tiêu tương đương nhau, một số chỉ tiêu Ndt; Pdt; Kdt có giảm, đặc biệt OM% và N% giảm mạnh, vì yêu cầu dinh dưỡng cho cây cỏ là rất lớn (sinh khối mỗi lần cắt 80 – 100 tấn/ha). (Bảng 20)

c. Kết quả về năng suất cỏ VA06 trong mô hình

– Ngày trồng từ 02/01/2018 – 05/01/2018;

– Ngày cắt lần 1: 03/3/2018 – 06/3/2018 (sau trồng 60 ngày);

– Ngày cắt lần 2: 17/4/2018 – 20/4/2018 (sau trồng 45 ngày);

– Ngày cắt lần 3: 27/5/2018 – 30/5/2018 (sau trồng 40 ngày);

Bảng 21. Các yếu tố cấu thành năng suất cỏ của mô hình

Hộ Cắt lần 1 Cắt lần 2 Cắt lần 3 Bình quân 1 lần cắt
Khóm /m2 KL/ khóm (kg) KL
kg/m2
Khóm /m2 KL/ khóm (kg) KL
kg/m2
Khóm /m2 KL/ khóm (kg) KL
kg/m2
Khóm /m2 KL/ khóm (kg) KL
kg/m2
1. Mô hình 6,9 1,6 8,4 6,6 2,3 11,3 6,0 2,0 9,1 6,5 2,0 9,6
Phạm Huệ 7,0 1,7 9,6 6,7 2,4 12,7 6,3 2,3 12,1 6,7 2,2 11,5
Nguyễn Anh Tuân 7,0 1,5 8,3 6,7 2,3 11,4 6,0 2,0 8,2 6,6 1,9 9,3
Nguyễn Hồng Hạnh 6,7 1,5 7,3 6,3 2,2 9,8 5,7 1,7 6,9 6,2 1,8 8,0
2. Ngoài MH 8,7 1,2 7,5 9,3 1,4 9,2 9,7 1,1 7,8 9,2 1,2 8,2

– Cỏ trồng từ hom giống, sau khi trồng 55 – 60 ngày cho thu hoạch lần 1 và các đợt cắt tiếp theo cứ khoảng 40 – 45 ngày là có thể thu hoạch, trong điều kiện tưới nước đầy đủ, bảo đảm độ ẩm thì trong mùa nắng cỏ sinh trưởng phát triển rất mạnh và cho năng suất cao, ngược lại mùa mưa tuy lượng nước quá đủ nhưng cây cỏ sinh trưởng kém hơn vì ánh sáng kém hơn (về cường độ chiếu sáng và số giờ nắng trong ngày) so với các mùa còn lại và cỏ là thực vật C4 (Các loài thực vật sử dụng cơ chế cố định cacbon C4 thông qua quang hợp).

Kết quả bảng 21 và bảng 22: Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây cỏ VA06 trong mô hình nên khối lượng bình quân qua 3 lần cắt là 2 kg/khóm và khối lượng/ m2 là 9,6 kg, vì thế năng suất thực thu bình quân là 95,9 tấn/ha/ lần cắt (Năng suất 3 lần cắt là lần lượt là 84 tấn/ha, 113 tấn/ha, 90,7 tấn/ha). Trong khi đó, cỏ ngoài mô hình có khối lượng/ m2 là 8,2 kg, năng suất thực thu bình quân là 81,6 tấn/ha/lần cắt (Năng suất 3 lần cắt là lần lượt là 75 tấn/ha, 92 tấn/ha, 77,7 tấn/ha). Năng suất của mô hình tăng hơn ngoài mô hình là 14,3 tấn/ha/lần cắt (tương ứng tăng 17,6%). Thời gian cắt lần 1 là 60 ngày sau trồng, lần 2 là 45 ngày và lần 3 là 40 ngày. Điều này cũng trùng hợp đặc tính sinh trưởng, phát triển của giống cỏ VA06. Như vậy, dự kiến sẽ cắt 6 – 7 lần/ năm vì trong những tháng mưa cỏ sinh trưởng kém nên phải kéo dài thời gian giữa 2 lần cắt.

Bảng 22. Năng suất cỏ VA06 của mô hình sau 3 lần thu hoạch

Chủ hộ Thu hoạch lần 1 Thu hoạch lần 2 Thu hoạch lần 3 Bình quân sau 3 lần cắt
Số ngày (sau trồng) NS thực thu tấn/ha Số ngày (sau lần 1) NS thực thu tấn/ha Số ngày (sau lần 2) NS thực thu tấn/ha Số ngày/ 1 lần NS thực thu tấn/ha
1. Mô hình 60 84,0 45 113,0 40 90,7 48,3 95,9
Phạm Huệ 60 95,7 45 127,0 40 121,0 48,3 114,6
Nguyễn Anh Tuân 60 83,3 45 113,7 40 82,0 48,3 93,0
Nguyễn Hồng Hạnh 60 73,0 45 98,3 40 69,0 48,3 80,1
2. Ngoài MH (đ/c) 60 75,0 45 92,0 40 77,7 48,3 81,6

d. Lượng nước tưới theo phương pháp Mini-pan

      Khi sử dụng tưới nước theo phương pháp mini-pan với béc phun của Công ty Khang Thịnh thì số lượt tưới ở mô hình trồng cỏ VA06 trong lần thu hoạch thứ nhất là 31 lần, giảm 10 lần so với phương pháp tưới bằng béc phun thông thường (41 lần). Ngoài ra, lượng nước tưới khi sử dụng mini-pan là 3.100 m2/ha, giảm 24,4% lượng nước so với phương pháp tưới bằng béc phun truyền thống như hiện nay là 3.690 m3/ha/vụ. (Bảng 23)

Bảng 23. Hiệu quả tiết kiệm nước tưới theo mini-pan

Giai đoạn sinh trưởng Tưới theo mini-pan bằng béc phun* Tưới truyền thống bằng béc phun**
Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần) Lượng nước tưới (m3/ha) Số lượt tưới (lần)
Thời kỳ bén rễ – nảy mầm (12 ngày) 600 6 720 8
Thời kỳ đẻ  nhánh (27 ngày) 1.400 14 1.800 20
Thời kỳ vươn lóng (14 ngày) 900 9 990 11
Giai đoạn thu hoạch (7 ngày) 200 2 180 2
Tổng cộng 3.100 31 3.690 41

Ghi chú: * Béc phun mưa Netafim do Công ty CP Công nghệ tưới Khang Thịnh cung cấp.

             ** Béc phun dân tự mua sắm

Bảng 24. Chi phí sử dụng nước tưới

Lượng nước tưới (lít/m2) Lượng nước tưới (lít/ha) Thời gian tưới (giờ) Lượng điện tiêu thụ (kw) Giá điện (đồng/kw) Thành tiền (đồng)
10 10.000 8,33 18,33 3.200 58.667

Căn cứ vào thông số kỹ thuật của máy bơm Tân Hoàn Cầu Super Win 3HP, lưu lượng 10-14 m3/giờ, điện năng tiêu thụ là 2,2 kw/giờ. (Bảng 24)

Bảng 25. Hiệu suất sử dụng nước của cỏ VA06 tại xã Bình Tân

Phương pháp tưới nước Lượng nước tưới (m3/ha) Năng suất thực thu lần 1 (tấn/ha) Hiệu suất sử dụng nước

(kg cỏ/m3 nước tưới)

Tưới theo mini-pan bằng béc phun* 3.100 95,9 30,94
Tưới truyền thống bằng béc phun** 3.690 81,6 22,11

Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cỏ VA06 trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cỏ tại Bình Tân tăng 39,9%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân. Điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hạn hán do ảnh hưởng của BĐKH. (Bảng 25)

e. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng cỏ VA06

Với giá thị trường cỏ tươi bình quân 600 đồng/kg, trừ các chi phí về đầu tư thâm canh, tổng doanh thu 1 lần cắt của mô hình trồng cỏ VA06 là 57,540 triệu đồng/ha và lãi thuần là 35,412 tr.đ/ha. Trong khi đó, nếu sản xuất cỏ theo cách truyền thống thì doanh thu đạt 48,940 tr.đ/ha, lãi thuần là 26,469 tr.đ/ha. Như vậy, sản xuất cỏ VA06 theo mô hình tưới theo mini-pan bằng béc phun mưa so với đ/c thì năng suất tăng 17,6% và lãi thuần tăng 8,943 tr.đ/ha (tương ứng tăng 23,8%). Nếu tính trong một năm với 6 lần cắt thì năng suất là 575,4 tấn/ha/năm và ngoài mô hình là 489,4 tấn/ha/năm, lãi ròng cỏ trong mô hình là 212,474 tr.đ/ha/năm và ngoài mô hình là 158,814 tr.đ/ha/năm. Đặc biệt lượng nước tưới hữu hiệu của mô hình giảm hơn 24,4% (590 m3/ha/lần cắt) so với đối chứng, đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện tài nguyên nước đang ngày càng  thiếu hụt. (Bảng 26)

Bảng 26. Hiệu quả kinh tế của MH trồng cỏ tiết kiệm nước tưới theo mini-pan

 

Nội dung Tính 3 lần cắt Tính 1 lần cắt Dự kiến trong 1 năm (6 lần cắt)
 Trong MH Đối chứng Trong MH Đối chứng Trong MH Đối chứng
1. Tổng doanh thu (1.000 đ) 172.620 146.820 57.540 48.940 345.240 293.640
– Năng suất cỏ BQ (tấn/ha) 287,7 244,7 95,9 81,6 575,4 489,4
 – Giá bán cỏ BQ trong 6 tháng đầu năm 2018 (1.000 đ/tấn) 600 600 600 600 600 600
2. Tổng chi phí (1.000 đ) 66.383 67.413 22.128 22.471 132.767 134.826
– Chi phí công lao động 36.000 36.000 12.000 12.000 72.000 72.000
– Chi phí vật tư cho cây cỏ 8.538 7.420 2.846 2.473 17.076 14.840
– Chi phí tưới nước cho cây cỏ 6.899 9.434 2.300 3.145 13.798 18.867
– Chi phí duy tu bảo dưỡng hệ thống tưới 10.000 10.000 3.333 3.333 20.000 20.000
– Khấu hao vườn và hệ thống tưới 4.946 4.559 1.649 1.520 9.892 9.118
3. Lãi thuần (1.000 đ) 106.237 79.407 35.412 26.469 212.473 158.814
– Lãi thuần tăng thêm so ngoài MH 26.829   8.943   53.659  
– Tỷ lệ lãi thuần với ngoài MH (%) 133,8 100,0 133,8 100,0 133,8 100,0
4. Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1,60 1,18 1,60 1,18 1,60 1,18

f. Nhận xét mô hình trồng cỏ

– Năng suất cỏ VA06 trên đất cát xã Bình Tân sau 3 lần cắt đạt bình quân 95,9 tấn/ha/lần cắt tăng 17,6% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan và gấp 1,75 lần sô với số liệu điều tra hiện trạng sản xuất cỏ (năng suất cỏ điều tra là 329,4 tấn/ha/năm tương ứng 54,9 tấn/ha/ lần cắt).

– Số lượt tưới nước/ha/lần cắt trên đất cát tại xã Bình Tân, huyện Bắc Bình giảm 10 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan. Lượng nước tưới cho cỏ VA06 trên đất cát giảm 590 m3/ha/lần cắt khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 24,4%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

– Lãi thuần trong trồng cỏ VA06 trên đất cát tăng 35,412 tr.đ/ha/lần cắt khi áp dụng phương pháp tưới nước theo mini-pan bằng béc phun mưa, tương ứng tăng 33,8% so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị.

3.4. Tổng hợp hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của các mô hình

3.4.1. Về hiệu quả kinh tế của các mô hình

a. Năng suất: Năng suất cây lạc bình quân trên đất cát ở huyện Bắc Bình đạt 23,6 tạ/ha, tăng 21% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan và so với năng suất điều tra hiện trạng 16,2 tạ/ha thì mô hình cao hơn 45,7%. Tương tự, năng suất cây đậu đen trên đất cát đạt bình quân 12,6 tạ/ha tăng 16,7% so với đối chứng và so với năng suất điều tra hiện trạng chỉ đạt 7,5 tạ/ha thì mô hình cao hơn 68%. Năng suất cỏ VA06 trên đất cát xã Bình Tân sau 3 lần cắt đạt bình quân 95,9 tấn/ha/lần cắt tăng 17,6% so đối chứng và gấp 1,75 lần so với số liệu điều tra hiện trạng sản xuất cỏ (năng suất cỏ điều tra là 329,4 tấn/ha/năm tương ứng 54,9 tấn/ha/lần cắt).

b. Lãi ròng các mô hình thích ứng BĐKH tại huyện Bắc Bình: Lãi ròng bình quân của mô hình trồng lạc thâm canh thích ứng với BĐKH là 26,297 tr.đ/ha/vụ vượt so với đối chứng là 28,2%; tương tự lãi ròng của mô hình trồng đậu đen là 16,738 tr.đ/ha/vụ vượt hơn đối chứng là 32,8% và lãi ròng của mô hình trồng cỏ nuôi gia súc là 35,412 tr.đ/ha/lần cắt vượt hơn đ/c là 33,8%.

Quá trình thực hiện các mô hình đã đạt kết quả tốt nên sau khi thực hiện gói thầu (đến tháng 6/2018), lãi ròng thu được 448,135 triệu đồng, trong đó tại xã Bình Tân là 295,271 triệu đồng; xã Hòa Thắng là 115,799 triệu đồng và xã Hồng Phong là 37,065 triệu đồng (Bảng 17)

Bảng 17. Lãi ròng các mô hình tại các xã vùng dự án huyện Bắc Bình

 

TT Nội dung Mô hình lạc thâm canh (i) Mô hình đậu đen thâm canh (ii) Mô hình trồng cỏ thâm canh (iii) Cộng i+ii+iii
1 Bình Tân 29.680.667   265.590.000 295.270.667
  Lãi ròng/ha (đ) 29.680.667   35.412.000  
  Quy mô (ha) 1,0   2,5 3,5
2 Hòa Thắng 89.342.001 26.457.000   115.799.001
  Lãi ròng/ha (đ) 29.780.667 17.638.000    
  Quy mô (ha) 3,0 1,5   4,5
3 Hồng Phong 29.146.001 7.919.000   37.065.001
  Lãi ròng/ha (đ) 19.430.667 15.838.000    
  Quy mô (ha) 1,5 0,5   2,0
  Tổng 1+2+3 148.168.669 34.376.000 265.590.000 448.134.669

3.4.2. Về hiệu quả môi trường của các mô hình

a. Giảm lượng nước tưới: Số lượt tưới nước/vụ trồng lạc trên đất cát tại Bắc Bình giảm 6 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan. Lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát giảm 1.040 m3/ha/vụ khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 21,5%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị. Tương tự số lượt tưới nước/vụ trồng đậu đen trên đất cát giảm 5 lần, lượng nước tưới giảm 910 m3/ha/vụ, tương ứng giảm 20,2%. Số lượt tưới nước/vụ trồng cỏ VA06 trên đất cát tại xã Bình Tân giảm 10 lần, lượng nước tưới giảm 590 m3/ha/lần cắt, tương ứng giảm 24,4%.

b. Hiệu suất sử dụng mước tại các mô hình tưới phun mưa theo mini-pan: Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây lạc trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cây lạc tại Bắc Bình tăng 55%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân, tương tự với cây đậu đen tăng 45,8% và cây cỏ VA06 tăng 39,9%

Hình 7. Hiệu suất sử dụng nước của cây trồng trong MH thích ứng BĐKH

c. Cải thiện môi trường đất: Thành phần hóa tính của đất trước khi XDMH lạc, đậu đen và cỏ ở 3 xã đều xấu (Đất ít chua đến chua; mùn ở trung bình; N, P, K đều ở mức nghèo đến trung bình), chính vì thế cần phải bón phân khoáng N, P, K, bổ sung vôi và phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh). Nhờ vậy, sau khi XDMH một số chỉ tiêu về pHKCl , mùn (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%), P2O5dt, K2Odt, Ndt đều ổn định, một số chỉ tiêu có giảm nhẹ và có xu hướng tăng nhất là tại mô hình trồng lạc và đậu đen. Điều này cho thấy, trên vùng đất cát, thiếu nước cần phải đầu tư thâm canh (đặc biệt là bón phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh), bón vôi, lân, trồng cây họ đậu (lạc, đậu đen) thì đất ít bị thoái hóa mà còn được cải thiện đáng kể.

3.4.3. Tác động về mặt xã hội: Giải quyết được công ăn việc làm cho người dân (1.160 ngày công lao động để thực hiện 10 ha mô hình trong 3-4 tháng và chăm sóc thu hoạch cỏ đến tháng 6/2018), tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho cộng đồng.

4. Kết luận và khuyến nghị

4.1. Kết luận

– Tổng diện tích xây dựng các mô hình canh tác thích ứng với BĐKH tại 3 xã Bình Tân, Hòa Thắng, Hồng Phong của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là 10 ha (gồm 5,5 ha lạc; 2,0 ha đậu đen và 2,5 ha cỏ VA06) với 15 lượt hộ tham gia.

– Năng suất lạc bình quân trên đất cát ở huyện Bắc Bình đạt 23,6 tạ/ha, tăng 21% khi áp dụng chế độ tưới nước bằng béc phun mưa cố định kết hợp với xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan và so với năng suất điều tra hiện trạng 16,2 tạ/ha thì mô hình cao hơn 45,7%. Năng suất đậu đen trên đất cát đạt bình quân 12,6 tạ/ha tăng 16,7% so với đối chứng và so với năng suất điều tra hiện trạng chỉ đạt 7,5 tạ/ha thì mô hình cao hơn 68%. Năng suất cỏ VA06 trên đất cát xã Bình Tân sau 3 lần cắt đạt bình quân 95,9 tấn/ha/lần cắt, tăng 17,6% so đối chứng và gấp 1,75 lần so với số liệu điều tra hiện trạng sản xuất cỏ. Lãi ròng bình quân của mô hình trồng lạc thâm canh thích ứng với BĐKH là 26,297 tr.đ/ha/vụ vượt so với đối chứng là 28,2%; lãi ròng của mô hình trồng đậu đen là 16,738 tr.đ/ha/vụ vượt hơn đối chứng là 32,8% và lãi ròng của mô hình trồng cỏ nuôi gia súc là 35,412 tr.đ/ha/lần cắt vượt hơn đ/c là 33,8%. Tổng lãi ròng thu được từ các mô hình là 448,135 tr.đ, trong đó tại xã Bình Tân là 295,271 tr.đ; xã Hòa Thắng là 115,799 tr.đ và xã Hồng Phong là 37,065 tr.đ.

– Số lượt tưới nước/vụ trồng lạc trên đất cát tại Bắc Bình giảm 6 lần khi áp dụng phương pháp tưới bằng béc phun mưa kết hợp mini-pan. Lượng nước tưới cho cây lạc trên đất cát giảm 1.040 m3/ha/vụ khi áp dụng việc xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan (tương ứng giảm 21,5%) so với chế độ tưới thông thường bằng béc phun của người dân tự trang bị. Số lượt tưới nước/vụ trồng đậu đen trên đất cát giảm 5 lần, lượng nước tưới giảm 910 m3/ha/vụ, tương ứng giảm 20,2%. Số lượt tưới nước/vụ trồng cỏ VA06 trên đất cát tại xã Bình Tân giảm 10 lần, lượng nước tưới giảm 590 m3/ha/lần cắt, tương ứng giảm 24,4%. Việc áp dụng xác định thời điểm và lượng nước tưới theo mini-pan cho cây lạc trên đất cát đã cho hiệu suất sử dụng nước của cây lạc tại Bắc Bình tăng 55%, so với phương pháp xác định thời điểm và lượng nước tưới thông thường của người dân, tương tự với cây đậu đen tăng 45,8% và cây cỏ VA06 tăng 39,9%

– Sau khi XDMH một số chỉ tiêu về pHKCl, mùn (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%), P2O5dt, K2Odt, Ndt đều ổn định, một số chỉ tiêu có giảm nhẹ và có xu hướng tăng tại các mô hình trồng lạc và đậu đen.

4.2. Khuyến nghị

– Đề nghị huyện, tỉnh cần có thêm các chương trình, dự án thích ứng BĐKH nhằm nâng cao năng lực thích ứng với tình trạng thoái hóa đất, hoang mạc hóa và hạn hán thường xuyên xảy ra cho những vùng có điều kiện khó khăn.

– Các đơn vị ứng dụng và chuyển giao công nghệ của tỉnh Bình Thuận và các tỉnh trong vùng có điều kiện tương tự có thể áp dụng vào sản xuất tại các địa phương có điều kiện tương tự như vùng dự án (nhất là Kỹ thuật tưới nước tiết kiệm theo mini-pan).

– Nông dân của 3 xã tham gia XDMH và nhất là nông dân chủ chốt từ kinh nghiệm sản xuất đã được nâng cao trong quá trình thực hiện gói thầu nên tích cực áp dụng để nhân rộng mô hình và hướng dẫn nhiều người cùng thực hiện để phát huy hiệu quả sản xuất trong điều kiện thời tiết ngày càng bất thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc. Ký hiệu: QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT.
  2. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu xanh/ đậu đen. Ký hiệu: QCVN 01-62 : 2011/BNNPTNT.
  3. Phạm Thế Hệ, 2017. Sinh trưởng và phát triển của cỏ VA06 và GHINE TD58 tại huyện EAKAR tỉnh ĐẮK LẮK, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (8/2017).
  4. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Bình, 2017. Báo cáo Tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2017 và triển khai kế hoạch 2018.
  5. Nguyễn Thanh Phương, 2009. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ của Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB (Sản phẩm của đề tài: Kỹ thuật trồng cỏ thâm canh trên đất cát tại Bình Định, nghiệm thu tháng 12/2009).
  6. Nguyễn Thanh Phương, 2012. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển bền vững trong canh tác cây mì trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận. Báo cáo khoa học Tổng kết dự án.
  7. Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, 12/2017. Kỷ yếu Hội thảo chuyên đề “Thực trạng, bàn các giải pháp, chính sách phát triển trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt cao sản tỉnh Bình Thuận”.
  8. Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận, 2018. Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ ĐX 2017-2018 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè thu, vụ Mùa 2018, ngày 19/4/2018
  9. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
  10. Thủ tướng Chính phủ, 2012. Quyết định 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2012-2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 

RESULTS ON MODELS OF CLIMATE SMART AGRICULTURE IN BINH THUAN PROVINCE

Nguyen Thanh Phuong1; Phan Nguyen Hoang Tan2;

Mac Khanh Trang1; Phan Tran Viet1; Duong Minh Manh1

1 Agricultural Scince Institute For Southern Coastal Central Of Vietnam (ASISOV);

2 Department of2 Planning and Investment Binh Thuan province

 

Summary

Total area for constructing models of CSA in the three communes: Binh Tan, Hoa Thang and Hong Phong communes of Bac Binh district, Binh Thuan province is 10 ha (including 5.5 ha of peanuts, 2.0 ha black bean and 2.5 ha of grass VA06) with the participation of 15 households. The average Peanut yield grown on sandy soil in Bac Binh district was 23.6 quintals/ha, an increase of 21% when applying the irrigating system combined with determining the time and amount of irrigation water in the mini-pan and compared with the current survey yield of 16.2 quintals/ha, the model is 45.7% higher. The yield of black beans grown on sandy soil was 12.6 quintals/ha, increased 16.7% compared with control and compared with the current survey yield of only 7.5 quintals/ha, the model was 68% higher. The yield of grass VA06 on the sandy soil in Binh Tan commune after cuttings was yield to 95.9 tons/ha/cut, an increase of 17.6% compared to the control and 1.75 times compared to the survey data. The average net profit of cultivating CSA peanut is 26,297 million VND/ha/crop, a surplus compared with the control of 28,2%; Similarly, the net profit of the black bean plantation was 16.738 million VND/ha/crop, which was 32.8% higher than that of the control and The net profit of the grass-planting model for cattle is 35.412 million VND/ha/cut than that of 33.8%. Total net profit derived from the models of the tender package is 448,135 million VND, of which Binh Tan commune is 295,271 million VND, Hoa Thang commune is 115,799 million VND and Hong Phong commune is 37,065 million VND. Watering time/peanut crop in sandy soil in Bac Binh province was reduced by 6 times when spraying mini-pan was applied. The amount of irrigation water for peanut in the sandy soil decreased by 1,040 m3/ha/crop when scheduling the time and amount of water used in the mini-pan was reduced by 21.5% compared to the traditional irrigation system by the local people. Similarly, the number of irrigation water/black bean crops on sandy soil decreased 5 times, the amount of irrigation water decreased by 910 m3/ha/crop, down by 20.2%. The number of irrigation/grass crop VA06 on sandy soil in Binh Tan commune decreased 10 times, amount of irrigation water decreased 590 m3/ha/cut, respectively decreased 24.4%. The application of time and amount of irrigation water in the mini-pan model for peanuts on sandy soils has improved the water use efficiency of peanuts in Bac Binh by 55% compared to the method of determining the time and amount of irrigation water, similar increase to the black bean plants by 45.8% and grasses VA06 by 39.9%. After modeling some indicators on pHKCl, humus (%), N (%), P2O5 (%), K2O (%), P2O5 dt, K2O dt, Ndt are stable, Some indicators have decreased slightly and tended to increase, especially in peanut and black beans. This result, together with the results of other studies of the project, will be used as a basis for updating the Action Plan to respond to climate change in the study area in particular and Binh Thuan province in general as well as introduction to replicate the model to other areas in the province.

Keywords: Model, climate – smart agriculture, adaptation, climate change, Binh Thuan province

 

 

 

 

 

Sản phẩm khác

NPK MTM02 (20-0-20+TE)

THÀNH PHẦN: Đạm (N): 20%, Kali (K2O): 20% Vi lượng (TE): Bo (B) 50ppm, Kẽm (Zn): 200ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm CÔNG DỤNG: – Phù hợp với tất cả các loại cây trồng. – Giúp lúa trổ thoát, đòng to, tỉ lệ chắc hạt cao. – Trái lớn nhanh, giảm rụng […]

NPK 20-10-10+TE ACRON

XUẤT XỨ: TẬP ĐOÀN ACRON NGA. THÀNH PHẦN: Đạm (N): 20%, Lân (P2O5): 10%, Kali (K2O): 10% Trung vi lượng (TE): S, MgO, Bo, Zn, Mn CÁCH DÙNG: – Bón gốc hoặc hòa vào nước bón cho mọi loại cây. CÔNG DỤNG: – Giúp cây ra rễ khỏe, đẻ nhánh mạnh. – Giúp cây tăng trưởng […]

NPK 17-14-7+TE (CAO CẤP)

THÀNH PHẦN: Đạm (N): 17%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 7% Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Đồng (Cu): 300ppm CÔNG DỤNG: – Giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng tỉa và thu hoạch. – Thúc ra rễ  mạnh, nảy chồi nhanh. Tăng sức đề kháng khi điều kiện bất thuận. – Tăng năng […]

NPK 16-6-18+3MgO+TE (CD CÂY CAO SU)

THÀNH PHẦN: Đạm (N): 16%, Lân (P2O5): 6%, Kali (K2O): 18%, MgO: 3% Trung vi lượng (TE): 600 ppm (Bo, Zn, Cu, Mn) CÔNG DỤNG: – Tăng trưởng mạnh, bộ rễ khỏe, ăn sâu, hạn chế đổ ngã. – Tăng năng suất và chất lượng mủ. – Tăng độ phì nhiêu của đất. – Tăng […]