nayphimsex

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Huyện Đồng Xuân – Phú Yên

google+

linkedin

Kết quả xây dựng mô hình trình diễn phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Huyện Đồng Xuân – Phú Yên

Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định; Trung tâm Khuyến Nông Phú Yên

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất phát điểm của huyện Đồng Xuân là một huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên là 106.866 ha, chiếm 21,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Yên,nhưng nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích sản xuất lúa 2 vụ khoảng 1.600 ha, tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa cao do hạn chế về đầu tư và kỹ thuật thâm canh.Hiện nay, do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm mất cân bằng ở các vùng sinh thái trồng lúa, khi hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, xâm nhập mặn, sâu bệnh nhiều hơn… ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suấtlúa. Điều kiện sống của cây trồng thay đổi làm yêu cầu về điều kiện kỹ thuật canh tác cũng thay đổi và tỉnh Phú Yên cũng khôngngoại lệ.

Trong kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, việc không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật như giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi… đã làm tăng năng suất đáng kể. Trong các yếu tố đó, phân bón là yếu tố vô cùng quan trọng đối với năng suất lúa, nó còn cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Chính vì thế, người nông dân đã lạm dụng nhiều vào phân bón nhằm tăng năng suất. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại không cao, mặt khác còn gây hậu quả như tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất,… nhằm giảm chi phí, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa nhanh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả cho cây lúa là một chiến lược quan trọng để nâng cao độ phì đất, ổn định sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững đến từng hộ nông dân là rất cần thiết.

Vì vậy, vụ Đông Xuân 2020 – 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, Trạm Khuyến nông huyện Đồng Xuân phối hợp Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định triển khai mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lúa Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

2. MỤC ĐÍCH

– Kiểm chứng hiệu lực Phân bón NPK Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE)chuyên dùng cho cây lúa tại huyện Đồng Xuân – tỉnh Phú Yên.

– Bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa.

3. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện

TT Địa điểm Diện tích

(m2)

Giống Ngày gieo sạ

(ngày)

Số hộ

(hộ)

Chân đất

1

Xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân 2.000 VN121 28/12/2020 01 Pha cát

* Ông Bùi Văn Sang – Xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân.

4. NỘI DUNG, KỸ THUẬT ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

4.1. Nội dung

(1) Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021, gồm các nội dung sau:

+ Ruộng mô hình: Sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Phân bón Mặt Trời Mới Lúa 3 (18-0-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa.

+ Ruộng đối chứng: Sử dụng các loại phân đơn (Urê, Lân, Kali).

– Tổ chức hội nghị đầu bờ:

– Ngày hội nghị: Chiều 07/4/2021; Số lượng: 45 người và một số đại biểu của chính quyền địa phương, HTX Nông nghiệp – Dịch vụ, các phòng ban, đại lý trên địa bàn xã, huyện Đồng Xuân.

– Địa điểm: Hội trường HTX NN – Dịch vụ Xuân Sơn Nam – Đồng Xuân – Phú Yên.

4.2. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng

-Sử dụng giống: Giống lúa VN121 ; cấp giống : Xác nhận.

–  Lượng giống gieo sạ: 6 kg/sào (120 kg/ha)

– Phương thức gieo sạ: Sạ hàng.

-Tỉa dặm: Sau sạ 20 – 22 ngày.

– Bón phân:

+ Bón thúc 1: 10 – 12  ngày sau sạ bón 120 kg Lúa 1-2 (22-14-7+TE).

+ Bón thúc 2: 22 ngày sau sạ bón 160 kg Lúa 1-2 (22-14-7+TE).

+ Bón thúc 3: 46 ngày sau sạ bón 140 kg Lúa 3 (18-0-22+TE).

Bảng 2. Loại phân, lượng phân và cách bón cho cây lúa trong mô hình vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại huyện Đồng Xuân

Thời gian bón

Lượng phân bón cho 1ha

Phân bón NPK chuyên dùng cho cây Lúa (Mô hình) Phân đơn

(Đối chứng)

Tổng lượng

phân bón

– 280 kg Lúa 1-2 (22-14-7+TE)

– 140kg Lúa 3 (18-0-22+TE).

(Tương đương: 87kg N +40kg P2O5 + 50kg K2O)

– Phân đơn:  200kg Ure + 450kg Lân + 130kg Kali.

(Tương đương: 92kg N + 72kg P2O5 + 78kg K2O)

Bón lót:

Khi làm đất

450 kg lân
Bón thúc 1:

10-12  ngày sau sạ

120 kg Lúa 1-2 (22-14-7+TE) 100kg Ure + 70kg Kali
Bón thúc 2:

22 ngày sau sạ

160 kg  Lúa 1-2 (22-14-7+TE) 60 kg Ure
Bón thúc 3:

46 ngày sau sạ

140 kg Lúa 3 (18-0-22+TE) 40kg Ure + 60kg Kali

Phân Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Nếu bón nhiều đạm và trong điều kiện ruộng thừa chất dinh dưỡng thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm cho lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, dễ bị sâu bệnh gây hại dẫn đến năng suất, hiệu suất lúa không cao. Chính vì vậy, khi bón phân Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) là cung cấp vừa đủ lượng đạm cần thiết cho cây lúa sinh trưởng, phát triển; còn ruộng đối chứng sử dụng lượng đạm nhiều làm cho lúa trổ muộn hơn, bệnh đạo ôn gây hại nặng hơn (nhất là vụ Đông Xuân).

Phân Lân có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển. Là thành phần chính của tế bào, cần thiết để tạo tế bào mới. Lân kích thích bộ rễ phát triển, giúp quá trình đẻ nhánh tập trung, trổ đều và chím sớm, tăng năng suất và phẩm chất lúa. Cây lúa hút Lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng nhưng mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Ở ruộng mô hình bón phân Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Phân bón Mặt Trời Mới Lúa 3 (18-0-22+TE) với lượng phân Lân vừa đủ cây lúa đẻ nhánh khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ Đông Xuân.

Phân Kali tham gia vào quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, xellulo. Giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u ở vụ Đông Xuân. Kali giúp cho cây cứng cáp hơn, chịu đựng được trong điều kiện nước sâu, giảm đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Đối với Phân bón NPK Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa có bổ sung các chất trung, vi lượng và phối trộn với một số hóa chất để giảm thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và loại đất mà trong phân đơn không có được. Cây lúa sẽ phát triển cân đối và tốt hơn do vậy sẽ tăng sức đề kháng với sâu bệnh hại, cho năng suất cao.

5. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

5.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình

Bảng 3. Diễn biến tình hình thời tiết ở Phú Yên trong vụ Đông Xuân 2020-2021

Tháng Nhiệt độ (t0C) Mưa Ẩm độ (A%)
Ttb

(Trung bình)

Tmax

(cao nhất)

Tmin

(thấp nhất)

Số ngày Lượng mưa (mm) Ẩm độ trung bình
12/2020 23,0 25 21 10 34,0 88
01/2021 22,5 25 20 18 156,5 92
02/2021 24,0 26 22 6 22,0 81
03/2021 26,5 30 23 6 16,0 75

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Phú Yên)

Qua số liệu của Bảng 3 chothấy:

– Từ cuối tháng 12/2020 đến tháng 01/2021: Nhiệt độ dao động từ 20 – 250C, lượng mưa tập trung trong thời gian này khá cao (34 – 156,5mm), do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa giai đoạn mạ, lúa bị ngập úng, tốn công cấy dặm để đảm bảo mật độ.

– Từ cuối tháng 01/2021 đến tháng 02/2021: Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, có các đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ dao động từ 22 – 260C, do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa giai đoạn đẻ nhánh.

– Tháng 3/2021: Cây lúa ở giai đoạn trỗ bông – phơi màu. Đây là thời kì cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh. Trong tháng 3/2021, ẩm độ trung bình khoảng 75%, nhiệt độ dao động từ 23 – 300C, thích hợp cho cây lúa thời kỳ trổ bông – phơi màu.Tuy nhiên trong giai đoạn này, có xuất hiện mưa vào giữa trưa nên khả năng làm lúa bị lem, lép hạt.

5.2. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học tại huyện Đồng Xuân – Phú Yên

TT         Chỉ tiêu /Nghiệm thức Thời gian từ sạ đến trỗ 50% (ngày) Chiều cao cây

(cm)

Chiều dài bông

(cm)

Bông hữu hiệu/m2

(bông/m2)

1 Ruộng mô hình 80 – 83 104 28 380
2 Ruộng đối chứng 80 – 86 98 26 372
  So sánh tăng/ giảm (+/-) + 3 + 6 + 2 + 8

  Qua bảng 4 cho thấy:

Thời gian sinh trưởng: TGST từ sạ đến trổ 50% giữa ruộng mô hình và đối chứng chênh lệch nhau 03 ngày. Cụ thể, thời gian từ sạ đến trổ 50% của ruộng mô hình dao động từ 80 – 83 ngày, còn ruộng đối chứng dao động từ 80 – 86 ngày.

– Chiều cao cây:Ruộng mô hình cao hơn so với ruộng đối chứng là 6cm. Chiều cao cây ruộng mô hình cao 104cm còn ruộng đối chứng cao 98cm.

– Dài bông: Chiều dài bông ở ruộng mô hình cao hơn đối chứng là 2cm. Cụ thể, ruộng mô hình có chiều dài bông 28cm, ruộng mô hình là 26cm.

Bông hữu hiệu/m2: Giữa ruộng mô hình và đối chứng có sự chênh lệch tương đối. Ruộng mô hình có số bông hữu hiệu/m2 là 380 bông, trong khi đó ruộng đối chứng là 372 bông.

*Nhìn chung, khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài bông, số bông hữu hiệu/m2đều cao hơn so với ruộng đối chứng. Riêng thời gian sinh trưởng của mô hình thì ngắn hơn so với ruộng đối chứng.

5.3. Một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu

Bảng 5.  Ảnh hưởng của phân bón đến việc xuất hiện một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu tại huyện Đồng Xuân – Phú Yên

TT             Chỉ tiêu

 

Nghiệm thức

Chuột hại

(đ1-9)

Ốc bươu vàng

(đ1-9)

Rầy nâu

( đ1-9)

Bệnhđạo ônlá

( đ1-9)

Độ cứng cây

(đ1-9)

1 Ruộng mô hình 1 1 0 0 Cứng
2 Ruộng đối chứng 1 1 0 1 Cứng

(*Ghi chú: điểm 0: Không nhiễm; điểm1: nhiễm nhẹ ;…….. điểm 9: nhiễm nặng)

Điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân 2020 – 2021 nhiệt độ dao động từ 22 – 270C, ẩm độ từ 75 – 90%, rất thích hợp cho sâu bệnh hại trên cây lúa xuất hiện và gây hại, vì thế đã ảnh hưởng đến mô hình tại Bảng 5 như sau:

– Về sâu, bệnh: có ảnh hưởng nhẹ về sâu bệnh cụ thể như sau

+ Chuột và ốc bươu vàng: hại rải rác ở một số ruộng nhưng tỷ lệ hại thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

+ Rầy nâu: Nhìn chung các công thức đều có rầy nâu gây hại, tuy nhiên mật độ vẫn còn thấp dưới ngưỡng phòng trừ dao động từ 50 – 150 con/m2 điểm 0.

+ Bệnh đạo ôn: Gây hại ở cả ruộng đối chứng và ruộng mô hình. Tuy nhiên, đối với ruộng đối chứng thì bị bệnh đạo ôn gây hại nặng hơn với tỉ lệ bệnh 3 – 20% lá (nhiễm trung bình) nguyên nhân do bón lượng đạm nhiều làm cho lá lúa phát triển mạnh, to và khép tán trên ruộng, kết hợp thời tiết sáng sớm có sương mù nhiều trong giai đoạn lúa đẻ nhánh – làm đòng. Do vậy, tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại. CBKT Trung tâm Khuyến nông đã kịp thời hướng dẫn nông dân phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn lúa chuẩn bị trỗ.

– Về khả năng chống chịu:

+ Ruộng sử dụng phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt nên giúp nông dân giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa, gia tăng hệ vi sinh vật và thiên địch có ích trên đồng ruộng.

+ Đối với chỉ tiêu độ cứng cây, hầu như giữa mô hình và đối chứng chưa có sự khác biệt.

5.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 6. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa tại huyện Đồng Xuân – Phú Yên

TT

Chỉ tiêu
/
Nghiệm thức

Mật độ bông/ m2(bông) Tổng số hạt/ bông

(hạt)

Hạt chắc /bông (hạt) Tỷ lệ lép (%) Khối  lượng 1.000 hạt (g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) So đ/c (+,-; %)
1 Ruộng mô hình 364 125 112 10,4 22 89,7 73,0 109,0
2 Ruộng đối chứng 350 122 106 13,1 22 81,6 67,0 100,0
  So sánh tăng/ giảm (+/-) +14 +3 +6 -2,7 +8,1 +6 + 9,0

Theo số liệu bảng 6 cho thấy:

– Mật độ bông/m2 giữa ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng. Cụ thể, mật độ bông/m2 của ruộng mô hình đạt 364 bông, trong khi đó ruộng đối chứng đạt 350 bông.

– Tổng số hạt/bông: Giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng chênh lệch không nhiều (tăng 3 hạt).

– Số hạt chắc/bông: Ruộng mô hình 112 hạt chắc/bông và cao hơn ruộng đối chứng là 106 hạt chắc/bông.

– Tỷ lệ lép: Tỷ lệ lép của ruộng mô hình thấp hơn ruộng đối chứng.

– Năng suất thực thu: Ruộng mô hình đạt 73 tạ/ha cao hơn ruộng đối chứng 6 tạ/ha, tương ứng tăng 9%.

Qua kết quả trên cho thấy khi sử dụng phân bón chuyên dùng Mặt Trời Mới các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đều tăng hơn so với ruộng sử dụng phân đơn.

6. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH

Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa trong vụ Đông xuân 2020-2021 tại huyện Đồng Xuân – Phú Yên(Tính cho 1 ha)

ĐVT:đồng

TT Hạng mục đầu tư ĐVT Phân NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng Lúa (Mô hình) Phân đơn (Đối chứng) So với

đối chứng (+/-; đ)

Số lượng(kg) Đơn giá Thành tiền Số

lượng(kg)

Đơn giá Thành tiền
I Tổng chi (1+2+3)       21.122.000     20.637.000 +485.000
1 Giống kg 100 18.000 1.800.000 100 18.000 1.800.000  
2 Vật tư       5.022.000     4.537.000 +485.000
Phân Urê kg   200 7.500 1.500.000
Phân Lân kg   450 3.500 1.575.000
Phân Kali kg   130 7.400 962.000
Phân Lúa 1-2 (22-14-7+TE) kg 280 11.000 3.080.000
Phân Lúa 3 (18-0-22+TE) kg 140 10.300 1.442.000
Thuốc BVTV 500.000 500.000
3 Chi phí lao động       14.300.000     14.300.000  
– Làm đất, gieo sạ 4.300.000 4.300.000
– Chăm sóc, thu hoạch 8.500.000 8.500.000
– Chi phí khác 1.500.000 1.500.000
II Tổng thu   7.300 7.500 54.750.000 6.700 7.500 50.250.000 +4.500.000
III Lãi ròng (II-I)       33.628.000     29.613.000 +4.015.000
Tỷ lệ lãi ròng so Đ/c % 113,6 100,0 +13,6
Tỷ suất lợi nhuận (Hiệu quả đồng vốn) Lần 1,59 1,43 +0,16

– Tổng chi: Tổng chi ruộng mô hình và ruộng đối chứng là bao gồm: Tiền giống; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón và công lao động của người dân,… Tổng chi ruộng mô hình là 21.12.000 đồng/ha; ở ruộng đối chứng là 20.637.000 đồng/ha.

– Tổng thu: Là yếu tố cuối cùng của một quá trình sản xuất và là kết quả mong đợi của người sản xuất. Nó được đánh giá thông qua năng suất thực thu của các điểm thí nghiệm và giá bán lúa thương phẩm. Trong đó, ruộng mô hình có tổng thu đạt 54.750.000đồng/ha; đối chứng đạt là 50.250.000đồng/ha.

– Lãi ròng: Là số tiền chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi của các điểm trình diễn. Lãi thuần ở mô hình được 33.628.000 đồng/ha cao hơn đối chứng là 4.015.000 đồng/ha, tương ứng tăng 13,6%.

 

* Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã XDMH sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng Lúa (Lúa 1-2+TE & Lúa 3+TE) trong vụ ĐX 2020-2021 tại 2 vùng sinh thái của tỉnh Phú Yên (huyện Phú Hòa – đồng bằng và Đồng Xuân – miền núi) đã cho tăng năng suất bình quân cao hơn ruộng đối chứng là 7,5% và và lãi ròng tăng bình quân là 11,3%,điều này chứng tỏ việc sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng trong vụ ĐX là thích hợp, vừa tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống cho người dân (Biểu đồ 2)

* Nhìn chung khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) thì năng suất ruộng đối chứng cao hơn, do đó hiệu quả kinh tế cũng cao hơn.

7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

7.1. Kết luận

Từ kết quả xây dựng mô hình trình diễn Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại xã Xuân Sơn Nam –  huyện Đồng Xuân – Phú Yên đã rút ra được kết luận như sau:

– Về tình hình sinh trưởng: Việc bón phân NPK hiệu Mặt Trời MớiLúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-22+TE) đã giúp cây lúa tập trung dinh dưỡng đẻ nhánh sớm và tập trung cây lúa phát triển cân đối, cứng, bộ lá khỏe, lúa đẻ tập trung hơn và tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân đầy đủ, cân đối cho cây lúa sinh trưởng phát triển qua các giai đoạn; bộ lá xanh bền.

– Về sâu bệnh hại và tính chống chịu: NPK Mặt Trời Mới chuyên dung giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt nên giúp nông dân giảm dùng thuốc BVTV, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa, góp phần ổn định hệ sinh thái đồng ruộng, gia tăng hệ vi sinh vật và thiên địch có ích trên đồng ruộng.

– Về năng suất và hiệu quả kinh tế: Sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa NPK hiệu Mặt Trời Mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Lúa 3 (18-0-22+TE) phù hợp với vùng đất canh tác ở huyện Đồng Xuân và cho năng suất 73 tạ/ha, cao hơn đối chứng 6tạ/ha, tương ứng tăng 9%. Sử dụng sản phẩm phân bón chuyên dùng cho lúa NPK hiệu Mặt Trời Mới với lãi ròng thu được 33.628.000 đồng/ha tăng hơn so với sử dụng phân đơn 4.015.000 đồng/ha, tương ứng tăng 13,6%.

– Về lợi ích khác: Kỹ thuật bón phân đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương.

7.2. Khuyến nghị

– Nhân rộng mô hình sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng Lúa 1-2+TE và Lúa 3+TE ở những vùng sản xuất lúa có điều kiện tương tự.

– Đề nghị Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên trong thời gian tới tiếp tục trình diễn phân NPK Mặt trời mới Lúa 1-2 (22-14-7+TE) và Phân bón Mặt Trời Mới Lúa 3 (18-0-22+TE) chuyên dùng cho cây lúa trong vụ Hè Thu tại xã Xuân Sơn Nam để có kết luận toàn diện hơn.

Biên tập: CN. Lưu Hữu Phước và KS. Lê Xuân Biên

 – Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định

 

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM