nayphimsex

Hiệu quả từ phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất Lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 và HTX NN Nhơn Lộc 1, TX. An Nhơn, Tỉnh Bình Định

google+

linkedin

Hiệu quả từ phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất Lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 và HTX NN Nhơn Lộc 1, TX. An Nhơn, Tỉnh Bình Định

Nguyễn Thanh Phương1; ThS. Phạm Phú Hưng2

1 Nguyên PVT Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ;

2 Giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định.

Vụ Đông xuân 2019-2020, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 và Nhơn Lộc 1, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định với quy mô diện tích 600 ha (HTX NN Nhơn Thọ 2 sản xuất 350 ha, HTX NN Nhơn Lộc 1 sản xuất 250 ha). Chuỗi liên kết sản xuất lúa giống gồm các bên như sau: Nhà nông (xã viên), HTX Nông nghiệp, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp, Công ty sản xuất kinh doanh giống (Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương tại Quảng Nam), nhà khoa học và chính quyền địa phương.

HTX nông nghiệp và xã viên là người tổ chức sản xuất và sản xuất lúa giống; chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện xã hỗ trợ chính sách; Công ty sản xuất kinh doanh giống cho mượn giống và tiêu thu sản phẩm lúa giống. Riêng Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định đã tham gia vào chuỗi liên kết với 2 dòng sản phẩm Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa gồm: MT01, MT02 và Lúa 1-2, Lúa 3 với phương thức là cho mượn đủ số lượng phân bón theo định mức cho 1 ha trong 4 tháng, hỗ trợ chi phí vận chuyển phân bón đến trụ sở HTX, lãi vay ngân hàng (tương ứng đầu tư 25,2% chi phí sản xuất cho 1 ha lúa giống) và từ đầu vụ đã cử cán bộ kỹ thuật đến từng HTX để tập huấn cho nông dân tham gia xây dựng Cánh đồng lớn về kỹ thuật canh tác lúa giống và sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới.

Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Lộc 1 sử dụng bộ sản phẩm Lúa 1-2 và Lúa 3. Với NPK Lúa 1-2 (22-14-7+TE) có thành phần: Đạm (N) là 22%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 7% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm. Phân bón Mặt Trới Mới Lúa 1-2 với hàm lượng đạm cao, lân khá, kali và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 1 (thúc cây con, khoảng 7 – 10 ngày sau sạ) và bón thúc 2 (thúc đẻ nhánh, khoảng 20 – 25 ngày sau sạ) cho cây lúa. Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy sẽ giúp lúa ra rễ khỏe, đẻ nhánh mạnh, tăng trưởng và phát triển nhanh, cứng cây, tăng khả năng chống chịu khi gặp thời tiết bất lợi, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông. Liều lượng bón là 275 – 350 kg/ha, gồm bón thúc 1 là 125 – 150 kg/ha và bón thúc 2 là 150 – 200 kg/ha. Và NPK Lúa 3 (18-0-22+TE) có thành phần: Đạm (N): 18%, Lân (P2O5): 0%, Kali (K2O): 22% và vi lượng (TE) như Lúa 1-2. Phân bón Mặt Trời Mới Lúa 3 với hàm lượng kali cao, đạm và các trung vi lượng phù hợp chuyên bón thúc 3 (thúc đón đòng, khoảng 40-45 ngày sau sạ) cho lúa. Giúp lúa có đòng to, bông dài, trổ đều, bông nhiều, hạt to và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất và chất lượng lúa giống. Liều lượng bón 150 – 200 kg/ha.

Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 sử dụng bộ sản phẩm MT 01 và MT 02. Với NPK MT 01+TE (20-14-8+TE) có thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P2O5): 14%, Kali (K2O): 8% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm. Phân bón Mặt Trời Mới MT 01+TE với hàm lượng đạm cao, lân khá, kali và các trung vi lượng phù hợp chuyên dùng bón thúc đợt 1 (thúc cây con, khoảng 7-10 ngày sau sạ) và bón thúc đợt 2 (thúc đẻ nhánh, khoảng 20-25 ngày sau sạ) cho lúa. Giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông. Liều lượng bón là 225 – 300 kg/ha, gồm bón thúc đợt 1 là 100 – 125 kg/ha và bón thúc đợt 2 là 125 – 175 kg/ha. Tương tự NPK MT 02+TE (20-0-20+TE) với thành phần:  Đạm (N) là 20%, Lân (P2O5): 0%, Kali (K2O): 20% và vi lượng (TE) như MT 01 + TE. Phân bón Mặt Trời Mới MT 02+TE với hàm lượng kali cao, đạm và trung vi lượng phù hợp chuyên dùng bón thúc đợt 3 (thúc đón đòng, khoảng 40-45 ngày sau sạ) cho cây lúa. Giúp lúa có đòng to, trổ đều, bông nhiều, lớn và tăng số hạt chắc trên bông, tăng năng suất và nâng cao chất lượng lúa giống. Liều lượng bón 150 – 200 kg/ha.

Cho nên trong vụ Đông xuân 2019 – 2020, tổng lượng Phân bón Mặt Trời Mới đầu tư cho 2 HTX là 292,5 tấn và các khoản hỗ trợ (gồm vận chuyển phân bón, lãi vay ngân hàng trong 4 tháng) tương ứng tổng kinh phí đầu tư là 3.067,639 triệu đồng.

Ngoài giống tốt, thời tiết thuận lợi, nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, HTX Nông nghiệp tổ chức, quản lý sản xuất tốt,… thì trong đó chất lượng phân bón và chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý của Phân bón Mặt trời Mới đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và đưa năng suất lúa giống đạt bình quân từ 75,0 – 75,1 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân là 3,45 tạ/ha, tương ứng tăng 5% so với năng suất bình quân của địa phương (Trong đó tại HTX NN Nhơn Thọ 2 năng suất đạt 75,0 tạ/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 đạt 75,1 tạ/ha). Theo quy đổi để thu mua lúa giống của các Công ty giống thì giá 1 kg lúa giống sẽ trả từ 1,20 – 1,30 kg lúa thương phẩm (bình quân 1,25 kg). Như vậy, hiệu quả kinh tế từ Cánh đồng lớn trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống đã có giá trị tăng thêm khoảng 25% cho xã viên. Chính vì vậy đã mang lại lãi ròng bình quân trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 là 31,438 triệu đồng/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 là 32,828 triệu đồng/ha. Trong đó, cơ cấu chi phí để sản xuất 1 ha lúa của Phân bón Mặt Trời Mới chiếm 25,2% nên lãi ròng mang lại cho nông dân từ Cánh đồng lớn của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định 4.804,078 triệu đồng (trong đó HTX NN Nhơn Lộc 1 là 2.177,644 triệu đồng, HTX NN Nhơn Thọ 2 là 2.626,434 triệu đồng), lợi nhuận mang lại gấp 1,57 lần so với tổng vốn đầu tư từ Phân bón Mặt Trời Mới. (Bảng 1)

Tóm lại, với sự liên kết chặt chẽ, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa nông dân, HTX Nông nghiệp, chính quyền địa phương và Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Bình Định – Phân bón Mặt Trời Mới và Công ty Giống) đã đảm bảo mục tiêu: Hạ thấp giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, sự minh bạch và hài hòa lợi ích giữa DN, HTX và nông dân sẽ hạn chế những rủi ro như sản lượng lúa giống dư thừa, hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa giống, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao tại địa phương./.

Bảng 1. Hiệu quả kinh tế từ Phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống vụ ĐX 2019-2020 tại HTX NN Nhơn Lộc 1 và Nhơn Thọ 2 – An Nhơn – Bình Định

TT Nội dung HTX NN Nhơn Lộc 1 HTX NN Nhơn Thọ 2 Tổng/ Bình quân
Số lượng Đơn giá (1.000 đ/kg) Thành tiền (1.000 đ) Liều lượng/ ha Đơn giá (1.000 đ/kg) Thành tiền (1.000 đ)
I Chi phí (tính cho 1 ha)     20.300     20,600
1 Phân bón MTM chuyên dùng Lúa (phân, chi phí hỗ trợ vận chuyển và lãi vay ngân hàng 4 tháng) 5.386 4,917
2 Chi phí khác (Giống, thuốc BVTV, công lao động,…) 14.914 15.683
II Tổng thu (cho 1 ha) 7.510,0 6,2 46.562 7.500,0 6,1 45.750
III Hiệu quả kinh tế (cho 1 ha)            
1 Lãi ròng theo giá lúa thịt 26.262 25.150
2 Lãi ròng theo giá lúa giống (tăng 25% so với lúa thịt) 32.828 31.438
3 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 1,62 1,30
IV Tổng kinh phí đầu tư của Phân bón MTM (tính cho Cánh đồng lớn của 2 HTX) 1.346.620 1.721.019 3.067.639
V Hiệu quả kinh tế do Phân bón MTM mang lại trong chuỗi giá trị SX lúa giống (tính cho Cánh đồng lớn của 2 HTX)  
1 Lãi ròng do Phân bón MTM mang lại 2.177.644 2.626.434 4.804.078
2 Tỷ lệ lãi ròng bình quân so với  đầu tư của PBMTM (%) 162,0 153,0 156,6

(TS. Nguyễn Thanh Phương đang trao đổi với ông Đoàn Thành Chung – GĐ HTX NN Nhơn Lộc 1)

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM