nayphimsex

Kết quả sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

google+

linkedin

Kết quả sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021 tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

ThS. Phạm Phú Hưng – GĐ2,TS. Nguyễn Thanh Phương1, CN. Nguyễn Ngọc Thạch2, CN. Lưu Hữu Phước2, KS. Nguyễn Phúc2, CN. Lê Xuân Biên2, CN. Nguyễn Hữu Chung – GĐ3

1Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB, 2Công ty CP VTKT Nông nghiệp Bình Định, 3HTX NN Ân Hảo Tây

Tóm tắt: Lúa là cây gieo trồng chính của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 500 ngàn ha (vụ Đông xuân chiếm 40-50%). Ngành phân bón đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm chuyên dùng, chất lượng nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại thu nhập cho nông dân. Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định đã kế thừa kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức sản xuất 2 loại sản phẩm Phân bón NPK chuyên dùng cho cây lúa (MT01+TE & MT02+TE; Lúa 1-2 & Lúa 3) và đã cung ứng thị trường Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Để minh chứng cho loại phân này, Công ty đã triển khai xây dựng 5 mô hình trình diễn tại 5 huyện của 4 tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) trong vụ Đông xuân 2020-2021 và cho kết quả tốt. Ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE cho năng suất bình quân đạt 67,8 tạ/ha, vượt đối chứng 8,7% và lãi là 23,68 tr.đ/ha, tăng 28,5%. Mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 với năng suất bình quân đạt 78,0 tạ/ha, tăng 9,3% và lãi 34,68 tr.đ/ha, vượt 17,8% so với ruộng đối chứng. Từ năm 2018 đến tháng 6/2021, Công ty đã cung cấp để sản xuất được 154.500 – 183.928 ha lúa. Đề nghị áp dụng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 và MT01+TE & MT02+TE chuyên dùng cây Lúa với lượng bón 420 – 500 kg/ha tại những vùng có điều kiện tương tự.

Từ khóa: Cây lúa, phân bón NPK chuyên dùng lúa, phân bón Mặt Trời Mới, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vụ Đông xuân.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Diện tích gieo trồng lúa hàng năm vùng Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB) khoảng 500 ngàn ha (gồm 3 vụ: Đông xuân, Hè thu và vụ Mùa), trong đó diện tích lúa vụ Đông xuân chiếm 40-50% diện tích gieo trồng lúa cả năm. Riêng vụ Đông xuân 2020-2021 diện tích lúa toàn vùng đạt 230,20 nghìn ha, tăng 19,10 nghìn ha; năng suất đạt 66,14 tạ/ha, tăng 0,33 tạ/ha; so với Đông Xuân 2019-2020. Như vậy, lúa là cây gieo trồng chính của vùng. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng, tạo tiền đề cho việc đầu tư thâm canh, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Trong những năm qua, ngành phân bón đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm chuyên dùng, chất lượng nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại thu nhập cho người dân. Xuất phát từ thực tiễn đó, Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định (Công ty) đã kế thừa kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tổ chức sản xuất 2 dòng sản phẩm Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa (MT01+TE & MT02+TE; Lúa 1-2 & Lúa 3) và đã cung ứng thị trường DHNTB và Tây Nguyên. Để đánh giá hiệu quả vụ Đông Xuân năm 2020-2021, Công ty phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, HTX Nông nghiệp triển khai mô hình trình diễn phân bón NPK chuyên dùng cho cây lúa nhãn hiệu Mặt Trời Mới MT01+TE & MT02+TE; Lúa 1-2 & Lúa 3 tại một số tỉnh vùng DHNTB.

Mục đích: Kiểm chứng hiệu lực và bổ sung hoàn chỉnh Hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK MT01+TE & MT02+TE; Lúa 1-2 & Lúa 3 chuyên dùng cho cây lúa tại vùng DHNTB.

2. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN

Bảng 1. Quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện XDMH vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

TT Địa điểm Diện tích (m2) Giống Lượng phân/ ha (kg) Số hộ (hộ) Chân đất
I MT01+TE & MT02+TE

(2 Mô hình tại 2 tỉnh)

8.500     04  
1 Khánh Hòa (1 MH) 6.000     02  
Xã Suối Hiệp – Diên Khánh 6.000 Hương châu 6 480 02 Đất thịt trung bình
2 Quảng Ngãi (1 MH) 2.500     02  
Xã Tịnh Sơn – Sơn Tịnh 2.500 ĐH815-6 500 02 Đất thịt, độ phì khá
II Lúa 1-2 & Lúa 3

(3 Mô hình tại 2 tỉnh)

10.600     05  
1 Phú Yên (2 MH) 4.000     02  
– Xã Hòa An – Phú Hòa 2.000 ANS1 420 01 Đất thịt
– Xã Xuân Sơn Nam – Đồng Xuân 2.000 VN121` 420 01 Đất thịt nhẹ
2 Bình Định (1 MH) 6.400     03  
Xã Ân Hảo Tây – Hoài Ân 6.400 Đài Thơm 8 500 03 Đất thịt (độ phì khá và có phù sa hàng năm)
  Tổng/ Bình quân 19.100     9  

3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN, KỸ THUẬT ÁP DỤNG

3.1. Nội dung

(1) Xây dựng mô hình trình diễn Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ Đông Xuân 2020 – 2021, gồm các nội dung sau:

– Ruộng mô hình:

+ MT01+TE & MT02+TE: MT01+TE (NPK 20-14-8+TE) và MT02+TE (NPK 20-0-20 +TE)

+ Lúa 1-2 & Lúa 3: Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE) và Lúa 3 (NPK 18-0-22+TE)

– Ruộng đối chứng: Sử dụng phân bón NPK 20-20-15; Phân đơn (Đạm. lân, Kali), DAP, …

Ngoài ra, phân bón nền còn có phân chuồng hoai.

(2) Tổ chức Hội nghị đầu bờ: Đã tổ chức 5 hội nghị; Số lượng 100 đại biểu/ hội nghị; Thành phần: Nông dân, Trung tâm Khuyến nông, Chi Cục Trồng trọt – Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, Trạm BVTV, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến nông, chính quyền địa phương các cấp, HTX Nông nghiệp – DV tại địa phương và các Đại lý Vật tư Nông nghiệp.

3.2. Phương pháp thực hiện

– Theo QCVN của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành cho cây Lúa QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT.

– Quy mô diện tích khảo nghiệm sản xuất và XDMH từ 2.000 – 6.400 m2/ điểm

– Phương pháp theo dõi: Chọn đại diện ruộng lúa ở 3 mức (Xấu, Trung bình, Tốt) cố định điểm theo dõi để lấy số liệu nông học, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Các chỉ tiêu cần theo dõi và phương pháp theo dõi được thực hiện theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT đối với cây lúa.

– Sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế đối với cây trồng để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình thông qua các tiêu chí sau:

+ Tổng giá trị thu nhập (GR – Gross Return) = Năng suất x Giá bán trung bình;

+ Tổng chi phí lưu động (TVC – Total Variable Cost) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + ……

+ Lợi nhuận (NB – Net Benifit) = GR – TVC

+ Tỷ suất doanh thu so với vốn đầu tư (VCR – Variable Cost Return) = GR/TVC

3.3. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng

 Sử dụng giống lúa: Hương châu 6, ANS1 (ANSINH 1399), VN121, Đài thơm 8, ĐH815-6; giống cấp xác nhận.

–  Lượng giống gieo: 100-160 kg/ha (3 mô hình sử dụng 100 kg/ha, mô hình tại Đồng Xuân là 120 kg/ha, riêng mô hình tại Diên Khánh là 160 kg/ha).

– Phương thức gieo sạ: sạ lan.

– Tỉa dặm: Sau sạ từ 10-20 ngày.

– Bón phân:

* MT01+TE & MT02+TE:

+ Bón thúc 1: 10-12  ngày sau sạ bón 140-150 kg MT01+TE (NPK 20-14-8+TE).

+ Bón thúc 2: 20-22 ngày sau sạ bón 180 kg MT01+TE (NPK 20-14-8+TE).

+ Bón thúc 3: 45-50 ngày sau sạ bón 160-170 kg MT02+TE (NPK 20-0-20 +TE).

MT01+TE (NPK 20-14-8+TE) có thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 8% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm. Phân bón Mặt Trời Mới MT01+TE với hàm lượng đạm cao, lân khá, kali và các trung vi lượng phù hợp chuyên dùng bón thúc đợt 1 (thúc cây con, khoảng 7-10 ngày sau sạ)bón thúc đợt 2 (thúc đẻ nhánh, khoảng 20-25 ngày sau sạ) cho lúa. Giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông. Tương tự MT02+TE (NPK 20-0-20+TE) với thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P2O5): 0%, Kali (K2O): 20% và vi lượng (TE) như MT01+TE. Phân bón Mặt Trời Mới MT02+TE với hàm lượng kali cao, đạm và trung vi lượng phù hợp chuyên dùng bón thúc đợt 3 (thúc đón đòng, khoảng 45-50 ngày sau sạ) cho cây lúa. Giúp lúa có đòng to, trổ đều, bông nhiều, lớn và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất và nâng cao chất lượng hạt lúa.

* Lúa 1-2 & Lúa 3:

+ Bón thúc 1: 10-12 ngày sau sạ bón 120-140 kg Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE).

+ Bón thúc 2: 20-24 ngày sau sạ bón 160-200 kg Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE).

+ Bón thúc 3: 40-50 ngày sau sạ bón 140-160 kg Lúa 3 (NPK 18-0-22+TE).

Lúa 1-2 (NPK 22-14-7+TE) có thành phần: Đạm (N) là 22%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 7% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm. Phân bón Mặt Trới Mới Lúa 1-2 với hàm lượng đạm cao, lân khá, kali và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 1 (thúc cây con, khoảng 10-12 ngày sau sạ) và bón thúc 2 (thúc đẻ nhánh, khoảng 20-24 ngày sau sạ) cho cây lúa. Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy sẽ giúp lúa ra rễ khỏe, đẻ nhánh mạnh, tăng trưởng và phát triển nhanh, cứng cây, tăng khả năng chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông. Lúa 3 (NPK 18-0-22+TE) có thành phần: Đạm (N): 18%, Lân (P2O5): 0%, Kali (K2O): 22% và vi lượng (TE) như Lúa 1-2. Phân bón Lúa 3 với hàm lượng kali cao, đạm và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 3 (thúc đón đòng, khoảng 40-50 ngày sau sạ) cho lúa. Giúp lúa có đòng to, bông dài, trổ đều, bông nhiều, hạt to và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất và chất lượng hạt lúa.

Qua đó cho thấy, khi bón phân chuyên dùng Mặt Trời Mới cho cây lúa MT01+TE& MT02+TE và Lúa 1-2 & Lúa 3 thì cân đối N-P-K trong các giai đoạn (cây con, đẻ nhánh và thúc đòng) nên hiệu quả của phân tăng cao.

4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH

4.1. Ảnh hưởng thời tiết đến kết quả mô hình

Tổng hợp tình hình khí tượng các tỉnh vùng DHNTB cho thấy:

– Từ cuối tháng 12/2020 đến tháng 01/2021: Nhiệt độ dao động từ 19 – 250C, lượng mưa tập trung trong thời gian này khá cao (34,0 – 181,5 mm), do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa giai đoạn mạ, lúa bị ngập úng, tốn công cấy dặm để đảm bảo mật độ.

– Từ cuối tháng 01/2021 đến tháng 02/2021: Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, có các đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ dao động từ 22 – 260C, do vậy đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của lúa giai đoạn đẻ nhánh.

– Tháng 3/2021: Cây lúa ở giai đoạn trỗ bông – phơi màu. Đây là thời kì cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh. Trong tháng 3, ẩm độ trung bình khoảng 75%, nhiệt độ dao động từ 23 – 300C, thích hợp cho cây lúa thời kỳ trổ bông – phơi màu. Tuy nhiên trong giai đoạn này, có xuất hiện mưa vào giữa trưa nên khả năng làm lúa bị lem, lép hạt cũng như ban đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, ngày nắng nóng xen lẫn âm u ảnh hưởng đến khả năng kết hạt.

Tóm lại, ở đầu vụ khi gieo trồng gặp thời tiết bất lợi không khí lạnh, thời tiết lạnh khô nên ảnh hưởng đến gieo sạ và sinh trưởng của cây con, kéo dài thời gian làm đòng, nhưng vào giữa và cuối vụ thời tiết ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhất là thời gian trổ và kết hạt.

4.2. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông học của cây lúa trong vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

TT Chỉ tiêu MT01+TE & MT02+TE) Lúa 1-2 & Lúa 3
Khánh Hòa Quảng Ngãi Trung bình   Tăng/ giảm so ĐC (%) Phú Yên  Bình Định  Trung bình  Tăng/ giảm so ĐC (%)
Diên Khánh Sơn Tịnh  Phú Hòa Đồng Xuân Hoài ÂN 
MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c
1 Thời gian từ sạ đến trỗ 50% (ngày) 86 86 90 90 88 88 0,0 83 83 84 84 80 80 82 82 0,0
2 TG từ sạ đến  chín 85% (ngày) 115 115 120 120 118 118 0,0 110 110 105 105 105 105 107 107 0,0
3 Cao cây (cm) 97,5 94,6 96,6 94,3 97,1 94,5 +2,8 110,0 105,0 104,0 98,0 102,0 100,0 105,3 101,0 +4,3
4 Dài bông (cm) 26,2 22,8 26,3 23,2 26,3 23,0 +14,1 26,0 24,0 28,0 26,0 22,0 20,0 25,3 23,3 +8,6
5 Bông hữu hiệu/m2 (bông/m2) 310,0 301,0 317.0 312,0 313,5 306,5 +2,3 380,0 365,0 380,0 372,0 380,0 340,0 380,0 359,0 +5,8

Từ bảng 2 cho thấy:

– Thời gian sinh trưởng: Thời gian từ gieo sạ đến trỗ 50% và từ sạ đến chín 85% của các giống không chênh lệch giữa ruộng mô hình bón phân NPK chuyên dùng lúa và ruộng đối chứng.

– Với các chỉ tiêu về sinh trưởng (Chiều cao cây, chiều dài bông, số bông hữu hiệu/ m2 cho thấy đều cao hơn so với ruộng đối chứng. Cụ thể là: Chiều cao cây thì tăng hơn 2,8% đối với phân MT01+TE & MT02+TE và tăng 4,3% đối với phân Lúa 1-2 & Lúa 3. Tương tự, chiều dài bông tăng 14,1% và 8,6%; số bông hữu hiệu tăng 2,3% và 5,8%.

Tóm lại, khi sử dụng Phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới thì cây lúa sinh trưởng phát triển khá tốt, các chỉ tiêu: chiều cao cây, chiều dài bông, số bông hữu hiệu/m2 đều đạt hơn so với ruộng đối chứng.

4.3. Một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu

Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến việc xuất hiện một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu trên cây lúa trong vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

TT Sâu, bệnh hại chính MT01+TE & MT02+TE)  Lúa 1-2 & Lúa 3
Khánh Hòa Quảng Ngãi  Trung bình Tăng/ giảm so ĐC (cấp) Phú Yên  Bình Định  Trung bình  Tăng/ giảm so ĐC (cấp)
Diên Khánh Sơn Tịnh Phú Hòa Đồng Xuân Hoài Ân 
MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c
1 Chuột hại 1 1 1 1  – 1 1 0
2 Ốc bươu vàng 1 1 1 1  – 1 1 0
3 Sâu cuốn lá (đ0-9) 1 3 1 3 1 3 -1 1 3 1 3 -1
4 Rầy nâu (đ0-9) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 3 0 3 -2
5 Sâu đục thân (đ0-9) 0 0 0 0 0 0 0 0 3 0 3 -2
6 Nhện gié (đ0-9) 1 3 1 3 1 3 -1  –
7 Bệnh đạo ôn lá (đ0-9) 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 1 3 0 3 -2
8 Bệnh đạo ôn cổ bông (đ0-9) 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 -1
9 Khô vằn (đ0-9) 1 3 3 5 1 5 -2  –
10 Bệnh thối đen lép hạt (đ0-9 ) 3 5 3 5 3 5 -1 0 3 0 3 -2
11 Độ cứng cây (đ1-9) 1 5 1 5 1 5 -1 1 1 1 1 1 5 1 5 -1
12 Độ tàn lá (đ1-9) 1 5 1 5 1 5 -1 1 5 1 5 -1

(*Ghi chú: điểm 0: Không nhiễm; điểm1: nhiễm nhẹ;… điểm 9: nhiễm nặng; Độ cứng cây và Độ tàn lá: điểm 1; 5; 9)

Số liệu tổng hợp tại Bảng 3 cho thấy:

– Về sâu, bệnh hại: Thời tiết vụ Đông xuân năm 2020 – 2021 thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, chỉ khó khăn ở giai đoạn gieo trồng, so với những năm trước sâu bệnh năm nay ít hơn nhiều và chỉ xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng nhưng không đáng kể, nhện gié nhẹ; bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn lá, bệnh thối đen lép hạt từ nhẹ đến trung bình. Cụ thể như sau:

+ Tại ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE đều giảm từ 1 đến 2 điểm so với đối chứng, đó là: sâu cuốn lá, nhện gié, bệnh thối đen lép hạt giảm hơn 1 điểm; bệnh khô vằn giảm 2 điểm.

+ Tại ruộng mô hình sử dụng Lúa 1-2 & Lúa 3 cũng giảm từ 1-2 điểm so với ruộng đối chứng, đó là: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn cổ bông giảm 1 điểm; sâu đục thân, nhện gié, bệnh đạo ôn lá, bệnh thối đen lép hạt giảm 2 điểm. Điều này có tác dụng lớn với việc sản xuất giống lúa Đài thơm 8 tại HTX NN Ân Hảo Tây không sử dụng thuốc BVTV để tạo ra sản phẩm gạo đặc sản, an toàn.

– Về khả năng chống chịu: So với ruông đối chứng thì ruộng trong mô hình sử dụng 2 dòng sản phẩm phân chuyên dùng lúa thì cây không bị đổ và độ tàn lá muộn hơn 1 cấp.

Tóm lại, sử dụng 2 dòng phân bón chuyên dùng cho cây lúa (MT01+TE & MT02+TE và Lúa 1-2 & Lúa 3) trong vụ ĐX 2020-2021 tại 5 mô hình của 4 tỉnh đều có ít sâu bệnh hại và tăng khả năng chống chịu hơn so với ruộng đối chứng sử dụng phân đơn hoặc NPK khác.

4.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lúa trong vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

TT Chỉ tiêu MT01+TE & MT02+TE)  Lúa 1-2 & Lúa 3
Khánh Hòa Quảng Ngãi  Trung bình % Tăng/ giảm so ĐC Phú Yên  Bình Định  Trung bình  % Tăng/ giảm so ĐC
Diên Khánh Sơn Tịnh Phú Hòa Đồng Xuân Hoài Ân 
MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c
1 Mật độ bông/ m2 (bông) 345,0 338,0 317,0 312,0 331,0 325,0 +1,8 380,0 365,0 364,0 350,0 380,0 340,0 374,7 351,7 +6,5
2 Tổng hạt/ bông (hạt) 124,0 118,0 145,7 141,9 134,9 130,0 +3,8 133,0 130,0 125,0 122,0 128,0 110,0 128,7 120,7 +6,6
3 Hạt chắc / bông (hạt) 105,0 90,0 118,3 112,6 111,7 101,3 +10,2 119,0 110,0 112,0 106,0 110,0 89,0 113,7 101,7 +11,8
4 Tỷ lệ lép (%) 15,3 23,7 18,8 20,6 17,2 22,0 -22,0 10,5 15,4 10,4 13,1 14,1 19,1 11,7 15,7 -26,0
5 Khối  lượng 1.000 hạt (g) 24,0 24,0 23,0 23,0 23,5 23,5 0,0 22,0 22,0 22,0 22,0 24,0 24,0 22,7 22,7 0,0
6 Năng suất LT (tạ/ha) 76,0 70,0 80,0 75,0 78,0 72,5 +7,6 99,5 88,3 89,7 81,6 80,0 72,0 89,7 80,6 +11,3
7 Năng suất TT (tạ/ha) 66,5 60,0 69,0 64,7 67,8 62,4 +8,7 89,0 84,0 73,0 67,0 72,0 63,0 78,0 71,3 +9,3

Số liệu Bảng 4 cho thấy:

– Mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE với các yếu tố cấu thành năng suất (Mật độ bông/ m2, Tổng hạt/ bông, Hạt chắc/ bông) đều có tỷ lệ tăng so với ruộng đối chứng từ 1,8 – 10,2%, tỷ lệ hạt lép ở ruộng đối chứng là 22% trong khi ruộng mô hình là 17,2% (tương ứng tỷ lệ giảm so với ruộng đối chứng là 22%). Năng suất bình quân ruộng mô hình là 67,8 tạ/ha tăng hơn ruộng đối chứng 5,4 tạ/ha, tương ứng tăng 8,7%.

– Mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 với các yếu tố cấu thành năng suất (Mật độ bông/ m2, Tổng hạt/ bông, Hạt chắc/ bông) đều có tỷ lệ tăng so với ruộng đối chứng từ 6,5 – 11,8%, tỷ lệ hạt lép ở ruộng đối chứng là 15,7% trong khi ruộng mô hình là 11,7% (tương ứng giảm so với ruộng đối chứng là 26%). Năng suất bình quân ruộng mô hình là 78,0 tạ/ha tăng hơn ruộng đối chứng 6,7 tạ/ha, tương ứng tăng 9,3%.

Tóm lại, sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa cho thấy tình hình sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa tại các mô hình đều tăng so với Đ/c.

4.5. Hiệu quả kinh tế của mô hình

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa trong vụ ĐX 2020-2021 tại một số tỉnh vùng DHNTB

(Tính cho 1 ha)

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu MT01+TE & MT02+TE)  Lúa 1-2 & Lúa 3 Tỷ lệ tăng/ giảm BQ so ĐC  (%)
Khánh Hòa Quảng Ngãi  Trung bình Tăng/ giảm (tr.đ; lần)  Tăng/ giảm so ĐC (%)  Phú Yên  Bình Định Trung bình  Tăng/ giảm (tr.đ; lần) Tăng/ giảm so ĐC (%)
Diên Khánh Sơn Tịnh Phú Hòa Đồng Xuân  Hoài Ân
MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c MH Đ/c
1 Tổng chi 31,50 32,10 33,12 32,95 32,31 32,53 -0,22 -0,7 22,22 21,91 21,12 20,64 20,92 21,26 21,42 21,27 0,15 +0,7 0,0
2 Tổng thu 49,88 45,00 62,10 58,23 55,99 51,62 4,37 +8,5 66,75 63,00 54,75 50,25 46,80 40,95 56,10 51,40 4,70 +9,1 +8,8
3 Lãi ròng 18,38 12,90 28,99 25,28 23,68 19,09 4,59 +24,0 44,53 41,09 33,63 29,61 25,88 19,69 34,68 30,13 4,55 +15,1 +19,6
4 Lãi ròng tăng thêm so Đ/c 5,48 3,71 4,59 4,59 3,44 4,02 6,19 4,55 4,55
5 Tỷ lệ lãi ròng tăng thêm (%) 42,4 14,7 28,5 +28,5 8,4 13,6 31,4 17,8 +17,8 +23,2
6 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,58 0,40 0,88 0,77 0,73 0,58 0,14 +24,8 2,00 1,88 1,59 1,43 1,24 0,93 1,61 1,41 0,20 +14,1 +19,4

Kết quả tổng hợp Bảng 5 và Đồ thị 1 cho thấy:

– Tổng chi phí bình quân:

+ Đối với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE có mức tổng chi là 32,31 tr.đ/ha; ruộng Đ/c sử dụng phân đơn và NPK khác là 32,53 tr.đ/ha, giảm 0,22 tr.đ/ha. Như vậy, chi phí bình quân tại các mô hình là tương đương với Đ/c.

+ Đối với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 có mức tổng chi là 21,42 tr.đ/ha; ruộng Đ/c là 21,27 tr.đ/ha, tăng 0,15 tr.đ/ha. Như vậy, chi phí bình quân tại các mô hình là tương đương với Đ/c.

+ Tổng chi bình quân của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là tương đương nhau.

– Tổng thu bình quân:

+ Với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE thu được 55,99 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 51,62 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng nên tổng thu tăng thêm 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tỷ lệ tăng thêm là 8,5%.

+ Với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 thu được 56,10 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 51,42 tr.đ/ha, tổng thu tăng thêm 4,70 tr.đ/ha, tương ứng tăng thêm là 9,1%.

+ Tổng thu bình quân của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 8,8%.

– Lãi bình quân:

+ Với ruộng mô hình sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE thì lãi ròng thu được 23,68 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 19,09 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng 8,7% nên lãi ròng bình quân tăng thêm 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tăng 28,5%.

+ Với ruộng mô hình sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 thì lãi ròng thu được 34,68 tr.đ/ha, ruộng Đ/c là 30,13 tr.đ/ha. Nhờ năng suất tăng 9,3% nên lãi ròng bình quân tăng thêm 4,55 tr.đ/ha, tương ứng tăng 17,8%.

+ Tỷ lệ lãi bình quân tăng thêm của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 23,2%.

Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa cũng tăng thêm 19,4% so với Đ/c.

* Nhìn chung khi sử dụng phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng thì năng suất tăng hơn, do đó hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt về ruộng mô hình không sử dụng thuốc BVTV nên bảo vệ được môi trường sinh thái nên không ảnh hưởng đến sức khỏe cho nông dân và gạo không tồn dư thuốc BVT nên từng bước hình thành thói quen sản xuất gạo chất lượng, hướng tới nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, kỹ thuật bón đơn giản, hiệu quả, không cần phải phối trộn thêm bất kỳ loại phân nào khác, phân bón hợp lý nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Giá cả hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương.

* Để minh chứng cho điều này, trong vụ Đông xuân 2019-2020 Công ty đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 và Nhơn Lộc 1, TX An Nhơn – Bình Định với quy mô diện tích 600 ha (HTX NN Nhơn Thọ 2 sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE để sản xuất 350 ha, HTX NN Nhơn Lộc 1 sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 để sản xuất 250 ha). Kết quả tại Nhơn Thọ 2 đã cho năng suất tăng 11,3%,  lãi ròng tăng 26,6%, tương tự tại Nhơn Lộc 1 tăng 11,9% về năng suất và 27,2% về lãi ròng.

Như vậy, sử dụng phân bón MT01+TE & MT02+TE trong vụ ĐX 2019-2020 và ĐX 2020-2021 đã có năng suất tăng thêm bình quân là 10% và lãi ròng tăng bình quân 27,6%. Tương tự, sử dụng phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3 là 10,6% và 22,5%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng Phân bón NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lúa trong vụ ĐX là thích hợp, vừa tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống cho người dân (Đồ thị 2).

 

5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA ĐÃ SỬ DỤNG PHÂN BÓN MT01+TE & MT02+TE VÀ LÚA 1-2 & LÚA 3 CHUYÊN DÙNG

Bảng 5. Số lượng phân bón và diện tích Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây Lúa từ năm 2018 đến tháng 6/2021 tại Miền Trung

TT Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng Lượng phân bón/ ha (kg/ha) Lượng phân bón đã tiêu thụ (tấn) Diện tích lúa đã sử dụng (ha) Địa phương đã sử dụng
1 Lúa 1-2 & Lúa 3 420-500 44.500 89.000 – 105.952 Các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận
2 MT01+TE & MT02+TE 420-500 32.750 65.500 – 77.976 Các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận
  Tổng   77.250 167.935  

(Nguồn: Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, tháng 6/2021)

Từ việc khảo nghiệm sản xuất, xây dựng mô hình, xây dựng cánh đồng lớn, hội thảo đầu bờ của các mô hình sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới NPK chuyên dùng cho cây Lúa đã cho kết quả tốt, được nông dân, chính quyền địa phương, nhà chuyên môn đánh giá cao nên đã đưa vào sản xuất được từ 154.500 – 183.928 ha (bình quân 167.935 ha), trong đó Lúa 1-2 & Lúa 3 là 89.000 – 105.952 ha và MT01+TE & MT02+TE là 65.500 – 77.976 ha. Qua đây cho thấy phân bón NPK chuyên dùng cho cây Lúa đã tiêu thụ khắp thị trường vùng miền Trung, chưa kể vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ (Bảng 5).

Tóm lại, từ kết quả khảo nghiệm sản xuất và xây dựng mô hình thâm canh với Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây Lúa tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên thị trường trong vùng miền Tuung đã có nhu cầu rất lớn và mở ra thị trường tại những nơi có điều kiện tương tự ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong thời gian tới.

6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

– Phân bón NPK Mặt Trời Mới MT01+TE & MT02+TE và Lúa 1-2 & Lúa 3 có tỷ lệ, hàm lượng cân đối, hợp lý, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa qua các giai đoạn; tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, đòng to, trổ đều, bông nhiều, lớn và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất, chất lượng hạt lúa và còn có chứa các chất vi lượng giúp tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh hại.

– Ruộng mô hình cho năng suất bình quân đạt 67,8 tạ/ha, vượt hơn đối chứng 8,7% khi sử dụng phân MT01+TE & MT02+TE và năng suất bình quân đạt 78,0 tạ/ha, vượt đối chứng 9,3% đối với phân bón Lúa 1-2 & Lúa 3.

– Ruộng mô hình lãi 23,68 tr.đ/ha cao hơn ruộng đối chứng 4,59 tr.đ/ha, tương ứng tăng 28,5% (bón phân MT01+TE & MT02+TE) và lãi ròng 34,68 tr.đ/ha cao hơn Đ/c 4,55 tr.đ/ha, tương ứng tăng 17,8% (bón phân Lúa 1-2 & Lúa 3). Tỷ lệ lãi bình quân tăng thêm của 2 dòng sản phẩm NPK Mặt Trời Mới chuyên dùng lúa giữa mô hình và Đ/c là 23,2%.

– Từ năm 2018 đến tháng 6/2021, Công ty đã cung cấp để sản xuất được 154.500 – 183.928 ha lúa tại các tỉnh miền Trung.

6.2. Kiến nghị

– Đề nghị XDMH tại một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ trên những chân đất khác để khuyến cáo sử dụng./.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa. Ký hiệu: QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT.
  2. Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, MT01+TE & MT02+TE và Lúa 1-2 & Lúa 3, http://phanbonmattroimoi.com/sanpham/page/5/http://phanbonmattroimoi.com/sanpham/page/6/
  3. Cục Trồng trọt, 2021, Báo cáo Sơ kết trồng trọt vụ Đông xuân 2020-2021; Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Hè thu, vụ Mùa 2021 các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên. (Tháng 4/2021)
  4. HTX Nông nghiệp Suối Hiệp, 2021, Tóm tắt Kết quả XDMH trình diễn sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2020-2021 tại xã Suối Hiệp – Diên Khánh – Khánh Hòa.
  5. Phạm Phú Hưng, Trương Thị Cẩm Vân, 2020, Phân bón Mặt Trời Mới hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại tỉnh Bình Định. http://phanbonmattroimoi.com/phan-bon-mat-troi-moi-ho-tro-nong-dan-lien-ket-san-xuat-theo-chuoi-gia-tri-tai-tinh-binh-dinh/
  6. Nguyễn Thanh Phương, Phạm Phú Hưng, 2020, Hiệu quả từ phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 và HTX NN Nhơn Lộc 1 thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. http://phanbonmattroimoi.com/hieu-qua-tu-phan-bon-mat-troi-moi-trong-chuoi-lien-ket-san-xuat-lua-giong-tai-htx-nn-nhon-tho-2-va-htx-nn-nhon-loc-1-tx-an-nhon-tinh-binh-dinh/
  7. Nguyễn Thanh Phương, Phạm Phú Hưng, Nguyễn Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Hữu Chung, 2021, Báo cáo kết quả XDMH trình diễn sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2020-2021 tại xã Ân Hảo Tây – Hoài Ân – Bình Định. http://phanbonmattroimoi.com/ket-qua-xay-dung-mo-hinh-trinh-dien-phan-bon-npk-mat-troi-moi-chuyen-dung-cho-cay-lua-vu-dong-xuan-2020-2021-tai-an-hao-tay-hoai-an-binh-dinh/
  8. Trung tâm Khuyến nông Phú Yên, 2021, Báo cáo kết quả XDMH trình diễn sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2020-2021 tại xã Xuân Sơn Nam – Đồng Xuân – Phú Yên.
  9. Trung tâm Khuyến nông Phú Yên, 2021, Báo cáo kết quả XDMH trình diễn sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2020-2021 tại Hòa An – Phú Hòa – Phú Yên.
  10. Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi, 2021, Báo cáo kết quả XDMH trình diễn sử dụng phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2020-2021 tại xã Tịnh Sơn – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi.
  11. Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, 2016, Giống lúa ngắn ngày ANS1. http://www.asisov.org.vn/giong-tbkt-moi/giong-lua-ngan-ngay-ans1-332.html

RESULTS OF USING NPK FERTILIZER SPECIALIZED FOR WINTER-SPRING RICE 2020-2021 IN SOUTH COASTAL CENTRAL REGION

Pham Phu Hung, MSc – Director2, Nguyen Thanh Phuong, PhD.1, Nguyen Ngoc Thach, BBA.2, Luu Huu Phuoc, BBA.2, Nguyen Phuc, Eng.2, Le Xuan Bien, BBA.2, Nguyen Huu Chung, BBA – Director3

1Former Deputy Director of Agricultural Sciences Institute for Southern Coastal Central of Vietnam, 2Binh Dinh Agricultural Technical Materials Joint Stock Company, 3An Hao Tay Agricultural Cooperative

Rice is the main crop of the South Central Coast, the annual rice cultivation area in the region is about 500,000 ha (the winter-spring crop accounts for 40-50%). The fertilizer industry has made great efforts in researching and producing specialized and quality products to increase crop productivity and bring income to farmers. Binh Dinh Agricultural Technical Materials Joint Stock Company has inherited the results of experimental research, organized the production of 2 types of specialized NPK fertilizer products for rice (MT01+TE & MT02+TE; Lua 1-2 & Lua 3) and has supplied the South Central Coast and Central Highlands markets. To demonstrate this fertilizer, the Company has built 5 demonstration models in 5 districts of 3 provinces (Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen) in the winter-spring crop 2020-2021 and gave good results. The model fields using MT01+TE & MT02+TE fertilizers gave an average yield of 67.8 quintals/ha, 8.7% higher than the control and a profit of 23.68 million VND/ha, an increase of 28.5 %. Fertilizer application model Lua 1-2 & Lua 3 with average yield of 78.0 quintals/ha, up 9.3% and profit of 34.68 million dong/ha, 17.8% higher than control field. It is proposed to apply the fertilizer application model of Lua 1-2 & Lua 3 and MT01+TE & MT02+TE specialized for rice with the amount of fertilizer 400-500 kg/ha in areas with similar conditions. From 2018 to June 2021, the company supplied to produce 154,500 – 183,928 ha of rice

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM